Dịch COVID-19 bùng phát, Bồ Đào Nha đóng cửa trường học
Ngày 21/1, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã chỉ thị các trường học và trường đại học sẽ phải đóng cửa trong ít nhất 15 ngày trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang phải chật vật đối phó với đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: THX/TTXVN
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Costa nêu rõ: “Bất chấp những nỗ lực phi thường của các trường học trước sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (được phát hiện tại Anh), chúng ta phải đề phòng và ngừng mọi hoạt động của trường học trong 15 ngày tới”.
Cuối tuần trước, Chính phủ Bồ Đào Nha đã ban bố lệnh phong tỏa trên toàn quốc trong 2 tuần nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh. Ngày 18/1, Thủ tướng Antonio Costa đã thông báo siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch, theo đó chính phủ sẽ cấm người dân di chuyển giữa các thành phố vào các ngày cuối tuần và cấm mọi hoạt động kinh doanh, trừ bán các mặt hàng thực phẩm.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh sẽ tăng cường giám sát các tuyến đường công cộng, đặc biệt phạm vi gần trường học, nhằm ngăn chặn việc tụ tập đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh đó, những người lao động sẽ chỉ được phép lưu thông trên đường phố khi có giấy chứng nhận của công ty. Trong 48 giờ tiếp theo, các công ty cung cấp dịch vụ với hơn 250 nhân viên phải gửi danh sách tất cả những người được xem là tuyệt đối cần thiết phải làm việc trực tiếp tại công ty.
Thủ tướng Costa cũng thông báo cấm mọi người sử dụng ghế đá công viên, trang thiết bị thể thao tại nơi công cộng cũng như yêu cầu các thị trưởng hạn chế người dân đến những nơi tập trung đông người. Tất cả các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa lúc 20h vào các ngày làm việc và 13h vào cuối tuần, trừ các cửa hàng bán lẻ thực phẩm có thể đóng cửa lúc 17h vào cuối tuần.
Trái ngược với Bồ Đào Nha, Slovenia cùng ngày thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch đối với phần lớn đất nước, trong đó có việc mở cửa trở lại một số trạm trượt tuyết, do tỷ lệ mắc COVID-19 đang có xu hướng giảm.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Jernej Vrtovec cho biết kể từ ngày 23/1, các trạm trượt tuyết tại 9 trong tổng số 12 khu vực của Slovenia sẽ được phép vận hành thang máy và cabin, nhưng chỉ dành cho những khách hàng có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện trong 24 giờ trước đó. Ông cũng nhấn mạnh các xét nghiệm “vẫn là điều cần thiết nếu chúng ta muốn duy trì xu hướng tích cực hiện nay”.
Cũng theo ông Vrtovec, từ ngày 26/1, tại 9 khu vực có tình hình dịch bệnh cải thiện, các trường mẫu giáo và trường học dành cho khối lớp 1 đến lớp 3 sẽ mở cửa trở lại. Trước đó, học sinh đã không được đến trường học tập sau khi chính phủ hồi cuối tháng 10 áp đặt các biện pháp hạn chế sâu rộng, bao gồm cả lệnh giới nghiêm, để chống dịch. Trong khi đó, tại 3 khu vực có tình hình dịch bệnh chưa được cải thiện gồm Goriska, Posavska và Jugovzhodna, các trường học sẽ tiếp tục duy trì hình thức giảng dạy trực tuyến, trong khi các thư viện và bảo tàng chưa được phép mở cửa trở lại.
Mặc dù các biện pháp hạn chế chống dịch đã có hiệu lực trong gần 3 tháng qua, song Slovenia mới chỉ kiểm soát tương đối dịch bệnh trong những ngày gần đây khi số ca mắc mới giảm. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 3 năm ngoái, đất nước châu Âu với 2 triệu dân này đã ghi nhận hơn 150.000 ca mắc, trong đó có 3.284 ca tử vong.
Bồ Đào Nha đề cao mục tiêu phục hồi kinh tế trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU
Ngày 5/1, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, đánh dấu sự khởi đầu của nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) của Bồ Đào Nha.
Đây là nhiệm kỳ chủ tịch Hội đồng EU lần thứ tư của Bồ Đào Nha, sau khi Đức đã bàn giao chức chủ tịch luân phiên kéo dài sáu tháng cho Bồ Đào Nha vào đầu năm 2021.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Lisbon, Bồ Đào Nha, trước khi thời gian giới nghiêm do dịch COVID-19 có hiệu lực, ngày 9/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Costa cho biết, đây là một "vinh dự to lớn" và sáu tháng tới sẽ là giai đoạn nước này phải nỗ lực hết sức và làm việc tập trung với sự hợp tác chặt chẽ cùng các tổ chức, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Theo ông, ưu tiên hàng đầu cho nhiệm kỳ chủ tịch của Bồ Đào Nha trước hết là phục hồi kinh tế.
Ông Costa nhấn mạnh rằng, sự phục hồi kinh tế châu Âu sẽ dựa vào tình hình "biến đổi khí hậu" và sự phát triển về mặt kỹ thuật số. Đây không nên được coi là trở ngại, mà là cơ hội cho sự phát triển hơn nữa của các nền kinh tế châu Âu.
Ưu tiên thứ hai sẽ là phát triển "trụ cột xã hội" của EU để thiết lập "một nền tảng vững chắc", qua đó giúp mọi người có thêm lòng tin khi đối mặt với những thách thức.
Ưu tiên thứ ba là "tăng cường quyền tự chủ chiến lược" của một châu Âu cởi mở với thế giới, một châu Âu hiện diện nhiều hơn trong các chuỗi giá trị khác nhau.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh rằng Hội đồng châu Âu sẽ có vai trò "cơ bản" trong việc tiêm chủng vaccine ngừa dịch COVID-19. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm 29/12, hiện có 232 loại vaccine ứng viên vẫn đang được phát triển trên toàn thế giới - 60 trong số đó đang được thử nghiệm lâm sàng - ở các quốc gia bao gồm Đức, Trung Quốc, Nga, Vương quốc Anh và Mỹ.
Châu Âu tin Trung Quốc sẽ là cường quốc số một thế giới Khảo sát mới cho thấy khoảng 60% người châu Âu tin Trung Quốc sẽ thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ, dù Biden lên làm tổng thống. Kết quả khảo sát của tổ chức nghiên cứu thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), thực hiện với 15.000 người ở 11 quốc gia, chỉ ra cứ 10 người có...