Dịch COVID-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWOMEN) phối hợp với Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “Dịch COVID-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam”.
Hội thảo đã phân tích về báo cáo đánh giá “Tác động kinh tế – xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam – Phân tích có tính tới yếu tố giới” – do UNDP, UNWOMEN và Trung tâm Phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện.
Đánh giá đã khảo sát hơn 900 hộ gia đình và hơn 900 đơn vị sản xuất kinh doanh dễ bị tổn thương (bao gồm hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại 58/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Kết quả cho thấy, dịch COVID-19 có ảnh hưởng khác biệt đến các hộ gia đình dễ bị tổn thương, đặc biệt là hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình có lao động phi chính thức và người nhập cư, và đã dẫn tới gia tăng cao tình trạng nghèo tạm thời về thu nhập, đặc biệt trong nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.
Thu nhập hộ gia đình giảm sâu nhất do dịch COVID-19 được ghi nhận vào tháng 4/2020, khi chỉ bằng 29,7% so với tháng 12/2019. Con số này sang tháng 5.2020 là 51,1%.
Đại dịch cũng làm giảm đáng kể doanh thu của cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực tế này buộc hầu hết các nhóm này phải cắt giảm hoạt động kinh doanh, giảm số lượng người lao động, do sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu đầu ra và những gián đoạn trong cung ứng đầu vào.
Báo cáo của NCIF cũng đưa ra các khuyến nghị để Chính phủ tinh chỉnh các quyết định chính sách và quá trình thực hiện bảo vệ sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi hoạt động và đảm bảo việc làm cho người lao động.
Mô hình trung tâm liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại
Ngày 17/7, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn thành lập mô hình trung tâm liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại.
Đại diện Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tham dự hội thảo.
Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Dương Thị Ngọc Linh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: H.P)
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Dương Thị Ngọc Linh cho biết, Đề án thành lập Trung tâm một cửa liên ngành hỗ trợ khẩn cấp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới là thực hiện Quyết định số 938/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027";
Quyết định số 1863/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 có nội dung, thí điểm kết nối các biện pháp điều tra thân thiện với dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em cho trẻ em là người bị hại, người làm chứng của bạo lực, xâm hại tình dục; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa các cơ quan tổ chức liên quan.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề liên quan đến thực tế hoạt động điều tra, tố tụng các vụ việc phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại; quy trình tố tụng thân thiện với người chưa thành niên; hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại...; công tác hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trong bệnh viện; hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại tại Bệnh viện Nhi Trung ương...
Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban Chỉ đạo. Ông Đỗ Văn Chiến,...