Dịch Corona: Thách thức toàn cầu có quy mô chưa từng có
Một chuyên gia hàng đầu về sức khỏe cộng đồng cảnh báo rằng, dịch Corona là thách thức toàn cầu có quy mô chưa từng có.
Giáo sư David Heymann, một thành viên của chương trình y tế toàn cầu Chatham House ở London chia sẻ với các phóng viên rằng, việc cấm người dân rời khỏi các thành phố như Vũ Hán, Trung Quốc -tâm dịch Corona để ngăn chặn sự lây lan của virus chỉ là các biện pháp thử nghiệm.
“Không ai biết liệu việc cấm du lịch quốc tế có làm giảm mức độ lây lan của virus hay không”, ông Heymann nói.
Giáo sư Heymann cũng cho biết, dù khẩu trang rất hữu ích trong việc ngăn chặn người nhiễm virus Corona lây lan virus cho người khác khi họ hắt hơi hoặc ho, nhưng khẩu trang không thể giúp người khỏe mạnh tránh được virus. Ông cảnh báo, mọi người có nguy cơ bị lây nhiễm virus đặc biệt nếu họ tháo khẩu trang để ăn uông, hoặc nếu họ đeo khẩu trang sai cách hoặc nếu nó bị ướt. Vị giáo sư cũng nhận định rằng, có lẽ sẽ không kịp sản xuất vắc xin trong đợt dịch này.
Mối lo toàn cầu
Virus Corona đã được ghi nhận ở khoảng 25 quốc gia và đã dẫn đến cái chết của 2 người bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Nhưng bác sĩ Heymann ủng hộ quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới rằng, đây chưa phải là đại dịch. Ông cũng cho rằng bên ngoài Trung Quốc, có vẻ như các nước đã đạt thành công lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Người đứng đầu Trung tâm An ninh Sức khỏe Toàn cầu Chatham House, Rob Yates cho biết ông lo ngại về sự lây lan của căn bệnh này sang các nước châu Á khác như Ấn Độ, Myanmar và Bangladesh, nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe tương đối hạn chế.
“Đóng cửa biên giới có thể ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm. Nhưng virus có những cách lây nhiễm khác”, ông Heymann nói.
Tác động kinh tế
Vào thời điểm dịch SARS bùng phát 2002-2003, Giáo sư Heymann khi đó chịu trách nhiệm về phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới. Ông nói rằng dịch bệnh đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế Trung Quốc và châu Á.
Theo ông Heymann, sự khác biệt giữa thời dịch SARS và dịch Corona mới bây giờ là mức độ tích hợp của mà nền kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc hiện chiếm tỷ lệ GDP toàn cầu lớn hơn nhiều so với năm 2003 và đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia.
Neil Shear, một chuyên gia kinh tế bình luận rằng, ảnh hưởng của dịch Corona mới đến GDP của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào tốc độ lan truyền của virus. Nếu các nhà dịch tễ học chưa biết tốc độ lan truyền của virus sẽ diễn ra như thế nào, thì chắc chắn rằng các nhà kinh tế cũng chưa tính được thiệt hại của dịch Corona.
Ông Shear nói rằng vào năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng phủ nhận rằng SARS gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này. Đây là tuyên bố mà theo ông là không thể tin được. Ông Shear nói với BBC rằng dữ liệu điều tra độc lập cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã mất 3% tăng trưởng trong đại dịch SARS.
Theo danviet.vn
Vừa khỏi bệnh, nữ y tá quay lại Vũ Hán chống dịch
Guo Qin, nữ y tá Trung Quốc bị nhiễm virus corona, vừa được chữa khỏi bệnh. Sau 14 ngày cách ly tại nhà, cô đã quay trở lại Vũ Hán chống dịch dù gia đình không đồng ý.
Tờ China Daily cho hay Guo Quin là nữ y tá 38 tuổi giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Trung Nam, Đại học Vũ Hán. Cô được xác định nhiễm virus corona sau khi bị sốt vào ngày 12/1.
Sau 3 ngày điều trị, Guo hết sốt và trở về nhà cách ly theo dõi trong 14 ngày. Ngày 20/1, Guo đã xin quay trở lại bệnh viện để san sẻ công việc và giảm bớt gánh nặng cho các đồng nghiệp. Quyết định của Guo gặp phải sự phản đối của cha mẹ và con trai 11 tuổi.
"Tôi làm điều này không phải để chứng tỏ mình là anh hùng, mà để chứng minh tôi không phải là kẻ đào ngũ", cô Guo chia sẻ.
Sau khi được chữa khỏi virus corona, nữ y tá Guo Qin đã quay lại bệnh viện để tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Chinadaily.
Guo cũng cho biết các y bác sĩ tiếp xúc với nhiều trường hợp nhiễm bệnh mới mỗi ngày. Vì vậy, thật khó để đảm bảo họ sẽ không bị lây bệnh. "Tôi chỉ ngủ khoảng 5 giờ mỗi ngày và ăn uống thất thường. Điều đó làm suy yếu hệ miễn dịch của tôi. Tôi đoán đó là lý do khiến tôi nhiễm bệnh", Guo cho hay.
Guo chia sẻ khi mới biết kết quả dương tính với nCoV, cô cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi và không biết tình hình sẽ tệ như thế nào. May mắn thay, Guo không còn sốt sau 2 ngày bị cách ly và được xuất viện, nhưng vẫn phải cách ly và theo dõi trong 12 ngày.
Khi tình trạng sức khỏe hoàn toàn ổn định, Guo trở lại bệnh viện và nhận được tin vui rằng một bệnh nhân trong khoa của cô cũng đã hồi phục. Đó là bệnh nhân 53 tuổi, bị nhiễm trùng nặng, thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê nhiều lần, được chữa khỏi sau 10 ngày điều trị.
"Tôi rất vui khi nghe tin này vì nó cho thấy virus không đáng sợ như mọi người nghĩ và có thể được chữa khỏi. Tôi biết số bệnh nhân trong bệnh viện của chúng tôi đã giảm, vì vậy, chúng ta nên tự tin về việc chống lại virus này", Guo khẳng định.
Những anh hùng trong tuyến đầu chống virus corona
Câu chuyện về bác sĩ Chen (Trung Quốc) tự mình cách ly với người nhà sau khi nghi bị lây nhiễm virus corona đã khiến cộng đồng mạng xúc động.
Theo news.zing.vn
Tòa nhà ở Thâm Quyến cắt nước để buộc người Hồ Bắc ra trình diện Sống trong tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh hô hấp do virus corona gây nên, người Hồ Bắc đang phải đối mặt với sự phân biệt và kỳ thị từ người dân các tỉnh khác của Trung Quốc. Một tay cầm theo chiếc ba lô hình con thỏ, và tay kia đỡ người bà bị tật nguyền của mình, Shi Zhiyu...