Dịch Corona hoành hành, chuỗi rạp phim lớn nhất tại Mỹ sắp phá sản?
Nếu Nếu Hoa Kỳ ban hành lệnh đóng cửa đến tháng 8, và gần như chắc chắn điều này sẽ xảy ra, thì AMC sẽ không còn cách nào khác ngoài việc tuyên bố phá sản
Hiện tại, tình hình đang vô cùng tồi tệ với chuỗi rạp AMC, một trong những thương hiệu lớn nhất tại Mỹ. Tất cả các rạp chiếu phim tại nước này đã buộc phải đóng cửa từ giữa tháng 3, bởi sự bùng phát to lớn của dịch bệnh do virus Corona gây nên.
Chính việc đóng cửa này đã dẫn đến tình trạng chảy máu tài nguyên vô cùng nặng nề. Khoản tiền mà thương hiệu này vẫn phải chi trả trong khi không thể kiếm bất kì thu nhập nào thật sự vô cùng to lớn. Các nhà phân tích của tờ Wall Street dự đoán rằng, chuỗi rạp AMC sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản. Nếu điều này thật sự xảy ra, đó sẽ là cái kết cho thương hiệu đình đám bậc nhất trong chuỗi các rạp phim tại Hoa Kỳ.
Các nhà phân tích của MKM Partners và Loop Capital là Eric Handler và Alan Gould đã xem xét kĩ các số liệu của AMC, và lời khuyên họ dành cho những ai đang sở hữu cổ phiếu của thương hiệu này, rằng tốt nhất là họ nên bán nó đi, ngay khi còn có thể. Đầu năm 2020, cổ phiếu của AMC trị giá khoảng 6 đô. Tuy nhiên, chỉ sau vỏn vẹn 4 tháng, con số này đã rớt xuống một nửa, chỉ còn là 3 đô cho một cổ phiếu.
Cổ phiếu của AMC đang ở mức rất đáng báo động
Trong một bài phỏng vấn gần đây, Eric Handler đã chia sẻ: “Dựa trên suy đoán rằng các rạp phim sẽ phải đóng cửa sớm nhất là đến tháng 8, chúng tôi tin rằng AMC thật sự không thể nào sống sót được đến thời gian đó. Thương hiệu này sẽ sớm phải đối diện với tình trạng phá sản. Trong tháng 4, AMC cũng đã quyết định ngừng trả tiền thuê mặt bằng tại rất nhiều nơi.”
Một vài nguồn tin cũng cho biết, hiện tại số tiền của AMC trong ngân hàng tín dụng cũng đã gần như cạn kiệt. Điều này khiến cho việc khôi phục của thương hiệu này là gần như bất khả thi. Những điều này là vô cùng khắc nghiệt, và chính những con số đang là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng này. Thậm chí trước khi các quốc gia yêu cầu đóng cửa chuỗi rạp phim, AMC đã nợ đến 4,9 tỉ đô, và giá trị của thương hiệu này chỉ dừng lại ở con số 330 triệu đô. Chuyên gia phân tích Alan Gould cũng tin rằng AMC sẽ sớm vỡ nợ trong tương lai. Tuy nhiên, anh tin rằng, vấn đề lớn nhất ở đây, đó chính là việc thương hiệu này sẽ cần thêm rất rất nhiều nguồn tiền nữa để có thể tiếp tục “thoi thóp” trong thời gian tới, và điều này chính là rắc rối vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Được biết, AMC có trong tay khoảng 265 triệu đô tiền mặt, kèm theo 332 triệu đô trong thẻ tín dụng vào cuối năm ngoái. Ngoài ra, họ cũng nhận được các gói cứu trợ tài chính từ chính phủ. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ, dù đã cắt giảm tiền thuê mặt bằng xuống mức tối đa, thì thương hiệu này vẫn phải chi ít nhất là 155 triệu đô mỗi tháng để có thể tiếp tục duy trì. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu Hoa Kỳ ban hành lệnh đóng cửa đến tháng 8, và gần như chắc chắn điều này sẽ xảy ra, thì AMC sẽ không còn cách nào khác ngoài việc tuyên bố vỡ nợ.
Các rạp phim khác cũng đang phải đối diện với tình cảnh tương tự
Adam Aron, giám đốc điều hành của thương hiệu AMC, gần đây cho biết rằng họ rất mong sẽ được mở cửa lại vào tháng 6, tuy nhiên quyết định này không hề phụ thuộc vào họ, mà là vào quyết định của Hoa Kỳ cũng như tình trạng lây lan của virus Corona.
Các rạp phim khác cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự trong thời kì này. Một vấn đề mà bất kì chuỗi rạp nào cũng gặp phải, đó là việc khán giả có quay trở lại nơi này sau khi lệnh cách ly xã hội được gỡ bỏ.
Nguyễn Trần Đăng Khoa
Doanh nghiệp đầu tiên trên TTCK Việt Nam bị buộc phá sản: Bài học cũ từ cú sụp đổ kinh điển của Enron
Cách đây hơn 20 năm, Enron, tập đoàn dầu khí hàng đầu Mỹ, cũng với những sai lầm trong việc đầu tư của mình, được che giấu bởi rất nhiều thủ thuật, cuối cùng đã phải nộp đơn xin phá sản.
Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đầu tiên bị buộc phá sản ngay khi vẫn còn niêm yết là CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic, mã chứng khoán SPP). Mặc dù từng là doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bao bì, từng hợp tác với các công ty hàng đầu tại Việt Nam như Vinamilk, Masan... nhưng những sai lầm trong việc đầu tư đã khiến cho SPP mất dần vị thế với những khoản nợ ngày một lớn.
Sau thông tin hủy niêm yết, SPP cũng đột ngột báo lỗ tới 720 tỷ đồng trong năm 2019.
Cách đây hơn 20 năm, Enron khi đó là tập đoàn dầu khí hàng đầu Mỹ với những sai lầm trong việc đầu tư của mình, được che giấu bởi rất nhiều thủ thuật, cuối cùng đã phải nộp đơn xin phá sản. Nhân việc TTCK Việt Nam có doanh nghiệp niêm yết đầu tiên bị phá sản, hãy cùng nhắc lại sự kiện lịch sử đã thay đổi rất nhiều thị trường tài chính của Mỹ.
SPP hiện chỉ còn 500 đồng/cp
Enron được thành lập vào năm 1985 sau sự sáp nhập của hai công ty trong ngành dầu khí là Công ty Houston Natural Gas và InterNorth. Kenneth Lay - người từng đảm nhận vị trí CEO ở Houston Natural Gas - trở thành CEO và chủ tịch của Enron, đã đưa công ty phát triển mạnh mẽ những năm tiếp theo. Một thời gian ngắn sau đó, Lay thành lập công ty tài chính Enron và thuê Jeffrey Skilling, một nhà tư vấn của McKinsey and Company - cũng là một trong những công ty hàng đầu về tư vấn tài chính của Mỹ, làm giám đốc của doanh nghiệp này.
Tận dụng việc thay đổi luật giúp cho các công ty năng lượng có thể sử dụng những hợp đồng phái sinh để đặt cược vào giá cả trong tương lai, cũng như việc Lay giúp công ty có thể bán điện theo giá thị trường giúp công ty gia tăng đáng kể lợi nhuận. 10 năm sau khi thành lập, Enron đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dầu khí và lọt vào top 150 trong bảng xếp hạng Fortune 500 - BXH của 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất nước Mỹ.
Lợi nhuận của Enron gia tăng nhanh qua các năm (Ảnh: FortuneMagazine, Stockbook tổng hợp)
Tuy nhiên, thực chất của những bước phát triển thần kỳ này lại nằm ở việc Enron xử lý những con số trong báo cáo tài chính bằng những thủ thuật vô cùng tài tình, mà Skiing là đạo diễn. Đầu tiên, doanh nghiệp này chọn toàn bộ giá trị giao dịch của mình để ghi nhận doanh thu, giúp doanh thu cao hơn thực tế nhiều lần, thay vì chỉ ghi nhận chi phí giao dịch là doanh thu (vì thực chất, công ty này chỉ là người trung gian trong giao dịch mua bán và lợi nhuận thực tế của họ là tiền hoa hồng trong hợp đồng). Bằng cách này, doanh thu của công ty không ngừng tăng cao, dù trên thực tế, số tiền công ty thu về thấp hơn nhiều.
Thứ hai, Enron thay đổi chính sách kế toán từ phương pháp kế toán giá gốc (historical cost) sang phương pháp hạch toán theo giá thị trường (mark - to - market). Mặc dù đây là phương pháp kế toán được sử dụng rộng rãi nhờ tính ưu việt của nó trong việc đánh giá tình hình tài chính thực tế, nhưng trong trường hợp của Enron, công ty sử dụng nó để ghi nhận lợi nhuận từ các dự án trên sổ sách mặc dù thực tế công ty không hề nhận được tiền. Một ví dụ điển hình của việc tận dụng lỗ hổng từ hệ thống kế toán này đó là công ty ghi nhận lợi nhuận trong hợp đồng trị giá 110 triệu USD với Blockbuster, mặc dù hệ thống được thành lập giữa hai bên thất bại hoàn toàn và đây là một khoản thua lỗ chứ không hề mang lại lợi nhuận cho công ty.
Lợi nhuận của Enron thực chất đến từ cách ghi nhận của họ, chứ không phải thực tế (Ảnh: J.D.Henning)
Cuối cùng, những công ty phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Entity - SPE) được Enron thành lập nhằm mục đích che giấu những khoản lỗ và nợ của mình. Thông qua việc bán những khoản nợ của công ty cho những SPE này, Enron che giấu được rất nhiều khoản nợ xấu trong báo cáo tài chính. Bằng việc sử dụng các SPE, công ty này khiến những khoản nợ trên báo cáo tài chính thấp hơn, đồng thời gia tăng doanh thu và vốn chủ sở hữu.
Bằng những thủ thuật kế toán, Enron đã khiến báo cáo tài chính của mình trở nên tuyệt đẹp (Ảnh: Investopedia, nguồn Forbes)
Tất nhiên, Enron không thể làm được việc này nếu như không có sự trợ giúp đắc lực từ Arthur Andersen, cùng với Big - 4 hiện tại, là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới lúc bấy giờ. Bằng việc bắt tay với Enron khi nhận tới 1 triệu USD/ tuần cho việc kiểm toán, các nhân viên của công ty kiểm toán này đã che giấu rất nhiều lỗ hổng trong báo cáo tài chính của công ty từng đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng Fortune 500, giúp họ tiếp tục lừa dối các nhà đầu tư trong nhiều năm.
Tuy nhiên cuối cùng thì những thủ thuật của Arthur Andersen và Enron cũng đến hồi kết. Khi không thể tiếp tục che giấu những khoản thua lỗ khổng lồ của mình và vụ việc bị vỡ lở vào cuối năm 2001, giá cổ phiếu của Enron liên tục giảm giá.
Từ việc có giá 90 USD/ cổ phiếu vào giữa năm 2000, giá cổ phiếu Enron chỉ còn 0.6 USD/ cổ phiếu vào tháng 11/ 2001. Những khoản thua lỗ của công ty được tính toán lên đến hàng tỷ USD, và 1 tháng sau khi cổ phiếu của công ty gần như vô giá trị, Enron đã điền vào đơn phá sản, chấm dứt vòng đời ngắn ngủi của một trong những công ty phát triển nhanh nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ. Arthur Andersen - đồng "đạo diễn" với Enron trong thương vụ này, mất hầu hết khách hàng của mình và hoàn toàn biến mất vài năm sau đó. Skiing chịu phạt 24 năm tù và nộp phạt tới 45 triệu USD, trong khi Lay mất vì nhồi máu cơ tim.
Giá cổ phiếu của Enron giảm từ 90 USD/ cổ phiếu xuống gần như bằng 0 chỉ sau 1 năm
Như vậy, có thể thấy Enron đã hoàn toàn phá sản vì những bước đi sai lầm của mình trong việc phát triển kinh doanh, dẫn đến việc không thể trả được những khoản nợ khổng lồ cũng như cố gắng che giấu những sai lầm đó bằng các thủ thuật kế toán. Nhìn về Việt Nam, những quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh sai lầm bằng dòng tiền vay mượn ngân hàng cũng như liên tục phát hành thêm để bổ sung vốn lưu động đã khiến cho SPP chịu cùng cảnh ngộ phá sản, khi họ không thể trả được những khoản nợ quá lớn này. Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam để tránh mắc phải trong tương lai.
Tiến Đạt
Vinatex: Gói hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp vượt khó trước dịch COVID-19 Theo Phó Tổng Giám đốc Vinatex, doanh nghiệp lúc này, giảm được áp lực bất cứ dòng tiền ra nào đều vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dệt may sản xuất khẩu trang phục vụ phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam ) Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có những hành động...