Dịch chuyển giàn khoan là hành động ngang ngược mới của Trung Quốc
“Động thái Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra xa vị trí đặt giàn khoan ban đầu 23 hải lý không nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên biển Đông. Sự dịch chuyển này là một ý đồ, một hành động ngang ngược tiếp theo của Trung Quốc”.
Bàn về sự dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc, TS.Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ – cho rằng: “Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra xa vị trí đặt giàn khoan ban đầu 23 hải lý về phía Đông Đông Nam đảo Tri Tôn, nếu so với vị trí cũ thì sự dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc là mới, nhưng về bản chất thì không. Vì xét về địa lý thì vị trí mới này vẫn nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Động thái này chẳng vì nguyên nhân nào cả, và cũng không nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên biển Đông của Trung Quốc. Sự dịch chuyển này là một ý đồ, một hành động ngang ngược tiếp theo của Trung Quốc”.
Sự lý giải của TS.Trần Công Trục đã đúng khi hôm nay (28/5), phía Trung Quốc đã chính thức tuyên bố hoàn thành khoan thăm dò đợt đầu tiên và dịch chuyển sang vị trí mới để thực hiện mũi khoan thăm dò thứ 2, sự dịch chuyển này được cho là hiện tượng có sự tính toán về quá trình Trung Quốc muốn đặt giàn khoan vào vùng này để tiến hành công việc lâu dài.
TS. Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ
“Tiếng nói của dư luận, phản ánh của quốc tế hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc dịch chuyển giàn khoa của Trung Quốc là kịch bản có sẵn và họ đang từng bước thực hiện kịch bản đó, chứ không phải dịch chuyển là từ bỏ và rút giàn khoan, không phải vì áp lực từ dư luận quốc tế mà Trung Quốc tiến hành dịch chuyển giàn khoan. Thực tế là Trung Quốc vẫn cố tình bỏ ngoài tai tất cả những chỉ trích của thế giới đối với hành động của mình, thậm chí họ chủ động đổ lỗi và vu khống cho Việt Nam, thủ đoạn của Trung Quốc là “vừa ăn cướp vừa la làng”" – TS.Trần Công Trục khẳng định.
Khi Trung Quốc bắt đầu hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép vào đầu tháng, đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và một số chuyên gia trong lĩnh vực khai khoáng đã đưa ra nhậ định rằng dầu khí tại khu vực Trung Quốc tiến hành thăm dò là không lớn, thậm chí là không có. Nhiều người cho rằng, nếu chỉ là mục đích chính trị thì Trung Quốc không cần phải huy động cả lực lượng dân sự và quân sự cho việc này, còn nếu là ý đồ quân sự thì chưa cần phô trương sức mạnh vũ trang thì ai cũng hiểu tiềm lực của một nước lớn như Trung Quốc. Vậy đâu là mục đích chính trong mưu đồ của Trung Quốc?
Phân tích tình hình này, TS. Trần Công Trục nhận định Trung Quốc đang nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông, để thực hiện được ý đồ của mình Trung Quốc đã sử dụng mọi lực lượng và phương tiện để khống chế không gian, mặt biển, gây ra sự lộn xộn nhằm mục đích cốt lõi là khống chế hoạt động giao thương kinh tế trong khu vực, hoạt động hàng hải đi qua biển Đông sẽ bị ách tắc, trong khi đó đây là tuyến đường hàng hải quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, quân sự…
TS. Trần Công Trục cũng không nghĩ rằng không có nhiều dầu khí ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan thăm dò. Từng có nhiều năm giữ cương vị chủ chốt trong công tác biên giới, biển đảo trong hoạt động của Chính phủ, ông khẳng định người Trung Quốc đã tính toán, thăm dò khá lâu trên vùng biển của nước ta. Những thông tin Trung Quốc công bố cũng khác xa với các nước khác, đặc biệt là thông tin việc Trung Quốc phát hiện khu vực xung quanh vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam có trữ lượng băng cháy rất lớn (nguồn tài nguyên của tương lai loài người).
“Khi Trung Quốc đang đói khát dầu khí thì Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để có được dầu khí, nghĩa là việc Trung Quốc gây hấn không chỉ vì mục đích chính trị mà quan trọng hơn là lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế sẽ chi phối hoạt động chính trị và quân sự trong khu vực này, và đó thực chất là cuộc chiến tranh “mềm”" – TS. Trần Công Trục nhấn mạnh.
Video đang HOT
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ngư dân bức xúc sau vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
"Đây là vùng biển của chúng tôi và chúng tôi ra đây đánh bắt là chuyện bình thường. Chúng tôi không làm gì cả, chỉ đánh bắt để kiếm sống thì tại sao lại phá tài sản của ngư dân chúng tôi?", ngư dân Nguyễn Văn Hoài - bức xúc.
Tàu cá của ngư dân Khánh Hòa neo đậu tại Hòn Rớ, Nha Trang.
"Tại sao lại phá tài sản của ngư dân chúng tôi?"
Như thường lệ, trưa ngày 28/5, tại cảng cá Hòn Rớ (Nha Trang, Khánh Hòa) hàng loạt tàu cá đánh hành nghề lưới cản (lưới rê), vây rút, chụp mực, câu cá ngừ đại dương... vẫn đều đặn ghé cảng bốc phí tổn, nhiên liệu hoặc trang bị ngư lưới cụ chuẩn bị vươn khơi đánh bắt.
Do tình hình Biển Đông "dậy sóng" nên ngoài việc tuyên truyền ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thuyền viên, các chủ tàu cá còn theo dõi sát sao tình hình trên biển, nhất là hoạt động ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển nước ta để thông báo, trao đổi cho nhau.
Để chủ động thông tin, bà con ngư dân đặc biệt quan tâm đến hệ thống thông tin liên lạc trên tàu như: máy I-com, đài vô tuyến, máy định vị... trước khi nhổ neo vươn khơi đánh bắt dài ngày.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, trên các tàu cá vào thời điểm này, đài vô tuyến được mở liên tục để bà con ngư dân vừa nắm bắt thông tin về thời tiết trên biển, đồng thời để cập nhật tình hình Biển Đông, hoạt động của các lực lượng chấp pháp của ta sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Từ trên khoang của tàu cá KH-99876-TS đang neo đậu tai cảng Hòn Rớ, thuyền trưởng trẻ tuổi Nguyễn Văn Hoài đang cùng với một số thợ máy hoàn thiện hệ thống máy kéo do bị hư hỏng trên biển.
Ngư dân Nguyễn Văn Hoài thuyền trưởng tàu cá KH-99876-TS đang neo đậu tai cảng Hòn Rớ, Nha Trang, Khánh Hòa.
Ngư dân Hoài cho biết tàu anh có công suất 480CV, hành nghề lưới cản (lưới rê) và bị hư hỏng máy kéo khi đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống Trường Sa. Mặc dù thiết bị đánh bắt bị hư hỏng nhưng anh Hoài nắm bắt rất rõ thông tin tàu cá Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS cùng 10 ngư dân bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã đâm chìm ở ngư trường truyền thống, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây 2 ngày.
Nói về hành động này của tàu Trung Quốc, ngư dân Hoài không khỏi bức xúc: "Đây là vùng biển của chúng tôi và chúng tôi ra đây đánh bắt là chuyện bình thường. Chúng tôi không làm gì cả, chỉ đánh bắt để kiếm sống thì tại sao lại phá tài sản của ngư dân chúng tôi?". Cũng theo anh Hoài, bà con ngư dân miền Trung cần phải "lên án hành động này của Trung Quốc".
Trong khi đó, Nguyễn Sinh (51 tuổi), chủ của nhiều tàu cá ở phường Vĩnh Trường (Nha Trang) bức xúc nói: "Tôi coi video trên mạng mà bức xúc lắm! Không chỉ tôi mà người Việt Nam nào cũng vậy!. Tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đuổi theo cứ như thể "con cọp mà vồ con nai"...".
Ông Sinh cùng với những người anh em ruột của ông sở hữu đến 11 tàu cá thường xuyên đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, Nhà giàn DK1. Tàu cá của ông Sinh làm đủ các nghề như: câu cá ngừ đại dương, mành chụp, giã cào, lưới cản... và nhiều chiếc có công suất lên đến 1.000CV.
Ngư dân gặp khó vì đánh bắt xa bờ
Theo Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, hiện tỉnh này có hơn 9.800 phương tiện đánh bắt, trong đó phương tiện đánh bắt xa bờ khoảng 1.200 tàu cá.
Trong số các phương tiện đánh bắt xa bờ thì có hơn 500 tàu cá thường xuyên đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, Nhà giàn DK1... Theo tìm hiểu của PV Dân trí, một chuyến đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân chi phí rất cao, trung bình khoảng 150 triệu đồng/chuyến biển.
Tuy nhiên, hiện nay giá dầu ngày càng tăng cao, sản lượng đánh bắt của bà con ngư dân không cao như các năm trước, cộng với việc giá cá, mực giảm 30-50%... khiến bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Nhiều ngư dân cho biết hiện nay giá dầu ngày càng tăng cao, sản lượng đánh bắt không cao như các năm trước, cộng với việc giá cá, mực giảm 30-50%... khiến bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn.
"Do việc đánh bắt thua lỗ nên hiện nay tàu bè còn đậu bờ rất nhiều. Tàu cá của tôi đi gần 10 ngày nhưng đạt khoảng 3 tấn cá, mà cá sọc dưa hiện đã giảm xuống 15.000-16.000 đồng/kg; cá nạng chỉ còn 23.000 đồng/kg; cá cờ 40.000 đồng/kg... trong khi giá nhiên liệu cao nên không đủ chỉ đủ chi phí", ngư dân Nguyễn Thiện (phường Vĩnh Phước, Nha Trang), thuyền trưởng tàu cá KH-91054-TS nói.
Đó là chưa kể nếu gặp sự cố, trục trặc về máy móc hoặc trên tàu có người đau ốm thì chuyến biển coi như lỗ nặng. "Tàu của tôi bốc phí tổn đến 150 triệu đồng, dự kiến đi một tháng, nhưng do gặp sự cố về máy kéo buộc phải chạy về bờ sửa chữa nên chuyến biển này coi như thua lỗ", ngư dân Nguyễn Văn Hoài, thuyền trưởng tàu cá KH- 99876-TS tâm sự.
Không chỉ gặp khó do giá nhiên liệu tăng, giá cá hạ... mà hiện nay nhiều chủ tàu cá ở Khánh Hòa không khỏi đau đầu vì "khát" lao động đi biển. Mỗi chuyến đánh bắt xa bờ cần ít nhất là 10 lao động và để có đủ lao động đi biển, nhiều chủ tàu cá buộc phải "thuê" bạn thuyền.
Mức giá "thuê" dao động từ 3 đến 4 triệu đồng/lao động, bất chấp chuyến đi biển có đánh bắt nhiều cá hay không. Trong trường hợp trúng cá thì bạn thuyền tiếp tục gắn bó với chủ tàu, còn ngược lại bạn thuyền sẽ bỏ chủ để chuyển sang làm nghề khác hoặc đi thuyền khác.
Viết Hảo
Theo Dantri
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc dời giàn khoan tạo thêm khó khăn cho Việt Nam Nhà nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nhận định, Trung Quốc đang chuẩn bị hạ tầng cơ sở cho vùng phòng không trên Biển Đông. Tình hình Biển Đông: Trung Quốc dời giàn khoan tạo thêm khó khăn cho Việt Nam Theo bản tin VTC tối 27/5, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là bước đi tạo thêm khó khăn cho Việt...