Dịch chồng lên dịch, hối hả phòng chống
Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng đang vào đỉnh dịch cúm gia cầm H5N1 được phát hiện có xuất hiện virus mới với khả năng gây tử vong cao. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Thủ tướng vừa có công điện yêu cầu các Bộ, Ban, ngành cùng các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm A (H5N1) ở người, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Dịch chồng lên dịch
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 23/8/2012 cả nước đã ghi nhận 4 trường hợp mắc cúm A (H5N1), trong đó có 2 người bệnh tử vong bệnh tay chân miệng có 80.176 trường hợp mắc, trong đó có 41 người bệnh tử vong bệnh sốt xuất huyết có 43.220 trường hợp mắc, trong đó có 35 người bệnh tử vong.
Dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm gia cầm đang cùng có nguy cơ bùng phát cao (Ảnh: TS)
Các bệnh dịch này đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ tăng cao trong các tháng 9, 10 năm 2012 vì đây là thời điểm thuận lợi để tác nhân gây bệnh phát triển mạnh. Trong khi đó, hiện dịch cúm trên gia cầm xảy ra tại nhiều địa phương và nguy cơ lan sang người là rất lớn. Đặc biệt dịch cúm gia cầm H5N1 được phát hiện có xuất hiện virus mới với khả năng gây tử vong cao.
Hiện loại virus này đang được nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ và Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương cho biết Trung tâm đang chuẩn bị thí nghiệm để kiểm tra tính bảo hộ của vaccine với nhánh virus mới xuất hiện này.
Video đang HOT
Để ngăn chặn nguy cơ các loại bệnh dịch thi nhau bùng phát, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và người bệnh tử vong, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ngay các đoàn liên ngành để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các quận, huyện, xã, phường và tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh trên địa bàn.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch trên đàn gia cầm, thủy cầm để phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch kịp thời thông báo cho ngành y tế để phối hợp triển khai các biện pháp phòng lây truyền vi rút cúm A (H5N1) sang người.
Bộ Y tế cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại các địa phương, chỉ đạo các cơ sở y tế sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất cho công tác điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch. Tập trung triển khai các biện pháp giảm tỷ lệ tử vong bệnh cúm A (H5N1), bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Chưa có người nhiễm virus cúm gia cầm mới
Thông tin về việc xuất hiện virus cúm gia cầm mới có độc lực cao, khả năng gây tử vong lớn tại Việt Nam đã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, Phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết tại Việt Nam chưa có người nào nhiễm loại virus cúm gia cầm mới trên.
Cúm gia cầm đang có diễn biến phức tạp khi một loại virus mới vừa được phát hiện, có độc lực cao. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có người nào nhiễm virus cúm gia cầm mới (Ảnh: TS)
Theo ông Hiển, nhánh virus mới được phát hiện chỉ là sự biến đổi nhỏ của chủng virus H5N1 được phát hiện từ lâu chứ chưa có sự biến đổi lớn đủ để tạo ra một chủng virus mới hoàn toàn. Do đó, tình hình vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan chức năng vẫn đang giám sát chặt các loại virus đang lưu hành để chủ động đưa ra thông tin cảnh báo kịp thời.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 8/9, cả nước có 5 tỉnh, gồmL Hà Tĩnh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Cạn và Quảng Ngãi có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Tình hình dịch cúm gia cầm được đánh giá có nguy cơ bùng phát cao do công tác quản lý khâu lưu hành, giết mổ gia súc, gia cầm vẫn còn nhiều kẽ hở.
Theo Vietbao
Xuất hiện virus cúm gia cầm H5N1 cực độc
Qua giám sát dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã xác định được một loại virus cúm gia cầm H5N1 mới, được đặt tên là virus cúm gia cầm 2.3.2.1 C, có độc lực rất cao.
Loại virus cúm gia cầm mới xuất hiện có độc lực rất cao - (Ảnh minh họa)
Nhóm virus này có khả năng mới xâm nhập vào Việt Nam, nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện trong giai đoạn hiện nay rất cao.
Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ NNPTNT, chủng virus mới được phát hiện ở một số tỉnh miền Bắc và phân bố rải rác ở Bắc Trung bộ.
Hiện dịch cúm gia cầm đang hoành hành tại các tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Đã có đến hơn 181 nghìn con gia cầm mắc bệnh bị chết hoặc phải tiêu hủy.
Cách đây 2 tháng, loài virus mới nguy hiểm này đã xuất hiện ở Trung Quốc, có khả năng gây chết người rất cao. Đến nay, virus này đã có mặt tại Việt Nam và là mối đe dọa lớn đối với người dân. Vì thế, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các nhà khoa học trực thuộc bộ nhanh chóng thực hiện các thí nghiệm, khảo thí để xem vắc xin phòng cúm gia cầm đang được sử dụng có hiệu quả với nhóm virus mới này hay không để có phương án xử lý.
Mặc dù dịch cúm gia cầm chỉ xảy ra nhỏ lẻ và được bao vây xử lý kịp thời nhưng số lượng ổ dịch tái phát cao hơn so với các năm trước, virus cúm có độc lực cao hơn. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần, diễn biến dịch bệnh trên gia súc gia cầm ngày càng phức tạp. Tình trạng nhập lậu con giống vẫn còn xảy ra làm nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục thì cuối năm ngành chăn nuôi vô cùng khó khăn.
Theo Vietbao
Bán gia cầm "chui", bất chấp dịch Bất chấp dịch cúm gia cầm đang được báo động lây lan nhanh, tình trạng giết mổ, buôn bán gia cầm không phép vẫn ngang nhiên hoạt động tại nhiều khu vực ở TP.HCM. "Nóng" tại nhiều địa bàn Dọc Hương lộ 3 (Q.Bình Tân) hàng loạt điểm bán gia cầm sống và giết mổ tại chỗ vẫn hoạt động sôi nổi. Người...