Dịch bùng phát nhanh kỷ lục cản trở chiến lược ‘Không COVID-19′ của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đã kiểm soát số ca mắc mới COVID-19 xuống bằng 0 ba lần trong 5 tháng qua, song những đợt lây nhiễm đang bùng lên nhanh chưa từng thấy trước đây.

Diễn biến xấu này đã đặt ra những câu hỏi về việc liệu quốc gia này có thể theo đuổi chiến lược “ Không COVID-19″ bao lâu nữa.

Khoảng cách về thời gian giữa các đợt bùng phát lớn ở Trung Quốc đã giảm từ gần 2 tháng trong nửa cuối năm ngoái xuống còn 12 ngày hồi tháng 5 vừa qua, khi đất nước này ghi nhận những trường hợp nhiễm biến thể Delta đầu tiên.

Dịch bùng phát nhanh kỷ lục cản trở chiến lược 'Không COVID-19' của Trung Quốc - Hình 1
Một kỹ thuật viên phòng xét nghiệm COVID-19 tại Trung Quốc. Ảnh: AFP

Theo số liệu do hãng Bloomberg tổng hợp, trong khi Trung Quốc vẫn có thể đẩy lùi số ca tại cộng đồng trở lại con số 0 thì quãng thời gian không ghi nhận người lây nhiễm đang trở lên ngắn lại.

Vấn đề này đang trở thành cuộc xung đột giữa một chiến lược chống dịch được cho là toàn diện nhất thế giới – đóng cửa biên giới, xét nghiệm hàng loạt, truy vết tiếp xúc và siết chặt quản lý hoạt động đi lại – và một mầm bệnh ngày càng dễ dàng thâm nhập vào những hệ thống phòng thủ được thiết kế nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây truyền.

Dễ lây lan tương tự như thủy đậu, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang chứng tỏ nó là một kẻ thù khó nhằn đối với Trung Quốc, quốc gia cuối cùng trên thế giới cam kết theo đuổi toàn diện chiến lược “Không COVID-19″ nhằm loại trừ toàn bộ ca bệnh.

Làn sóng lây lan virus mới nhất ở Trung Quốc đã lan rộng 11 tỉnh và xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh. Các quan chức đang cảnh báo rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn và đã đóng cửa một thị trấn giáp với Mông Cổ, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trong đợt bùng phát hiện tại.

Sau khi đợt bùng phát ban đầu ở Vũ Hán bị dập tắt, Trung Quốc có thể kéo dài tình trạng không có ổ dịch lớn nào tại địa phương trong hai tháng. Điều đó cho phép nền kinh tế lớn thứ hai thế giới duy trì hoạt động của các nhà máy, chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động đi lại trong biên giới. Đây cũng là quốc gia lớn duy nhất đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2020.

Tuy nhiên, việc trông cậy vào cùng chiến lược ban đầu để dập tắt biến thể Delta có thể cản trở tốc độ tăng trưởng trong năm nay.

Dịch bùng phát nhanh kỷ lục cản trở chiến lược 'Không COVID-19' của Trung Quốc - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ nhỏ tại Hohhot, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc ngày 24/10. Ảnh: THX/TTXVN

Việc đóng cửa nền kinh tế, đình chỉ việc đi lại bằng đường hàng không và tàu hỏa, cùng các biện pháp hạn chế khác được áp dụng trải dài trên một nửa đất nước Trung Quốc trong suốt mùa hè qua đã làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.

Kể từ đó, các đợt bùng phát mới tiếp tục đè nặng lên tâm lý người dân, làm giảm sút nhu cầu du lịch trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc hồi đầu tháng 10.

Tuy nhiên, chính phủ và cơ quan y tế Trung Quốc không có dấu hiệu lùi bước khỏi quyết tâm khống chế hoàn toàn virus SARS-CoV-2, ít nhất là trước Thế vận hội mùa đông dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022.

Trung Quốc đang đi ngược lại xu hướng sống chung an toàn với virus trên toàn cầu chung cũng như dựa vào tiêm chủng để bảo vệ người dân khỏi nhập viện và tử vong. là trò chơi cuối cùng không thể tránh khỏi của đại dịch.

Nhiều quốc gia khác trong khu vực từng theo đuổi “Không COVID-19″ đang bắt đầu xoay trục. Singapore và Australia đã nới lỏng quy định cách ly với người tiêm vaccine. Trong khi New Zealand chịu thừa nhận đợt bùng phát mới nhất do biến thể Delta gây ra có khả năng không thể đưa về 0. Tất cả đều đã vạch ra kế hoạch mở cửa trở lại với thế giới.

Video đang HOT

Nhưng đó là một tầm nhìn mà cho đến nay Bắc Kinh vẫn tỏ ra ít quan tâm. Giới chức liên quan vẫn chưa đề cập đến bất kỳ biện pháp thay thế nào trong tương lai.

Hồi cuối tháng 9, các nhà phân tích tại công ty đầu tư Natixis SA từng lưu ý khách hàng về chiến lược trên của Trung Quốc. Họ nhận xét rằng mặc dù phương pháp “Không COVID-19″ đã thành công trong việc ngăn chặn virus, nhưng nó khiến Trung Quốc ngày càng phải gánh chịu những chi phí kinh tế dài hạn do sự không chắc chắn về lối thoát.

“Yếu tố không chắc chắn như vậy đang tạo ra sự biến động cao hơn và tâm lý đầu tư xấu đi trong những tháng gần đây”, báo cáo của Natixis SA nhấn mạnh.

Phát biểu họp báo ngày 24/10 tại thủ đô Bắc Kinh, ông Wu Liangyou, quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cảnh báo các trường hợp mắc COVID-19 mới ở nước này sẽ gia tăng trong những ngày tới và các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể tiếp tục mở rộng phạm vi. Ông Wu đồng thời khẳng định sự bùng phát các ca lây nhiễm biến thể Delta hiện nay có nguồn gốc từ nước ngoài.

Người phát ngôn của ủy ban trên, ông Mi Feng cho hay đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này đã lan rộng ra 11 tỉnh trong tuần này, tính từ ngày 17/10. Ông cho biết, hầu hết những người bị nhiễm đều có lịch sử đi lại phức tạp, đồng thời kêu gọi các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch áp dụng “chế độ khẩn cấp”.

Một số thành phố ở các tỉnh Cam Túc và Nội Mông đã tạm dừng dịch vụ xe buýt và taxi do sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Theo quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, ông Zhou Min, trong số các thành phố này có Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc. Tại Vũ Hán, cuộc đua Marathon Vũ Hán, dự kiến diễn ra vào ngày 24/10 thu hút 26.000 vận động viên tham dự, cũng đã bị hoãn lại. Trong một tuyên bố vào cuối tuần trước, các nhà tổ chức cho biết việc hoãn lại là “để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh”.

Cũng tại buổi họp báo trên, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Mi Feng nói rằng Trung Quốc đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 75,6% dân số nước này. Cụ thể, trong số 1,412 tỷ dân Trung Quốc đến nay có khoảng 1,068 tỷ người đã được tiêm chủng đủ hai liều.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước

Trong thời gian gần hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, thế giới chia thành hai xu hướng: chung sống hoặc nhổ tận gốc đại dịch.

Nhưng dần dần, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ đều nhận thấy nhổ tận gốc đại dịch là điều bất khả thi, nhất là trong tình hình mới.

Từ nhổ tận gốc...

Khi mới xảy ra đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương đã theo đuổi chiến lược "zero-covid" (không có ca COVID-19). Các nước chọn đóng cửa biên giới, cách ly người bệnh và người tiếp xúc gần, phong tỏa nghiêm ngặt.

Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc không có ca lây nhiễm trong cộng đồng từ giữa tháng 8. Trong năm đầu đại dịch, hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) cũng chỉ ghi nhận vài chục ca tử vong vì COVID-19. Trong khi dịch bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc cũng phong tỏa cả thành phố này trong một thời gian dài, tránh làm dịch lây lan ra các vùng khác. Trung Quốc chỉ mở cửa Vũ Hán khi đã kiểm soát được dịch bệnh.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

New Zealand là quốc gia điển hình theo chiến lược "nhổ tận gốc" dịch bệnh, chỉ có 28 người tử vong. Nhờ phong tỏa nên số người chết vì mắc cúm mùa và tai nạn giao thông cũng giảm hẳn so với một năm bình thường.

Tại Australia, ngày 23/9, thành phố Melbourne ở bang Victoria đã lập kỷ lục thế giới trong đại dịch COVID-19 khi người dân ở đây phải sống trong tình trạng bị phong tỏa lâu nhất. Truyền thông địa phương đã "phong" cho Melbourne là thủ phủ phong tỏa khi thành phố này đã trải qua 250 ngày bị áp đặt các biện pháp hạn chế. Australia là một trong những nước có chiến dịch chống dịch nghiêm ngặt nhất khi chỉ cần có một ca mắc là cả thành phố, cả bang phải phong tỏa.

Có thể nói rằng thành công của cách tiếp cận này hồi đầu nhìn chung là ngoạn mục. Cách tiếp cận "zero-covid" đã cứu mạng hàng nghìn người, nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn. Trong khi các quốc gia phương Tây có số ca mắc và người tử vong rất cao thì con số này ở các quốc gia áp dụng "zero-covid" thấp hơn nhiều.

...tới thay đổi chiến lược khi biến thể Delta xuất hiện

Thế nhưng, đa số quốc gia và vùng lãnh thổ thành công với chiến lược "zero-covid" ban đầu lại chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo khi xuất hiện biến thể lây lan nhanh Delta. Tải lượng virus SARS-CoV-2 ở biến thể Delta cao gấp 1.000 lần so với virus ban đầu. Một người mắc biến thể Delta sẽ truyền virus cho trung bình 5,1 người, so với 2,8 với virus ban đầu. Điều này có nghĩa là với chỉ một ca mắc, có thể có thêm 200 ca lây nhiễm trong ba tuần.

Khi đối diện với loại biến thể nguy hiểm này, chiến lược zero-covid không còn hiệu quả.

Tại Đài Loan, số ca mắc mới tăng vọt trong tháng 5, số người tử vong tăng lên gần 850.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 2
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Singapore, số ca mắc đã tăng từ mức hai con số hồi đầu tháng 7 lên trên 3.000 ca hiện nay. Australia, với số ca mắc hàng ngày khoảng 2.000, cũng đi theo xu hướng tương tự.

Thậm chí ở New Zealand, thành trì chống COVID-19 cũng đã vỡ khi số ca mắc hàng ngày ở hai con số.

Khi biến thể Delta hoành hành, chiến lược nhổ tận gốc COVID-19 "vỡ trận". Có thể nói gần như không thành trì nào đứng vững trước biến thể nguy hiểm này. Khi nó đã xuất hiện thì ngăn chặn nó là quá muộn.

Do đó, việc các quốc gia từ bỏ chiến lược "zero-covid" là phù hợp và dễ hiểu. Singapore là quốc gia đầu tiên. Hồi tháng 6, chính phủ nước này cho biết đã tới lúc sống chung với virus SARS-CoV-2. Chương trình tiêm chủng của Singapore là thành công nhất ở châu Á khi 82% dân số đã đượctiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Đây chính là động lực để mở cửa trở lại.

Hồi cuối tháng 8, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo chấm dứt chiến lược "zero-covid". Nước này xác định sẽ để cho số ca mắc gia tăng miễn là các bệnh viện có thể đối phó. Một khi tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 80%, có thể là vào cuối năm nay, phần lớn các biện pháp phòng chống dịch sẽ được dỡ bỏ. Ông Morrison nhấn mạnh: "Đã tới lúc để người Australia trở lại với cuộc sống".

Tuần này, tới lượt New Zealand "đầu hàng". Mặc dù Thủ tướng Jacinda Ardern được ca ngợi về cách xử lý đại dịch "chắc tay" nhưng tâm lý người dân có vẻ xấu đi. Ngày 2/10, người dân thủ đô Auckland đã phản đối các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hai ngày sau, bà Ardern buộc phải thừa nhận: "Trở lại thời điểm không có ca bệnh là khó khăn không tưởng". Bà đã thông báo cách thức chống dịch mới, dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Trường hợp đặc biệt: Trung Quốc

Chỉ còn một quốc gia duy nhất kiên quyết duy trì mục tiêu "nhổ tận gốc" COVID-19, đó là Trung Quốc.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Zero-covid là niềm tự hào của Trung Quốc. Nhờ có chiến lược này, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã kiểm soát thành công các làn sóng dịch bệnh trước đó.

Tuy nhiên, quốc gia này đang phải chật vật với đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 do biến thể Delta gây ra suốt thai tháng qua. Tuần này, một tỉnh ở phía tây Tân Cương đã ghi nhận 2 ca mắc không triệu chứng vào đúng mùa du lịch cao điểm.

Trong đợt bùng phát mới nhất ở Tân Cương, giới chức đã tiến hành xét nghiệm cho hàng chục nghìn cư dân. Thành phố Nghi Ninh cũng đã tạm dừng tất cả các chuyến tàu, chuyến bay và đóng cửa các tuyến đường cao tốc ở địa phương.

Thành phố Horgos, Tân Cương, giáp với Kazakhstan đã ghi nhận 2 ca nhiễm virus vào ngày 3/10. Tuy nhiên, toàn bộ 38.376 cư dân đã được xét nghiệm, tất cả khách du lịch ở quận Yili cũng không được trở về và phải ở tại khách sạn cho đến khi có thông báo mới.

Trước đó, giới chức cũng đã phong tỏa thành phố Cáp Nhĩ Tân ở miền bắc Trung Quốc sau khi ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 hồi tháng 9. Cảng Ninh Ba, một trong những cảng hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới, cũng đã phải đóng cửa vào tháng 8 sau ghi phát hiện một số ca nhiễm virus. Các hạn chế đã khiến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng đáng kế.

Nhiệm vụ loại bỏ tận gốc COVID-19 có khả năng trở nên khó khăn hơn khi thời tiết lạnh giá đang tới gần, điều kiện khiến virus lây lan tốt nhất. Ba tháng nữa, Bắc Kinh sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa đông, đón hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.

Những đợt bùng phát lẻ tẻ ở Trung Quốc khó có thể chấm dứt nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng so với hầu hết các quốc gia khác.

Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cho biết họ sẽ không gắn bó mãi mãi với chiến lược "zero-covid", nhưng họ sẽ chỉ xem xét điều chỉnh khi cách tiếp cận này không thể duy trì hoặc chi phí quá cao. Việc Trung Quốc xây dựng cơ sở cách ly chuyên dụng với sức chứa hàng nghìn du khách quốc tế cũng báo hiệu rằng những hạn chế du lịch khó có thể được nới lỏng trong thời gian tới.

Việc đạt được mục tiêu "zero-covid" cũng đã giúp cuộc sống ở Trung Quốc trở lại bình thường trong hầu hết năm 2020 và 2021. Điều đó đã tạo động lực cho nền kinh tế của nước này ngay cả khi hầu hết các quốc gia khác phải chịu tác động kinh tế nặng nề vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi các đợt phong tỏa vẫn và hạn chế di chuyển vẫn tiếp diễn trong năm nay - khi các nền kinh tế phương Tây trở lại hoạt động đầy đủ sau tiêm chủng - những tác động sẽ thể hiện sâu sắc hơn. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã chậm lại 2,5% trong tháng 8 so với một năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% mà các nhà phân tích ước tính.

Xu hướng tất yếu: Sống chung an toàn với dịch bệnh

Có thể khẳng định sống chung với dịch bệnh sẽ là xu hướng chủ đạo và tất yếu trên thế giới. Sống chung sẽ giúp các chính phủ đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc thay vì phải hy sinh lợi ích kinh tế như chiến lược "zero-covid". Tuy nhiên, sống chung không có nghĩa là không có chiến lược phòng chống dịch bệnh mà sống chung phải đi kèm với an toàn.

Khi thực hiện "zero-covid", nhiều quốc gia đã không làm hệ thống y tế quá tải nhưng điều này đã liên tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 4
Các vũ công biểu diễn tại một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

Do đó, việc theo đuổi chiến lược "zero-covid" trong trung và dài hạn là không bền vững. Nhất là khi biến Delta xuất hiện thì điều đó gần như không thể xảy ra. Biến thể Delta khiến hiệu quả của "zero-covid" ngày càng giảm, thậm chí sẽ thất bại nếu cứ bám đuổi mãi. Không nước nào có đủ nguồn lực để gánh chịu hậu quả của việc kinh tế suy giảm, không người dân nào có thể chịu đựng được các đợt phong tỏa liên miên.

Việc từ bỏ mục tiêu "zero-covid" không có nghĩa là chiến lược này sai lầm ngay từ đầu. Trong hoàn cảnh dịch bệnh mới xuất hiện, chưa có vaccine hoặc tiêm chủng vaccine chưa nhiều, thì chiến lược "zero-covid" là lựa chọn hàng đầu, đúng đắn và với nhiều nước là duy nhất.

Cách tiếp cận này đã giúp nhiều nền kinh tế ngăn chặn tỷ lệ tử vong xuống mức rất thấp, vượt qua thời kỳ tiền vaccine của đại dịch với ít thiệt hại hơn, không giống như Mỹ và các nước châu Âu. Tính đến nay, New Zealand chỉ ghi nhận 28 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, còn Singapore chỉ có 183 bệnh nhân không qua khỏi. Nhìn chung, ca tử vong ở các nước áp dụng "zero-covid" thấp hơn nhiều so với các nước khác. Nếu cả thế giới cùng áp dụng cách làm tương tự thì "zero-covid" có thể là chiến lược bền vững. Nhưng khi nước áp dụng, nước thì không thì các thành trì chống COVID-19 không thể bền vững, nhất là khi có biến thể Delta.

Sau đó, dần dần, các chính sách dập dịch triệt để này sẽ ngày càng khó hơn khi các nước khác trên thế giới mở cửa. Tìm cách nhổ tận gốc dịch bệnh không còn khả thi.

Có thể nói, không ai an toàn cho tới khi tất cả đều an toàn. Do đó, thế giới cần phân phối vaccine công bằng hơn cho các quốc gia nghèo, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu cao thì mới mong sống chung an toàn với COVID-19.

Tóm lại, xu hướng không thể thay đổi là sống chung với dịch bệnh và điều kiện tiên quyết chính là tỷ lệ tiêm vaccine cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju AirHàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju Air
16:02:44 02/01/2025
Yếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn QuốcYếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn Quốc
11:26:56 02/01/2025
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng láiTai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng lái
20:05:04 01/01/2025
Châu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua UkraineChâu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine
21:08:13 01/01/2025
Vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhânVụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhân
16:05:39 01/01/2025
Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju AirCú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air
17:00:20 02/01/2025
Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025
11:07:03 02/01/2025
Chàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việcChàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việc
22:25:24 02/01/2025

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của bé trai 3 tuổi - nạn nhân nhỏ nhất trên máy bay Jeju Air: Vừa có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên cùng bố mẹXót xa hình ảnh cuối cùng của bé trai 3 tuổi - nạn nhân nhỏ nhất trên máy bay Jeju Air: Vừa có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên cùng bố mẹ
22:36:15 02/01/2025
MC Mai Ngọc: "Khi tôi vụn vỡ, xấu xí và mất tự tin thì anh ấy xuất hiện"MC Mai Ngọc: "Khi tôi vụn vỡ, xấu xí và mất tự tin thì anh ấy xuất hiện"
23:20:12 02/01/2025
Vợ Xuân Son xuất hiện nổi bật khiến CĐV rần rần xin chụp ảnh cùng, nàng WAG dự đoán tuyển Việt Nam thắng 3-0Vợ Xuân Son xuất hiện nổi bật khiến CĐV rần rần xin chụp ảnh cùng, nàng WAG dự đoán tuyển Việt Nam thắng 3-0
22:21:22 02/01/2025
Chuyện gì cũng có thể xảy ra: Nữ nhân viên bị sa thải vì nghỉ làm vào ngày cưới của chính mìnhChuyện gì cũng có thể xảy ra: Nữ nhân viên bị sa thải vì nghỉ làm vào ngày cưới của chính mình
06:58:29 03/01/2025
3 sai lầm tai hại khiến Triệu Lộ Tư rơi vào tình cảnh hiện tại3 sai lầm tai hại khiến Triệu Lộ Tư rơi vào tình cảnh hiện tại
22:31:05 02/01/2025
Người hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái LanNgười hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái Lan
22:34:44 02/01/2025
Chồng Từ Hy Viên có động thái ẩn ý giữa tin ly hôn, mẹ ruột đuổi nữ diễn viên khỏi nhàChồng Từ Hy Viên có động thái ẩn ý giữa tin ly hôn, mẹ ruột đuổi nữ diễn viên khỏi nhà
22:44:51 02/01/2025
Vóc dáng nóng bỏng của nữ chủ tịch phim "Mẹ lao công học yêu"Vóc dáng nóng bỏng của nữ chủ tịch phim "Mẹ lao công học yêu"
23:17:29 02/01/2025

Tin mới nhất

Nga thực hiện hơn 1.500 vụ tấn công chính xác vào Ukraine năm qua

Nga thực hiện hơn 1.500 vụ tấn công chính xác vào Ukraine năm qua

07:53:46 03/01/2025
Ngoài hơn 1.500 vụ tấn công chính xác nhằm vào Ukraine trong năm 2024, Nga cũng thực hiện ít nhất 5 cuộc tấn công quy mô lớn.
Nga mất hàng tỷ USD khi Ukraine khóa đường ống dẫn khí

Nga mất hàng tỷ USD khi Ukraine khóa đường ống dẫn khí

07:39:13 03/01/2025
Các ước tính mới nhất cho thấy, Nga dự kiến sẽ thiệt hại khoảng 5,2 tỷ USD/năm từ tiền bán khí đốt được vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine.
Ukraine "chuyển lửa" qua biên giới, dồn dập tấn công sâu lãnh thổ Nga

Ukraine "chuyển lửa" qua biên giới, dồn dập tấn công sâu lãnh thổ Nga

07:34:05 03/01/2025
Khi quân đội Nga tiếp tục nắm giữ lợi thế trên bộ, Ukraine đã tìm cách cân bằng sức mạnh trên không để gây sức ép với Moscow.
Cảnh sát Hàn Quốc khám xét sân bay Muan sau thảm kịch máy bay Jeju Air

Cảnh sát Hàn Quốc khám xét sân bay Muan sau thảm kịch máy bay Jeju Air

07:31:21 03/01/2025
Cảnh sát Hàn Quốc đã khám xét sân bay quốc tế Muan và văn phòng của Jeju Air sau vụ tai nạn máy bay của hãng khiến 179 người thiệt mạng.
Cả nhà 9 người đều tử nạn vụ máy bay Hàn Quốc, chó cưng vẫn ra cửa chờ

Cả nhà 9 người đều tử nạn vụ máy bay Hàn Quốc, chó cưng vẫn ra cửa chờ

07:23:34 03/01/2025
Chú chó cưng sống trong gia đình có 9 người bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay của Jeju Air (Hàn Quốc) vẫn chạy lang thang khắp làng để tìm kiếm chủ nhân. Mới đây, con vật được một tổ chức giải cứu.
Nhân chứng tả cảnh tượng "như vùng chiến sự" trong vụ lao xe ở Mỹ

Nhân chứng tả cảnh tượng "như vùng chiến sự" trong vụ lao xe ở Mỹ

07:00:10 03/01/2025
Một xe bán tải tốc độ cao lao vào đám đông khiến ít nhất 15 người thiệt mạng ở New Orleans, Mỹ. Cảnh tượng hỗn loạn, đau thương như vùng chiến sự .
Nỗi giằng xé của những binh lính Ukraine trốn khỏi hàng ngũ

Nỗi giằng xé của những binh lính Ukraine trốn khỏi hàng ngũ

06:47:00 03/01/2025
Mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài nhiều năm không có hồi kết và lo ngại nguy cơ thiệt mạng trong chiến sự, hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine đã chọn cách đào ngũ.
Mẹ đơn thân phải ra tòa vì để 6 người con nghỉ học nhiều

Mẹ đơn thân phải ra tòa vì để 6 người con nghỉ học nhiều

06:35:03 03/01/2025
Một người mẹ đơn thân 46 tuổi sống tại hạt Dorset (Anh) vừa bị đưa ra xét xử vì không đưa 6 người con đến trường đủ số ngày quy định. Người phụ nữ này có tới 17 người con.
Quân đội Israel xác nhận tỷ lệ binh sĩ tự tử gia tăng

Quân đội Israel xác nhận tỷ lệ binh sĩ tự tử gia tăng

06:28:49 03/01/2025
Ngoài ra, xung đột tại Gaza cùng giao tranh ở Liban và nhiều mặt trận khác khiến số binh sĩ IDF tử vong trong giai đoạn 2023-2024 ở mức cao nhất trong nhiều thập niên.
Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong năm mới 2025

Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong năm mới 2025

06:27:22 03/01/2025
Theo bài viết, năm 2024, kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi và tiến triển đáng kể trước những thách thức phức tạp trong nước và quốc tế. Một số thành tựu quan trọng tạo tiền đề cho tăng trưởng trong tương lai.
Cảnh sát Hàn Quốc cấm CEO hãng Jeju Air rời khỏi đất nước

Cảnh sát Hàn Quốc cấm CEO hãng Jeju Air rời khỏi đất nước

06:25:28 03/01/2025
Cùng ngày, cảnh sát tỉnh Jeonnam đã triển khai đến Sân bay quốc tế Muan, khám xét văn phòng của hãng Jeju Air và các địa điểm khác. Lệnh khám xét được ban hành với cáo buộc "sơ suất chuyên môn dẫn đến tử vong".
Chiến lược 'Vành đai lửa' của Iran đang sụp đổ?

Chiến lược 'Vành đai lửa' của Iran đang sụp đổ?

06:23:25 03/01/2025
Tuy nhiên, cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, dù đã khiến 1.200 người Israel thiệt mạng và hơn 251 người Israel bị bắt làm con tin, lại trở thành một thảm họa chiến lược đối với Iran.

Có thể bạn quan tâm

Sau 6 năm ở rể, tôi chết lặng khi phát hiện mình bị vợ lừa

Sau 6 năm ở rể, tôi chết lặng khi phát hiện mình bị vợ lừa

Góc tâm tình

07:51:28 03/01/2025
Vợ tôi nói như thể tôi lấy cô ấy rồi đòi về ở rể, đòi về sống cùng bố mẹ vợ. Là cô năn nỉ, hứa hẹn này kia, giờ lại trở giọng như thể tôi là gã đàn ông vô dụng.
Đan viện cổ với kiến trúc gothic ở Ninh Bình

Đan viện cổ với kiến trúc gothic ở Ninh Bình

Du lịch

07:50:26 03/01/2025
Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 35km, Đan viện Châu Sơn ở huyện Nho Quan thu hút du khách tìm đến bởi vẻ đẹp cổ kính và không gian thanh bình.
Sao Hàn 3/1: Song Hye Kyo khổ sở sau khi ly hôn, rộ tin BlackPink tái xuất

Sao Hàn 3/1: Song Hye Kyo khổ sở sau khi ly hôn, rộ tin BlackPink tái xuất

Sao châu á

07:43:12 03/01/2025
Song Hye Kyo đã có những trải lòng về cuộc sống sau khi ly hôn Song Joong Ki; rộ tin BlackPink tái xuất vào tháng 5 với full album và chuyến lưu diễn toàn cầu.
Nam thanh niên cầm đá ném ô tô trên đường ở TPHCM

Nam thanh niên cầm đá ném ô tô trên đường ở TPHCM

Tin nổi bật

07:42:43 03/01/2025
Cơ quan chức năng đang xác minh vụ nam thanh niên cầm đá ném vào ô tô tải trên đường Lê Văn Khương, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
Tình trạng 4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội như thế nào?

Tình trạng 4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội như thế nào?

Pháp luật

07:37:25 03/01/2025
4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, với chẩn đoán suy hô hấp, bỏng nặng niêm mạc đường hô hấp, tổn thương cơ tim...
Sao Việt 3/1: Hà Trần ngưỡng mộ Thanh Lam, Trịnh Kim Chi rạng rỡ ở tuổi 53

Sao Việt 3/1: Hà Trần ngưỡng mộ Thanh Lam, Trịnh Kim Chi rạng rỡ ở tuổi 53

Sao việt

07:33:36 03/01/2025
Diva Hà Trần khoe loạt ảnh thân thiết bên đàn chị Thanh Lam trong hậu trường show diễn, NSND Trịnh Kim Chi được khen trẻ đẹp rạng rỡ ở tuổi U60.
Nhà mình lạ lắm - Tập 7: Kế hoạch của Huân thất bại, Hải mất việc

Nhà mình lạ lắm - Tập 7: Kế hoạch của Huân thất bại, Hải mất việc

Phim việt

07:31:06 03/01/2025
Hải được mọi người giúp đỡ luyện tập vào vai một tổng giám đốc nhưng anh không thể hoàn thành nhiệm vụ này vì ngại ngùng.
Quán quân Rap Việt ngã bổ nhào trên sân khấu và cách xử lý khiến netizen cười ngất

Quán quân Rap Việt ngã bổ nhào trên sân khấu và cách xử lý khiến netizen cười ngất

Nhạc việt

07:25:54 03/01/2025
Ngã dúi dụi như vậy nhưng nam rapper nhanh nằm xoay người lại và lắc lư trên nền nhạc bài hát, biểu cảm vẫn tươi cười như không có chuyện gì xảy ra.
Chủ nhà đau như cắt khi căn hộ cho thuê bị biến thành trại nuôi gà hôi thối

Chủ nhà đau như cắt khi căn hộ cho thuê bị biến thành trại nuôi gà hôi thối

Lạ vui

06:59:06 03/01/2025
Đến kiểm tra căn hộ đắt giá mà mình cho thuê, chủ nhà ở Trung Quốc sốc nặng khi thấy nó đã bị biến thành trại nuôi gà, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nhà hỏng nặng.
Xuân Son được vinh danh trước trận chung kết ASEAN Cup 2024

Xuân Son được vinh danh trước trận chung kết ASEAN Cup 2024

Sao thể thao

06:58:16 03/01/2025
Tờ Daily Mail (Anh) đã công bố Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất năm 2024. Nguyễn Xuân Son đứng thứ 8 trong danh sách này với 40 lần lập công trong màu áo CLB Nam Định và ĐTQG Việt Nam.
9 loại thực phẩm cực kỳ tốt cho tim

9 loại thực phẩm cực kỳ tốt cho tim

Sức khỏe

06:49:14 03/01/2025
Một số loại thực phẩm, bao gồm rau lá xanh, cá béo, quả bơ... có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.