Dịch bệnh viêm phổi do virus corona: Trung Quốc gấp rút xây bệnh viện mới 1.000 giường
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đang gấp rút xây một bệnh viện mới gồm 1.000 giường để điều trị những bệnh nhân bị lây nhiễm virus corona, đồng thời triển khai thiết bị, máy móc để sẵn sàng đi vào hoạt động vào đầu tuần tới.
Nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ khi làm việc tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 22/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông địa phương ngày 24/1 đưa tin bệnh viện mới được xây dựng ở ngoại ô thành phố Vũ Hán nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn lực y tế hiện nay.
Bệnh viện dã chiến này có mô hình lắp ghép, xây nhanh và ít kinh phí, tương tự bệnh viện Xiaotangshan được xây dựng ở thủ đô Bắc Kinh hồi năm 2003 khi dịch bệnh do chủng corona gây Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát.
Thời điểm đó, Bắc Kinh xây dựng bệnh viện này ở ngoại ô phía Bắc chỉ trong vòng một tuần. Trong 2 tháng, bệnh viện đã điều trị 700 bệnh nhân nhiễm virus SARS, hơn 14% tổng số bệnh nhân ở nước này.
Video đang HOT
Chủng virus corona mới lần đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán. Tới nay đã có 25 ca tử vong và khoảng 830 ca mắc bệnh được xác nhận trên toàn Trung Quốc. Hiện các cơ quan y tế Trung Quốc đang tiến hành kiểm tra 1.072 người nghi nhiễm virus chết người này.
Phan An
Theo TTXVN
Chuyên gia từng tiên phong dập dịch SARS "bất lực" trước virus Vũ Hán
Giáo sư bệnh truyền nhiễm Hồng Kông Quản Dật cho rằng nhà chức trách Trung Quốc hành động quá chậm chạp, khiến dịch bệnh viêm phổi do virus corona bùng phát nghiêm trọng.
Ông Quản Dật là chuyên gia virus học, hiện là Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm trọng điểm về bệnh truyền nhiễm mới kiêm Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu dịch cúm của Đại học Hồng Kông. Nhóm các nhà nghiên cứu của ông đã đến TP Vũ Hán vào ngày 21-1 hầu mong truy ra nguồn gốc dịch bệnh.
Vào thời điểm đó, nhóm của ông nhận thấy người dân không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và không có biện pháp đặc biệt nào được triển khai tại sân bay để khử trùng. Khu chợ ẩm thấp và chưa đến 10% người dân địa phương đeo khẩu trang.
Ông Quản Dật là người đã cùng các cộng sự điều tra và chẩn đoán mầm bệnh SARS năm 2003. Ảnh: RTHK
Ông Quản cho biết nhà chức trách địa phương đã xáo tung khu chợ ở TP Vũ Hán, nơi phát tán virus corona mới gây bệnh viêm phổi lạ chết người, khiến các nhà nghiên cứu khó xác định được virus đến từ đâu. Đó chưa kể đến việc nhiều viện nghiên cứu từ chối hỗ trợ. Ông Quản từng góp mặt trong nhiều đợt chống dịch bệnh trước đây như cúm gia cầm, SARS, cúm A... nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy bất lực như lần này.
Lệnh phong tỏa của chính quyền địa phương đưa ra quá muộn và sẽ không ngăn chặn được sự lây lan của virus, theo ông Quản. Bởi vì rất nhiều người rời Vũ Hán trong tuần trước, nhiều người nhiễm bệnh đã mang virus đến các thành phố khác của Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc ước tính khoảng 300.000 người đã rời khỏi Vũ Hán vào ngày 22-1, trước khi chính quyền ban lệnh phong tỏa. Chính điều này làm ông Quản lo rằng số ca nhiễm bệnh có thể gấp 10 lần so với dịch SARS năm 2003.
Dịch bệnh SARS đã từ Trung Quốc lan ra 31 quốc gia và khu vực trên thế giới với 8.096 người nhiễm bệnh, 774 người chết; trong đó riêng Trung Quốc có 5.327 ca nhiễm bệnh, chết 348 người; Hồng Kông có 1.755 ca mắc bệnh, chết 299 người; Đài Loan 307 ca nhiễm bệnh, chết 47 người.
Nhân viên khử trùng phía trước nhà ga xe lửa Hán Khẩu ở Vũ Hán ngày 24-1. Ảnh: REUTERS
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Tài Tân, ông Quản Dật chỉ ra rằng theo dữ liệu chính thức, bùng phát viêm phổi mới đầu tiên ở Vũ Hán xảy ra vào ngày 12-12-2019. Thế nhưng, trường hợp khởi phát sớm trên thực tế có thể tiến triển khoảng nửa tháng đến một tháng trước đó, tức là vào giữa tháng 11-2019.
Theo ông Quản Dật, hồi xảy ra dịch SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng), trường hợp phát bệnh đầu tiên vào ngày 16-11-2002, cho đến cuối tháng 1-2003 thì dịch bệnh lan mạnh. Dịch bệnh lần này, thời điểm hiện nay cũng vào khoảng giữa tháng 1, nhiều dấu hiệu về tình dịch phát bệnh và lây lan của virus viêm phổi mới ở Vũ Hán tương tự như phát triển giai đoạn đầu của SARS.
Liên quan đến nguy cơ lây truyền virus từ người sang người, ông Quản Dật cho rằng cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm từ bài học dịch SARS để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trên toàn cầu như dịch SARS.
Ông Quản Dật là người đã cùng các cộng sự điều tra và chẩn đoán mầm bệnh SARS ở Quảng Đông, đi tiên phong trong xác định virus corona của SARS, chứng minh động vật hoang dã trên thị trường là nguồn gốc phát sinh virus gây bệnh SARS.
H.Bình
Theo Tài Tân/nguoilaodong
Rùng rợn cơ chế khiến virus corona xâm nhập, biến viêm phổi Vũ Hán thành đại dịch ngay kỳ nghỉ lễ: Có dấu hiệu này người dân cần nhập viện ngay Ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu nhiễm loại virus đáng sợ này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được chủ quan mà phải đi khám ngay. Xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), virus corona mới thuộc chủng từng gây ra hàng hoạt cái chết đáng sợ mang tên đại dịch SARS và Mers hiện nay tiếp...