Dịch bệnh tay chân miệng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,5 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,2 ngàn ca so với cùng kỳ năm 2020.
Những tuần gần đây, bệnh tay chân miệng tăng cao. Chỉ tính riêng trong 3 tuần cuối tháng 3-2021, toàn tỉnh ghi nhận 396 ca, tăng 367 ca so với cùng kỳ năm ngoái, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Hình ảnh về triệu chứng bệnh tay chân miệng của một bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Video đang HOT
Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng tăng cao, ngành Y tế đã tổ chức chiến dịch khử trùng tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh.
Đồng thời, thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Các bác sĩ khuyến cáo, những gia đình có con nhỏ và các cơ sở giáo dục mầm non, các nhóm trẻ… cần thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh nhà cửa, trường lớp học, thực hiện ăn chín uống sôi.
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh tình trạng tiếp tục cho trẻ đi học dẫn đến lây lan dịch bệnh.
Hai bé trai uống nhầm thuốc diệt chuột vì tưởng nước ngọt, 1 bé tử vong thương tâm
Thời điểm nhập viện bé P. có biểu hiện co giật toàn thân, diễn tiến nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Còn bé Q. biểu hiện lơ mơ nhưng vẫn nói chuyện được.
Sáng 29/3, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, một trong hai bé uống nhầm thuốc diệt chuột đã không qua khỏi, bé còn lại vẫn đang được tiếp tục điều trị.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 26/3, 2 bé trai là L.H.P (7 tuổi, ngụ phường Phước Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai) và bé V.N.Đ.Q. (8 tuổi, ngụ cùng phường) được chuyển từ Bệnh viện Đại Học Y Dược Shing Mark đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Theo báo Dân Việt, bà Nguyễn Lê Đa Hà - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, thời điểm nhập viện bé P. có biểu hiện co giật toàn thân, diễn tiến nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Còn bé Q. biểu hiện lơ mơ nhưng vẫn nói chuyện được.
Theo lời chia sẻ của bé Q, cả 2 em nhà ở gần nhau và thường rủ nhau đi chơi chung. Hôm đó, trong lúc đi chơi, cả 2 nhặt được 2 chai nhựa lớn hơn ngón tay cái, bên trong có nước màu hồng. Tưởng là siro nên cả 2 bé chia nhau uống nhưng P uống nhiều hơn Q.
Khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, cả 2 được điều trị theo các bước cấp cứu, thải độc,... đúng phác đồ của Bộ Y tế. Em Q may mắn qua khỏi, riêng em P do uống nhiều, đã quá muộn nên đã tử vong vào 1h sáng 28/3.
Khi người nhà cung cấp chai nhựa mà các cháu bé uống thì các bác sĩ xác định đây là thuốc diệt chuột có xuất xứ từ Trung Quốc. Bên ngoài, loại này được để trong ống nhựa, có màu giống siro nên các bé nhầm lẫn.
[Kỹ năng sống] Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ Những dịch bệnh truyền nhiễm như bệnh cúm, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, bệnh tay chân miệng, sởi... gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em, đối tượng được xem là nhóm nguy cơ lây nhiễm cao. Một trong những biện pháp hiệu quả và khá đơn giản trong việc phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ (và cả...