Dịch bệnh do virus corona lan rộng, bác sỹ Trần Quốc Khánh livestream hướng dẫn 15 cách phòng chống
Được biết, virus corona lây truyền từ người sang người rất có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh, qua đường thở (nói chuyện, ho, hắt hơi), qua vật thể và bề mặt bị ô nhiễm.
Trước tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (nCov) vẫn chưa được kiểm soát, bác sỹ “ngàn like” Trần Quốc Khánh, công tác tại Bệnh viện Việt Đức, ngày 29/1 đã livestream trên trang Facebook cá nhân để chia sẻ về 15 giải pháp giúp dự phòng lây nhiễm virus corona.
Bác sỹ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp dự phòng lây nhiễm virus Corona.
Bản tin của AFP sáng 29/1 cho biết số ca nhiễm virus corona đã chạm mốc 5.974 người tính ở riêng Trung Quốc. Cho đến nay, mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona mới này. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm ra được loại vắc xin có thể ngăn ngừa cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Được biết, virus corona lây truyền từ người sang người rất có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh, qua đường thở (nói chuyện, ho, hắt hơi), qua vật thể và bề mặt bị ô nhiễm.
Theo bác sỹ Trần Quốc Khánh, những ngày tới đây mọi người sẽ bắt đầu quay lại làm việc, do đó những chuyến tàu, chuyến xe và các địa điểm tâm linh sẽ là nơi rất nhộn nhịp. Ngoài ra với việc thời tiết đang rất lạnh tại các khu vực miền Bắc nên virus cũng sẽ dễ dàng lây lan, phát triển.
Vì chưa biết diễn biến dịch bệnh do virus corona sẽ tiếp diễn thế nào trong thời gian tới, bác sỹ Trần Quốc Khánh cho rằng mọi người nên chủ động có những giải pháp dự phòng. Dưới đây là 15 giải pháp giúp dự phòng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus corona mà bác sỹ Khánh đã chia sẻ:
1. Rửa tay thường xuyên (sau khi thanh toán tiền, mở cửa, đi vệ sinh, lái ô tô… thì cần rửa tay bằng các loại xà bông sát khuẩn hoặc các loại nước sát khuẩn tay nhanh).
2. Hạn chế tối đa đưa tay tiếp xúc lên vùng mặt.
3. Súc họng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối ít nhất là 3 thời điểm gồm: sau khi đi làm về hoặc từ những chỗ đông người về; trước khi đi ngủ; sau khi ngủ dậy.
4. Lưu ý khi ho, hắt hơi khi đi ngoài đường (nên sử dụng khăn giấy, hoặc khăn ướt khi ho, hắt hơi).
Video đang HOT
5. Tập thể dục, uống vitamin C mỗi ngày, uống nhiều nước, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng.
6. Sử dụng khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người, tốt nhất là dùng loại khẩu trang 3 lớp và tuyệt đối không bao giờ dùng lại.
7. Cần tránh đến những chỗ đông người; tránh đến các vùng dịch; hạn chế tiếp xúc với các loại động vật như chó, mèo, gà…; tránh dùng chung các vật dụng.
8. Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày.
9. Ra ngoài trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và bàn tay, chân và ngủ nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C
10. Nấu chín các loại thực phẩm gia cầm trước khi sử dụng, tuyệt đối không nên giết mổ các loại động vật trong giai đoạn này.
11. Tiêm phòng cúm hàng năm.
12. Khi có các triệu chứng như đau nhức xương khớp, sốt, ho, tức ngực, rối loạn tiêu hóa thì đầu tiên nên cách ly để hạn chế lây nhiễm cho người khác đồng thời báo cho trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi vào đường dây nóng của Bộ Y tế.
13. Nên điều trị tốt các bệnh lý nền, các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm phổi, viêm họng, nhiễm trùng sau phẫu thuật để tránh suy giảm miễn dịch.
14. Thường xuyên mở cửa nhà cho thông thoáng nếu thời tiết nắng ấm và dọn vệ sinh nhà cửa hằng ngày
15. Nếu có người nhà bị sốt không rõ nguyên nhân thì nên liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế, đồng thời nên cách ly và ăn uống để nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Ngoài ra, bác sỹ Khánh cũng khuyên mỗi người nên chuẩn bị cho mình các vật dụng như sát khuẩn tay nhanh, khẩu trang y tế, một hộp khăn giấy. Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo thì nên cho ở nhà trong giai đoạn này.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có chỉ thị thành lập Đội phản ứng nhanh đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán (nCoV).
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải có kịch bản ứng phó với từng tình huống dịch trước ngày 30/1/2020; bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch. Đồng thời, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch; có hướng dẫn, chỉ đạo quy trình, phác đồ điều trị, hạn chế thấp nhất tử vong.
An Chi
Theo vietnamfinance
Bộ Y tế: Tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và Việt Nam
Trung tâm PHEOC (bộ Y tế) đã họp, đánh giá tình hình dịch và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020.
Trước diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh về số mắc và tử vong của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) tại Trung Quốc, ngày 21/1/2020, trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (PHEOC - bộ Y tế) đã họp đánh giá tình hình dịch bệnh và triển khai hoạt động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV trong dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý.
Cuộc họp có sự tham gia của các Vụ, Cục, Viện liên quan thuộc bộ Y tế, văn phòng Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng tại 4 viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur và các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), USCDC, USAID.
Trong những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút corona (nCoV) diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với WHO cập nhật tình hình dịch bệnh, triển khai Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do nCoV theo các tình huống dịch; Đẩy mạnh việc truyền thông về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên hệ thống thông tin đại chúng, kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.
Bộ Y tế họp đánh giá tình hình dịch bệnh và triển khai hoạt động phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV trong dịp Tết Nguyên Đán.
Bộ Y tế đã rà soát cập nhật, ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. Hiện nay, các địa phương đang triển khai áp dụng các hướng dẫn tới tất cả các cơ sở y tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh, song các biện pháp đáp ứng chủ động hiện nay của Việt Nam là phù hợp với tình hình dịch bệnh và phù hợp với các khuyến nghị của WHO.
Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại Trung Quốc, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể do sự giao lưu đi lại, thương mại, du lịch gia tăng đột biến trong dịp Tết cũng như khả năng lây lan hạn chế từ người sang người của tác nhân gây bệnh.
Cuộc họp đã thống nhất, thời gian tới bộ Y tế cần tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và tại Việt Nam để kịp thời nâng mức đáp ứng theo tình huống 2 (xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam); tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về tình hình dịch bệnh tới người dân tại cộng đồng và sẵn sàng cung cấp các tài liệu truyền thông về dịch bệnh cho các hành khách nhập cảnh; tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng; sẵn sàng công tác thu dung, cấp cứu, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện; đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị y tế phải tổ chức thường trực chống dịch, không để bị động khi dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt một số biện pháp:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
Theo thông báo của WHO, tính đến ngày 21/01/2020, tại Trung Quốc đã ghi nhận 291 trường hợp mắc (trong đó đã ghi nhận 15 trường hợp là nhân viên y tế mắc bệnh), 5 trường hợp tử vong (các trường hợp này đều có bệnh nền mạn tính). Ngoài tỉnh Hồ Bắc, một số tỉnh/ thành phố tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh (Thượng Hải, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thẩm Quyến). Hiện nay, một số nước trong khu vực cũng đã ghi nhận một số trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (02 trường hợp), Nhật Bản (01 trường hợp), Hàn Quốc (01 trường hợp).
WHO nhận định bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người. Trong ngày 22/01/2020, WHO sẽ tổ chức cuộc họp Ủy ban đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để quyết định xem vụ dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Trung Quốc liệu đã đủ các điều kiện là Sự kiện Y tế công cộng được quốc tế quan tâm (PHEIC).
Theo nguoiduatin
Ngoáy mũi Thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến bao người giật mình bởi những tác hại khủng khiếp này Ngoáy mũi thường xuyên gây ra hàng tá tác hại nguy hiểm mà bạn không tưởng được, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Ắt hẳn ngoáy mũi là tật xấu của rất nhiều người, bởi nhiều khảo sát đã chứng minh có đến 75% dân số xem việc ngoáy mũi là một thói quen khó bỏ. Ngoáy mũi không phải là...