Dịch bệnh bùng phát ở miền núi Quảng Bình, tiêu hủy hàng trăm con heo
Dịch tả lợn châu Phi và dịch heo tai xanh bùng phát tại các xã miền núi của H.Minh Hóa ( Quảng Bình), chỉ trong 3 ngày gần đây, địa phương đã phải tiêu hủy hàng trăm con heo.
Ngày 5.10, thông tin từ ông Đinh Văn Giáo, Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa (H.Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết, trên địa bàn đang xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi và dịch heo tai xanh khiến hàng trăm con heo bị tiêu hủy, nhiều hộ dân bị thiệt hại nặng.
Dịch bùng phát trên địa bàn xã Thượng Hóa từ đầu tháng 10, đến nay đã có 129 con heo nhiễm bệnh phải đưa đi tiêu hủy; chính quyền địa phương đang ra sức hỗ trợ người dân về cách phòng bệnh, hạn chế thiệt hại.
“Sau khi nắm tình hình, chúng tôi đã cử các cán bộ đến hướng dẫn người dân cách khử khuẩn, vệ sinh lại chuồng trại. Số heo nhiễm bệnh đã được đưa đi tiêu hủy theo đúng quy trình”, ông Giáo nói.
Video đang HOT
Dịch tả và heo tai xanh bùng phát tại huyện miền núi Quảng Bình. Ảnh H.C.
Tương tự, tại xã Hóa Sơn (H.Minh Hóa), dịch bệnh cũng đã gây thiệt hại cho 52 hộ dân với 175 con heo nhiễm bệnh, đưa đi tiêu hủy. Chính quyền xã Hóa Sơn hiện cũng đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai dập dịch.
“Phần lớn số heo nhiễm bệnh này được một đơn vị hỗ trợ cho người dân trên địa bàn xã từ tháng 9. Tuy nhiên, sau một thời gian nuôi, lượng lớn heo này nhiễm bệnh và bùng phát dịch. Hiện tại, dịch bệnh vẫn chưa lây qua số heo của người dân nuôi lâu nay. Chúng tôi đang cố gắng dập dịch để hạn chế thiệt hại, sau đó sẽ làm việc với đơn vị cung cấp”, ông Đinh Hồng Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, nói.
Trước đó, ngày 2.10, UBND H.Minh Hóa cũng đã công bố ổ dịch tả lợn châu Phi và dịch heo tai xanh trên địa bàn 2 xã miền núi Hóa Sơn, Thượng Hóa.
Giám sát chặt chẽ các ổ dịch sốt xuất huyết, không để lây lan trên diện rộng
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình, đến 6 giờ ngày 2/10, tỉnh ghi nhận 456 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó, huyện Bố Trạch 105 ca, huyện Quảng Ninh 75 ca, huyện Lệ Thủy 69 ca.
Hiện, tỉnh chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Đồng Hới phun hóa chất diệt muỗi, phòng, chống sốt xuất huyết tại các hộ dân phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới. Ảnh: Nguyễn Hoàng/TTXVN phát
Các ca mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Trước thực trạng này, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị chủ động xử lý, khống chế không để dịch lây lan. Công tác phun hóa chất xử lý ổ dịch và tuyên truyền các biện pháp chống dịch được đẩy mạnh.
Đơn cử, ngày 30/9, Trung tâm đã cử cán bộ phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Đồng Hới triển khai phun hóa chất diệt muỗi; trực tiếp giám sát, hỗ trợ kỹ thuật phun tại Tổ dân phố 14 (phường Bắc Lý) với 210 hộ dân, Tổ dân phố Diêm Thượng (phường Đức Ninh Đông) với 181 hộ dân và các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Sở Y tế tỉnh đã có công văn chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố giám sát chặt chẽ các ổ dịch sốt xuất huyết, xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện; đẩy mạnh chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, lật úp các dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng/bọ gậy; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đồng thời, các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự bảo vệ sức khỏe, cách nhận biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.
Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập thực hiện tốt việc thu dung, đảm bảo đầy đủ thuốc, trang thiết bị điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình, thời tiết diễn biến thất thường như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây lan nhanh. Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu, hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Người dân cần lưu ý, nếu trong gia đình có trường hợp mắc sốt xuất huyết, sốt cao liên tục cần đưa đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn, điều trị; tuyệt đối không tự ý điều trị thuốc tại nhà, tránh các biến chứng nặng.
Thêm một ca bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM Ca bệnh đậu mùa khỉ mới nhất của TP.HCM không có dấu hiệu tiếp xúc với người nước ngoài hay đi nước ngoài gần đây. Bệnh nhân sống tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, và đang được cách ly điều trị. Ngày 1/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết địa phương này đã ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ cư...