Dịch bệnh bí ẩn xoá sổ 80% dân số Mexico 500 triệu năm trước
Trong thế kỷ 16, một bệnh dịch bí ẩn có tên gọi “ cocoliztli” làm nạn nhân chảy máu và nôn mửa lan rộng khắp Mexico đã khiến 15 triệu người tử vong, xóa sổ 80% dân số quốc gia Trung Mỹ này khi đó chỉ trong 3 năm.
Ảnh minh họa triệu chứng của người mắc bệnh dịch xuất huyết tại Mexico thế kỷ 16. Ảnh:
Bệnh dịch bí ẩn
Cocoliztli được coi là một trong những dịch bệnh chết người nhất trong lịch sử loài người, chỉ đứng sau đại dịch “ Cái chết đen” về số lượng người bệnh tử vong. Vào thế kỷ 14, bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của 25 triệu người ở Tây Âu tương đương một nửa dân số khu vực.
Theo ngôn ngữ Nahuatl của người Aztec sống tại Mexico lúc bấy giờ, cocoliztli mang nghĩa là “bệnh dịch”. Bệnh dịch lần đầu tiên xuất hiện tại Mexico vào năm 1545. Theo sử sách ghi lại, triệu chứng phát bệnh chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn, từ 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân ban đầu có thể sốt cao đột ngột, chóng mặt, đau đầu dữ dội, liên tục cảm thấy khát nước, mắt chuyển sang đỏ ngàu và mạch đập yếu ớt. Một số bệnh nhân còn mắc chứng mất trí nhớ. Sau đó, da của bệnh nhân bắt đầu ngả màu vàng và cơ thể họ xuất hiện các cục mụn hoặc hạch cứng ở sau tai. Nhiều khi các cục hạch phát triển lớn đến mức chiếm toàn bộ cổ và nửa khuôn mặt.
Khi những cục mụn này bị vỡ, chúng chảy mủ. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngực, đau bụng dữ dội và có hiện tượng tiêu chảy, lở loét môi và bộ phận sinh dục. Cuối cùng, các bệnh nhân thấy máu chảy từ tai, hậu môn, âm đạo, miệng và mũi. Hiện tượng chướng bụng hoặc nước tiểu sẫm màu là các triệu chứng tiên lượng xấu. Người nhiễm bệnh thường tử vong chỉ sau 3 hoặc 4 ngày. Một số khám nghiệm tử thi sau này miêu tả gan của bệnh nhân rất to và cứng, xuất huyết phổi và lá lách to.
Theo lời kể của dân địa phương, năm 1545, thực dân châu Âu khi đi chinh phục vùng đất này đã làm lây lan dịch bệnh cocoliztli. Họ mang theo loại virus mà người dân địa phương chưa từng gặp phải và chính vì vậy không có khả năng miễn dịch.
“Tại các thành phố và thị trấn lớn, người ta đào những con hào lớn. Từ sáng đến tối, các linh mục không làm gì khác ngoài việc mang xác người chết bệnh và chôn dưới hào”, nhà sử học Fray Juan de Torquemada trích dẫn lời mô tả lịch sử.
Khu mộ Teposcolula-Yucundaa – nơi chôn cất thi thể của các nạn nhân bị bệnh dịch. Ảnh: Dự án Khảo cổ Teposcolula-Yucundaa.
Truy tìm thủ phạm
Từ thế kỷ 16, nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến bệnh dịch bùng phát được đưa ra. Năm 1548, người Tây Ban Nha bắt đầu gọi đây là bệnh là tabardillo (sốt phát ban). Tuy nhiên, các triệu chứng của cocoliztli không giống với triệu chứng bệnh sốt phát ban. Có lẽ đây là lý do tại sao bác sĩ người Tây Ban Nha Francisco Hernández de Toledo vẫn nhất quyết sử dụng tên gọi cocoliztli theo ngôn ngữ Nahuatl khi nói về căn bệnh này trước giới truyền thông.
Nhiều thế kỷ sau, vào năm 1970, một nhà sử học tên là Germain Somolinos d’Ardois đã nghiên cứu tất cả giả thuyết về nguyên nhân bệnh, bao gồm sốt xuất huyết, bệnh do xoắn khuẩn Leptospira, sốt rét, sốt phát ban, thương hàn và sốt vàng da. Theo ông Somolinos d’Ardois, không một căn bệnh nào giống hệt với những miêu tả trong các tài liệu về cocoliztli. Nhà sử học kết luận căn bệnh này là kết quả của “quá trình virus gây ảnh hưởng xuất huyết”. Ông Somolinos d’Ardois tin rằng cocoliztli không có tác nhân gây bệnh nào đã biết trước đó tại châu Á, châu Phi hay châu Âu, mà xuất phát từ một loại virus mới phát triển ngay trong châu Mỹ.
Đến năm 2000, sau khi xem xét nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước và so sánh cocoliztli với các mô tả lâm sàng về các bệnh khác, hai nhà khoa học Marr và Kiracofe cho rằng arenavirus – một họ virus gây ra sốt xuất huyết – có trong vật chủ là loài gặm nhấm đã truyền sang người bản địa tại Mexico. Người Tây Ban Nha xuất hiện cùng với sự xâm nhập của chuột mang theo mầm bệnh kết hợp với sự thay đổi khí hậu đã làm cho đại dịch Cocciztli bùng phát.
Video đang HOT
Vén màn bí mật
Năm 2018, ông Johannes Krause – một nhà di truyền học tiến hóa tại Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck (Đức) và các đồng nghiệp đã phát hiện ra bằng chứng mới tìm ra thủ phạm khiến đại dịch bùng phát tại Mexico.
Khuẩn salmonella có hình dạng móng tay gây ra bệnh thương hàn. Ảnh: Vanguard
Các nhà khoa học đã thực hiện một công trình khảo cổ ở nghĩa trang Grand Plaza Teposcolula-Yucundaa, miền Nam Mexico – nơi chôn cất thi thể của các nạn nhân bị bệnh dịch. Đây là địa điểm duy nhất được cho là có liên qua đến việc bùng phát căn bệnh. Thời điểm đó, căn bệnh mang đến nỗi sợ hãi bao trùm người dân Mexico. Toàn bộ thành phố quanh Teposcolula-Yucundaa phải di chuyển sang một thung lũng gần đó. Nghĩa trang bị phong tỏa trong hàng thế kỷ. Chính lớp sàn dày bảo vệ của khu mộ này đã tạo điều kiện hoàn hảo cho công trình nghiên cứu và kiểm nghiệm của các nhà khoa học.
Sau khi sử dụng phương pháp kỹ thuật Công cụ giải trình tự và phân tích ADN (MALT), các nhà khoa học đã tìm ra loại khuẩn trong mẫu ADN từ răng của 10 bộ xương thuộc thế kỷ 16 là một chủng hiếm gặp của khuẩn salmonella gây ra bệnh thương hàn. Loại khuẩn này có tên gọi S. Paratyphi C.
Theo Kirsten Bos – nhà nhân chủng học tại Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck, tủy răng, tức phần mô mềm sống trong răng, chứa các mạch máu nên bất kỳ mầm bệnh nào từng xuất hiện trong máu cũng đều cho kết quả hiển thị trên tủy răng.
Theo ghi nhận của lịch sử y khoa, tỷ lệ mắc bệnh thương hàn do khuẩn S. Paratyphi C gây ra là rất hiếm. Phần lớn các ca thương hàn hiện đại, như trong năm 2000 có 27 triệu người mắc, đều do chủng khuẩn thường gặp là S. Typhi and S. Paratyphi A gây ra. Nếu như không được chữa trị, tỷ lệ tử vong các ca thương hàn xuất phát từ khuẩn S. Paratyphi C là 15%.
Các nhà khoa học cho biết các chủng khuẩn salmonella lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh. Loại khuẩn này có thể du nhập Mexico thông qua những con vật nuôi mà người Tây Ban Nha mang vào khi đến đây chinh phục Đế quốc Aztec.
Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim?
Không có ai ghi chép và kiểm chứng được bộ trang phục này có thực sự phát huy tác dụng bảo vệ bác sĩ hay không. Chỉ biết rằng trong số gần 50 triệu người chết vì bệnh dịch hạch, không ít là bác sĩ.
Những năm tháng 'cái chết đen' bao trùm châu Âu thế kỷ 17, hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi - Ảnh: ANCIENT-ORIGINS
Đại dịch "Cái chết đen" được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14, mà đỉnh điểm là ở châu Âu trong giai đoạn 1346- 1400.
Trang phục mặt nạ mỏ chim của các bác sĩ chữa bệnh dịch hạch là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Cái chết đen trong thế kỷ 17.
Mặc dù việc chữa dịch bệnh có từ các thế kỷ trước đó, nhưng chỉ đến thế kỷ 17 thì hình ảnh này mới mang tính biểu tượng, gợi cảm giác đáng sợ hơn là an tâm.
Ở thời điểm đó, những người bị bệnh thường gây nên sự sợ hãi và xa lánh cho những người xung quanh, nên mọi việc chăm sóc chữa trị hay chôn cất được giao cho những người được thành phố thuê mướn và đội ngũ bác sĩ.
Về lý thuyết, nhiệm vụ chính của một bác sĩ bệnh dịch hạch là điều trị và chữa trị cho các nạn nhân của bệnh dịch và chôn cất người chết. Họ chịu trách nhiệm kiểm đếm số lượng thương vong trong sổ ghi chép cho hồ sơ công khai, và ghi lại những mong muốn cuối cùng của bệnh nhân.
Bác sĩ bệnh dịch hạch được cho là một trong những nhân vật bí ẩn nhất. Họ thường là một người, nhóm người được các làng, thị trấn hoặc thành phố thuê làm việc khi một bệnh dịch bùng phát tại đó - Ảnh: ANCIENT-ORIGINS
Các bác sĩ bệnh dịch hạch thường được mời làm chứng và công bố di chúc của người bệnh.
Đôi khi các bác sĩ thậm chí còn được yêu cầu tiến hành khám nghiệm tử thi để hiểu rõ hơn về bệnh dịch hạch có thể được điều trị như thế nào.
Đội ngũ bác sĩ chữa dịch xuất hiện từ thế kỷ 14, nhưng mãi đến năm 1619, Charles de l'Orme - bác sĩ chính của ba vị vua Pháp là Henri IV, Louis XIII và Louis XIV - mới phát minh ra bộ đồ bác sĩ bệnh dịch hạch và nó nhanh chóng trở thành một biểu tượng của giai đoạn này.
Một bức khắc về bác sĩ bệnh dịch hạch ở Rome thế kỷ 17, khoảng năm 1656 - Ảnh: THEVINTAGENEWS
Bộ đồ gồm một chiếc áo choàng dài màu đen phủ kín thân, chiếc mũ rộng vành màu đen và chiếc mặt nạ hình mỏ chim.
Theo nhiều ghi chép lịch sử, chiếc mặt nạ mỏ chim mang ý nghĩa đặc biệt. Một bộ phận dân chúng khi đó tin rằng những con chim đã mang bệnh tật đến cho con người, nên khi bác sĩ đến thăm bệnh thì mầm bệnh từ bệnh nhân sẽ "nhảy sang" bộ quần áo đó.
Trên thực tế, chiếc mặt nạ mỏ chim có công dụng chính là giúp bác sĩ giảm cảm giác khó chịu khi ngửi mùi hôi thối từ bệnh nhân và xác chết.
Bệnh nhân mắc dịch hạch ở giai đoạn sau thường bị lở loét, chảy máu và mủ hôi tanh, xác chết càng bốc mùi hơn.
Một bác sĩ người Ý (trái) và một người từ Pháp. Dù trang phục có vải màu sáng hơn nhưng vẫn không làm giảm đi cảm giác u ám đáng sợ - Ảnh: ATLASOBSCURA
Người thời đó tin rằng không khí làm lây lan bệnh nên để giảm sốc mùi, các bác sĩ thường đặt ở bên trong phần mỏ những chất khử mùi mạnh hoặc thảo dược, cỏ hoa có mùi thơm như bạc hà, cánh hoa hồng.
Bộ áo choàng dài kín mít từ đầu xuống chân sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc da thịt của bác sĩ với người bệnh. Toàn thân bác sĩ và bộ quần áo cũng được bôi mỡ động vật trước khi đến gặp bệnh nhân.
Cây gậy gỗ dài được bác sĩ mang theo phục vụ cho một loạt chức năng. Ví dụ như dùng gậy để kiểm tra bệnh nhân của mình mà không cần chạm vào người đó.
Công cụ này cũng có thể được sử dụng để chỉ cho những người trợ lý hoặc các thành viên gia đình của nạn nhân cách thức và nơi để di chuyển bệnh nhân hoặc người chết.
Hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi, hệt như trông thấy sứ giả thần chết - Ảnh: UNITED SQUID
Ngoài ra, cây gậy có thể được sử dụng để phòng thủ chống lại sự tấn công của những bệnh nhân tuyệt vọng.
Về phần chiếc mũ rộng vành màu đen, nó không có vai trò gì ngoài việc che phần đầu của bác sĩ.
Không có ai ghi chép và kiểm chứng được bộ trang phục này có thực sự phát huy tác dụng bảo vệ bác sĩ hay không. Chỉ biết rằng trong số gần 50 triệu người chết vì bệnh dịch hạch, không ít là bác sĩ.
Ngày nay nhiều người lựa chọn trang phục này để diện trong các lễ hội hóa trang - Ảnh: WONDEROPOLIS
Trái với hình ảnh "thiên thần áo blouse trắng" gợi cảm giác an toàn được cứu sống như thời hiện đại, bộ đồ của bác sĩ chữa dịch hạch mang màu đen u ám, kỳ bí và đáng sợ.
Những năm tháng 'cái chết đen' bao trùm châu Âu thế kỷ 17, hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi, hệt như trông thấy sứ giả thần chết.
Bởi khi ấy người ta hiểu, dịch bệnh ở rất gần và lại thêm một người nữa ra đi.
Bé trai 15 tuổi nghi chết vì bệnh dịch hạch ở Mông Cổ Một bé trai 15 tuổi nghi nhiễm bệnh dịch hạch ở Mông Cổ đã tử vong cuối tuần qua. Nhà chức trách sẽ lấy mẫu để xét nghiệm. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn thông báo của Trung tâm Quốc gia về bệnh lây truyền từ động vật sang người của Mông Cổ (NCZD) cho biết một bé trai 15 tuổi nghi...