Diablo III Qủy vương phục hận
Thiên thạch rực lửa rơi xuống vùng đất Tristram lại hóa ra là tổng lãnh thiên thần Tyrael. Không ngoài dự báo, Diablo không chỉ muốn nuốt trần gian mà còn âm mưu chiếm trọn thiên đường.
Chúa quỷ đã hồi sinh sau hơn 11 năm bị giam cầm trong linh thạch và chôn vùi sâu thẳm bên dưới thánh địa Sanctuary. Lần này vua của loài quỷ, Diablo, thực sự đã trở lại, và lợi hại hơn gấp ngàn lần.
Mặc cho có nhiều phàn nàn về khâu đăng nhập game cũng như tình trạng màn hình giật (lag) hay mất kết nối (disconnect) xảy ra liên tục, vẫn có hơn 6,3 triệu game thủ đã và đang lật tung các hầm ngục, tìm kiếm kho báu, trang bị khủng và đối đầu với chúa tể mạnh nhất của địa ngục, Diablo.
Những điểm đặc sắc
Cốt truyện sâu sắc và lối dẫn truyện tài tình luôn là điểm mạnh của Blizzard từ trước đến nay. Trong Diablo III, game thủ sẽ bị lôi cuốn từ bất ngờ đến bất ngờ khác, đối đầu với những con quỷ hung tợn nhất của địa ngục để vạch ra âm mưu thâm độc của Chúa Quỷ Diablo, mà hắn đã gieo mầm mống từ trước đó rất lâu.
Lọt vào mắt người chơi ngay từ lần đăng nhập đầu tiên là 5 lớp nhân vật quen thuộc thường thấy trong series game Diablo bao gồm: Barbarian, Wizard, Witch Doctor, Demon Hunter và Monk. Mỗi lớp nhân vật có một sở trường đặc trưng riêng, tha hồ cho game thủ lựa chọn.
Video đang HOT
Đồ họa của Diablo III sắc nét, chi tiết đến không ngờ, kết hợp với kỹ thuật ánh sáng và đổ bóng cao cấp, giúp cho những màn chơi trong game trở nên hết sức sống động và chân thực. Mặc dù khoác lên mình đồ họa bóng bẩy, tuy nhiên Diablo III vẫn có thể vận hành tốt trên máy tính có cấu hình 5 năm tuổi trở lại.
Cơ chế chiến đấu chặt chém (hack-and-slash) được chú trọng thiết kế, mang lại cho người chơi cảm giác chấn động như thật trong từng chiêu thức triển khai. Đặc biệt, kết hợp với hệ thống ấn chú (runes), các kỹ năng sẽ có thể “thiên biến vạn hóa”, tạo ra hàng trăm phong cách chơi mặc sức cho game thủ tự do lựa chọn.
Đối với fan ruột, thì series game kinh điển chưa bao giờ có kết thúc. Do đó sau khi tiêu diệt trùm cuối Diablo III, game thủ sẽ mở khóa ra những cấp độ mới, với hàng loạt thử thách khó khăn hơn nhưng phần thưởng cũng sẽ tương xứng hơn. Hiện tại các cấp độ được quy định như sau: Normal, Nightmare, Hell, Inferno. Ngoài ra còn có cấp độ Hardcore. Trong chế độ Hardcore, nhân vật sau khi chết sẽ không thể hồi sinh bằng bất kỳ hình thức nào.
Nếu các phiên bản Diablo trước đây, thiên về offline kết hợp với phần chơi mạng chỉ là phụ, thì trong Diablo III, game thủ bắt buộc phải online mới có thể trở thành dũng sĩ diệt quỷ. Điều này giúp cho trò chơi trở nên sống động hẳn lên, kết hợp với tính năng “chơi với cộng đồng” (public games), danh sách bạn bè, giúp game thủ dễ dàng hơn trong việc tham gia nhóm hoặc tiến vào địa ngục rực lửa Burning Hell cùng với bạn bè của mình.
Những điều chưa đạt
Bắt buộc người chơi online thường xuyên cũng gây không ít khó chịu cho cộng đồng game thủ. Bởi vì phải kết nối internet, do đó nhiều khi chơi một mình, game thủ cũng phải “cắn răng” chịu đựng cảnh lag và disconnect.
Các hiệu ứng kỹ năng và chiêu thức rối mắt khiến người chơi khó phân biệt được đâu là chiêu hỗ trợ đâu là chiêu của quái.
Toàn bộ 4 chương màn chơi của Diablo III có thể hoàn thành trong vòng 7-12h đồng hồ. Mặc dù có cốt truyện đặc sắc cùng kết thúc hay nhưng thời lượng chơi quá ngắn.
Một số tính năng được đơn giản hóa quá mức, mất đi đặc trưng quen thuộc của trò chơi.
Tuy nhiên, giá trị chơi lại của game lại rất cao. Thậm chí, đến giờ này, nhiều người còn đang chơi lại Diablo II! Vì trước hết, chế độ Normal chỉ là khúc dạo đầu của thử thách độ khó đối với game thủ và thứ hai, mục tiêu cuối cùng của cuộc chơi là nội dung thi đấu đối kháng PvP sắp được mở ra mà các màn chơi theo cốt truyện cũng như dịch vụ đấu giá (Auction House) chỉ là các hoạt động hỗ trợ tiền vàng, giáp trụ, vũ khí, phụ kiện cho các chiến binh.
Mặc dù mất đi nhiều nét độc đáo riêng của thể loại game offline, nhưng có thể nhận thấy rõ Diablo III đang đi đúng hướng của xu thế hiện nay, đó là tính kết nối cộng đồng cao và khả năng chia sẻ với bạn bè.
Theo Game Thủ
Diablo III và những câu chuyện đằng sau hậu trường
Sau gần 10 năm chờ đợi, Diablo 3 cuối cùng cũng đã đến tay các fan hâm mộ vào ngày 15 tháng 5 vừa qua. Chắc hẳn đến thời điểm này, phần lớn người chơi đã hoàn thành cốt truyện của game. Hãy cùng Genk đến với Bilzzard và chứng kiến một số công đoạn trong quá trình sản xuất Diablo 3 và xem họ đã làm thế nào để tạo ra một thế giới Sanctuary sinh động, hấp dẫn đến vậy.
Với mỗi một tựa game, âm thanh là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt đối với một trò chơi Action RPG nhưDiablo III. Vậy Bilzard đã phải làm gì để làm các fan hâm mộ hài lòng? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Hậu trường khâu lồng tiếng trong Diablo III.
Đối với Diablo 3, camera góc nhìn bao quát từ trên xuống khiến cho các nhân vật trong game không thể được quan sát ở nhiều góc độ khác nhau, nên toàn bộ cảm xúc, tính cách của nhân vật giờ đây phụ thuộc hết vào các diễn viên lồng tiếng. Sau đây hãy gặp thiên thần Tyrael bằng xương bằng thịt trong phòng thu của Bilzzard.
Quá trình thực hiện các Sound Effect trong game.
Các Class nhân vật trong Diablo 3 đã được lên ý tưởng và tạo hình như thế nào? Làm sao các đoạn Cut Scene trong game lại có được hình ảnh chân thật đến như vậy? Hãy đón xem phần tiếp theo của loạt bài viết này.
Theo Game Thủ
Những cảm nhận đầu tiên về Diablo III sau 10 năm và 10 tiếng Vậy là đã gần 12 tiếng trôi qua kể từ khi server Diablo III chính thức mở cửa chào đón những vị anh hùng mới của thánh địa Sanctuary. Và đúng như những gì Blizzard đã hứa hẹn, phiên bản thứ 3 của huyền thoại RPG này thật sự rất khó nhằn và mang lại rất nhiều khó khăn cho các game thủ...