Địa phương khó tuyển dụng giáo viên vì yêu cầu Luật mới vượt xa thực tiễn (1)
Trước khi áp dụng Luật Giáo dục 2019 thì nên có hướng dẫn cụ thể hoặc cho thời hạn 3-4 năm nhằm có sự chuẩn bị kỹ càng, tránh tâm lý tiêu cực cho đội ngũ.
Địa phương “đau đầu” khi áp dụng Luật mới
Trước tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng đang xảy ra ở Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như nhiều tỉnh thành khác, các địa phương này đã lên kế hoạch thi tuyển, xét tuyển, ký hợp đồng với giáo viên…
Nhiều giáo viên dạy hợp đồng không đủ điều kiện dự tuyển viên chức giáo dục giáo dục vì quy định của Luật giáo dục 2019. (Trong ảnh: giáo viên dạy học ở cơ sở tạm do mưa bão). Ảnh: AP
Tuy nhiên, có một vấn đề vướng mắc là Luật Giáo dục 2019 quy định chuẩn trình độ của nhà giáo mầm non có trình độ cao đẳng, tiểu học và trung học cơ sở phải có trình độ đại học trở lên.
Trong khi tại các thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ vào năm 2015 quy định, giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ trung cấp sư phạm, trung học cơ sở có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên.
Nên nếu áp dụng ngay Luật Giáo dục sẽ thiệt thòi cho nhiều thí sinh được đào tạo theo đúng bậc học, đúng tiêu chuẩn như trước đây.
Nếu chiếu theo quy định mới thì nhiều giáo viên sẽ không đạt chuẩn để tham gia thi tuyển hoặc ký hợp đồng giảng dạy theo Nghị quyết 102 của Chính phủ.
Trước tình hình này, mỗi địa phương lại thực hiện theo một kiểu khác nhau.
Cụ thể như Quảng Ngãi kiến nghị đề xuất cho áp dụng theo chuẩn như Thông tư liên tịch, sau khi trúng tuyển sẽ cho giáo viên đào tạo lại theo đúng chuẩn quy định trong Luật Giáo dục mới.
Còn Quảng Nam thì chấp nhận “xé rào”, cho ký hợp đồng dưới chuẩn để có đủ đội ngũ giáo viên.
Nhiều giáo viên không đủ điều kiện dự thi
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa thống nhất kế hoạch tuyển dụng giáo viên năm 2020 với tổng chỉ tiêu là 1.072.
Trong đó, bậc mầm non là 334 chỉ tiêu, bậc tiểu học 429 chỉ tiêu, trung học cơ sở là 253 chỉ tiêu và trung học phổ thông 56 chỉ tiêu.
Video đang HOT
Đón nhận thông tin này, nhiều giáo viên vui mừng vì sau bao năm dạy hợp đồng, họ sẽ đứng trước cơ hội được tuyển dụng chính thức.
Nhưng cùng với đó, nhiều giáo viên bậc mầm non và tiểu học lại lâm vào tình cảnh khó khăn, có nguy cơ mất việc khi đối chiếu với quy định chuẩn trình độ giáo viên theo Luật Giáo dục.
“Mình đi dạy hợp đồng hơn 5 năm nay với hy vọng sẽ có ngày được tuyển dụng. Nhưng quy định mới bắt buộc phải có bằng Cao đẳng mới đủ điều kiện dự tuyển giáo viên mầm non.
Nhiều cô giáo khác trong trường cũng chỉ có bằng trung cấp sư phạm nên cũng không làm hồ sơ dự tuyển đợt này.
Nếu ngành giáo dục tuyển đủ giáo viên thì chắc những giáo viên hợp đồng như mình sẽ sớm mất việc”, cô giáo Nguyễn Thị Lan (một giáo viên mầm non ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) chia sẻ.
Cũng như cô Lan, nhiều giáo viên tiểu học ở huyện Trà Bồng cũng thấp thỏm lo lắng khi không đủ điều kiện để xét tuyển theo Luật mới.
“Với trình độ Cao đẳng sư phạm thì suốt hơn 10 năm qua, chúng tôi đã hoàn thành việc giảng dạy ở những trường xa xôi, khó khăn nhất của tỉnh.
Công việc luôn bận rộn, trường học ở vùng xa nên tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác không có điều kiện để học lên.
Bao hy vọng sẽ được xét tuyển trong đợt này giờ rất mong manh. Chỉ mong cơ quan chức năng có phương án để hỗ trợ cho những giáo viên như chúng tôi”, cô Huỳnh Thị Vân (giáo viên một trường tiểu học ở Trà Bồng) lo âu.
Theo một vị trưởng Phòng Giáo dục ở Quảng Ngãi thì chính sự thay đổi đột ngột trong Luật giáo dục so với các Thông tư liên tịch khiến nhiều giáo viên không kịp “trở tay”.
Để đạt chuẩn trình độ mới, giáo viên sẽ rất nỗ lực vừa dạy vừa theo học các lớp nâng chuẩn nhưng cơ hội được xét tuyển lần này cũng rất mong manh. Điều này đã vô tình gây áp lực và tâm lý lo lắng cho nhiều giáo viên đang giảng dạy ở các trường.
Tương tự, vừa qua, tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức kỳ thi tuyển giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng xảy ra tại các trường học.
Tuy nhiên, một điều nghịch lý là số lượng đăng ký dự thi khá thấp so với chỉ tiêu cần tuyển dụng. Lý do là nhiều giáo viên không đủ điều kiện quy định về bằng cấp như Luật giáo dục quy định.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, hiện tỷ lệ giáo viên hợp đồng dưới chuẩn của địa phương này ở bậc tiểu học chiếm đến gần 40% còn mầm non gần 50%. Nếu cứ áp dụng theo quy định của Luật Giáo dục 2019 thì không thể có đủ giáo viên để đứng lớp.
Suy ngẫm về câu chuyện "chạy việc" của một giáo viên *
Ngày phân công nhiệm sở, điều ngạc nhiên mà trước đây tôi chưa thấy là Sở Giáo dục phân công rất công bằng, minh bạch theo thứ tự ưu tiên, điểm số của từng người.
Trước đây, giáo viên ra trường được phân công công tác nhưng khoảng từ năm 2005 thì việc tuyển dụng giáo viên ở các tỉnh phía Bắc đã rất khó khăn và bắt đầu xảy ra tình trạng một số trường hợp phải "chạy việc".
Một số tỉnh lúc bấy giờ "đóng băng" việc tuyển dụng giáo viên, khi có một vài chỉ tiêu thì thường chỉ có những người trong nội bộ biết nên những giáo sinh ra trường rất khó tiếp cận các thông tin này.
Vì thế, nhiều giáo sinh ra trường thường phải xin đi dạy hợp đồng để chờ cơ hội khi có chỉ tiêu để xin vào hợp đồng không thời hạn.
Tuy nhiên, nhiều tỉnh phía Nam thì phải đến những năm 2010 mới thực sự khó khăn và bắt đầu thi tuyển, còn trước đó gần như chỉ xét tuyển khi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục. Điều đặc biệt là những tiêu cực trong tuyển dụng thường rất ít xảy ra.
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa: Ảnh Lã Tiến
Từ bỏ ước mơ ở lại quê hương vì không tìm được cơ hội việc làm
Năm 2005 tôi ra trường và có ý định trở về quê nhà công tác để gần gia đình nhưng rồi ước mơ đó đã không trọn vẹn và để lỡ mất nhiều năm tuổi trẻ của mình một cách lãng phí.
Bởi, sau khi ra trường thì lúc bấy giờ địa phương tôi đang triển khai mô hình trường Trung học phổ thông bán công mà thầy hiệu trưởng cũ thời cấp III của tôi giờ lại là hiệu trưởng một trường bán công ở tỉnh Thanh Hóa.
Thế là tôi lên nhà thầy hiệu trưởng cũ đặt vấn đề xin dạy hợp đồng thì thầy hiệu trưởng cũ nói rằng trước mắt chưa có chỉ tiêu nên em tạm dạy hợp đồng một thời gian rồi khi nào có chỉ tiêu thầy sẽ lo cho em vào chính thức.
Dù là thầy trò cũ của nhau nhưng thầy hiệu trưởng ra giá sẽ lấy 5 triệu đồng, khi nào lo được vào được hợp đồng không thời hạn thì sẽ lấy thêm 10 triệu đồng nữa.
Nghĩ số tiền cũng lớn (lương cơ bản lúc ấy là 540 nghìn đồng) nhưng được về công tác tại quê hương thì tôi cũng vui vẻ chấp nhận vì ở quê tôi lúc bấy giờ sinh viên sư phạm ra trường đang thất nghiệp nhiều vô kể.
Để được nhận vào dạy hợp đồng với nhà trường thì tôi có một tiết dạy thử và tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn dự giờ để đánh giá, góp ý. Trước khi dự giờ thì tôi được thầy hiệu trưởng gọi vào nói nhỏ là "em bỏ ít tiền vào mấy cái phong bì để tí nữa bồi dưỡng anh em trong tổ sau khi dự giờ".
Xong thủ tục thì tôi được nhận dạy hợp đồng tại trường bán công của thầy hiệu trưởng cũ và tính lương theo tiết dạy. Mỗi tuần được xếp 4 tiết dạy Văn và 2 tiết Giáo dục công dân, mỗi tiết dạy lúc đó được trả 10.000 đồng (mười ngàn đồng).
Như vậy, mỗi tháng nếu không có ngày lễ thì tôi được trả 240 nghìn tiền lương.
Số tiền này dù lúc đó có giá trị hơn bây giờ nhưng cũng chỉ đủ để tôi đổ xăng và tiền thỉnh thoảng cà phê cùng đồng nghiệp. Mỗi khi được mời đám cưới, thôi nôi, tân gia... của đồng nghiệp đều phải xin tiền gia đình.
Điều trớ trêu là thầy hiệu trưởng cũ của tôi lúc đó không chỉ nhận tiền của tôi mà còn nhận tiền của nhiều giáo viên hợp đồng khác và cuối cùng thì chỉ tiêu mà thầy hiệu trưởng cũ đã hứa với tôi lại dành cho người khác vì người này là người có "quen biết lớn".
Thất vọng, nhìn vào tương lai không có nên tôi quyết tâm vào miền Nam tìm cơ hội việc làm ở một tỉnh miền Tây của đất nước.
Những bất ngờ xảy ra ở miền đất mới
Thông qua sự giúp sức của người bạn để nhập hộ khẩu và tham khảo thông tin tuyển dụng trên website của một Sở Giáo dục ở miền Tây, tôi đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở theo quy định và được hẹn theo dõi ngày phân công nhận nhiệm sở trên website.
Ngày phân công nhiệm sở, điều ngạc nhiên mà trước đây tôi chưa thấy là Sở Giáo dục phân công rất công bằng, minh bạch theo thứ tự ưu tiên, điểm số của từng người.
Tất cả các giáo sinh đến hội trường Sở, Sở công bố chỉ tiêu từng trường (khối trung học phổ thông) và từng Phòng (khối trung học cơ sở) và nêu rõ các bước lựa chọn đơn vị công tác.
Những người có điểm cao hơn được chọn trường trước, những người điểm thấp hơn thì chọn sau. Mỗi giáo sinh được nhận một quyết định tuyển dụng và một giấy giới thiệu về đơn vị công tác.
Chính vì ngay từ khi tuyển dụng Sở đã rà soát kỹ lưỡng văn bằng, chứng chỉ, khi về trường thì nộp hồ sơ cho đơn vị và ký hợp đồng với hiệu trưởng cẩn thận nên từ hơn chục năm trời công tác ở đây tôi chưa phải bổ sung thêm một thứ văn bằng, chứng chỉ nào.
Chính vì sự tuyển dụng minh bạch, rõ ràng, công khai nên tiêu cực không xảy ra và mọi văn bằng chứng chỉ đều phải thực hiện đầy đủ ngay từ đầu nên chúng tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng.
Khi Bộ Nội vụ có văn bản số 2965/HD-BNV Hướng dẫn về việc xử lý đối với những trường hợp có sai phạm trong công tác tuyển sụng cán bộ, công chức, viên chức thì chúng tôi cũng được yêu cầu photo văn bằng, chứng chỉ, quyết định tuyển dụng, quyết định công nhận ngạch...và gần như không có sự sai sót trong khâu tuyển dụng về văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
Có lẽ vì thế mà những năm qua dù nhiều địa phương xảy ra tình trạng thanh lý hợp đồng giáo viên, mới đây qua báo chí thì chúng ta thấy có những địa phương có kế hoạch tổ chức thi tuyển cho hàng trăm công chức, viên chức vì tuyển dụng sai nhưng cũng nhiều địa phương lại không có tình trạng này.
Vì thế, điều may mắn nhất của những công chức, viên chức, nhất là đội ngũ nhà giáo là không phải đi đường tắt, được tuyển dụng công khai, minh bạch, có đầy đủ các quyết định thì quả là hạnh phúc và yên tâm cho công việc của mình.
Chỉ tiếc, trong những năm qua, chúng ta vẫn thấy tình trạng gửi gắm, chạy chọt dẫn đến thiếu quyết định này, quyết định kia, thiếu văn bằng, chứng chỉ vì nhiều khi họ du di cho nhau, đến khi bị kiểm tra thì thiếu...
Lúc ấy, mọi thiệt thòi đương nhiên là thuộc về những công chức, viên chức đã được tuyển dụng sai quy định!
(*) Văn phong, nội dung câu chuyển thể hiện góc nhìn của tác giả, tiêu đề do Tòa soạn đặt lại.
Hà Nội: Tuyển dụng 3.960 giáo viên, nhân viên Tổng chỉ tiêu tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2020 là 3.960 người, bao gồm 3.674 giáo viên và 286 nhân viên. Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 28-12, UBND thành phố Hà Nội vừa...