Địa ốc khó vượt bão ngay năm nay
Nợ xấu tăng cao, hàng tồn dồn ứ, lãi suất không ổn định cộng thêm chính sách có độ trễ quá lớn là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bất động sản tỏ ra bi quan về cơ hội vượt khủng hoảng trong năm 2013.
Ngày 28/2, tại cuộc họp mặt đầu năm do Hiệp hội Bất động sản TP HCM tổ chức, hàng trăm doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị nhiều phương án hỗ trợ thị trường trong năm 2013. Hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng cơ hội địa ốc vượt bão thành công trong năm Quý Tỵ là rất thấp.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu nhận xét: “2013 sẽ tiếp tục là năm khó khăn của ngành địa ốc. Mức độ đến đâu còn tùy thuộc vào việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ thị trường ra sao”.
Theo ông Châu, Nghị quyết 02 cần nhanh chóng đi vào thực tiễn thì việc hỗ trợ thị trường bất động sản mới phát huy hiệu quả. Chuyên gia này cho rằng, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ chuyển công năng, chia nhỏ căn hộ, giãn thuế, Chính phủ cần bơm ngay 20.000-40.000 tỷ đồng để thực hiện các khoản vay 500-600 triệu với lãi suất ưu đãi trong 20 năm. “Hiện nay doanh nghiệp chủ yếu phải tự cứu mình, cố xoay sở để giải quyết hàng tồn và nợ xấu vì các chính sách vẫn có độ trễ nhất định”, ông Châu nói.
Thị trường bất động sản bị các chuyên gia dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trong năm 2013. Ảnh: Vũ Lê
Trong khi đó, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực cho rằng, phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục có sức ì lớn. Ông phân tích: “Nhà giá cao sẽ tiếp tục trầm lắng và rất khó tìm thấy cơ hội vượt bão năm 2013. Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng này, nhà nhỏ giá rẻ may ra mới sống được”.
Ông Đực nhấn mạnh, giá bán sẽ là yếu tố quyết định thị trường địa ốc năm 2013. Hiện nay, mức giá được thị trường chấp nhận và có giao dịch nhiều dao động từ 12-15 triệu đồng m2. Vì vậy, khi triển khai dự án, chủ đầu tư cần tính toán giá thành xây dựng không quá 5 triệu đồng mỗi m2.
Video đang HOT
Riêng Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Marc Townsend tỏ ra dè dặt khi dự báo về kịch bản thị trường bất động sản trong năm 2013. Ông Marc nhận định, bất động sản không còn là lĩnh vực ăn xổi ở thì mà cần hướng tới lâu dài. “Điều đầu tiên khi tham gia thị trường là phải có niềm tin nhưng khi lòng tin chưa trở lại, lãi suất còn cao chót vót thì mọi người chưa sẵn lòng mua”, ông nói.
Luật sư Trương Thị Hòa kiến nghị các doanh nghiệp bất động sản và bộ ngành liên quan cần thực hiện nhiều dự án nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng vê nhu câu và khả năng mua nhà của người dân. Tại các nước phát triên, bảng khảo sát rât chi tiêt, không chỉ thể hiện nhu cầu và mong đợi của khách hàng mà còn hướng dẫn người dân cách thức tích lũy tài chính và làm những bước gì để mua được nhà. Trong khi đó, khâu này ở Việt Nam còn rất kém và chưa sâu sát thực tiễn.
Các doanh nghiệp địa ốc cho rằng chính sách chậm đi vào thực tiễn thì hậu quả ngành địa ốc phải gánh chịu càng lớn. Ảnh: Vũ Lê
Bà Hòa cũng nhấn mạnh đến việc cấp bách cần Chính phủ thúc đẩy nhanh như miên thuê, giảm hoặc giãn thuê. “Doanh nghiêp có dự án đình trệ, hàng không bán được mà vẫn phải trả nợ hàng tháng thì tương lai của thị trường càng mù mịt hơn”, bà nói.
Trước sự kêu ca về độ trễ của chính sách cũng như các gói hỗ trợ thị trường, Phó giám đôc Sở Xây dựng TP HCM Nguyên Văn Danh tiết lộ, đâu tháng 3, Sở sẽ báo cáo lô trình và đề xuất về việc triên khai thực hiên Nghị quyêt 02 cho UBND TP HCM.
Phó giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh, 3 bài tập khó cho bất động sản năm 2013 là giải quyêt hàng tôn kho, xử lý nợ xâu và ôn định thị trường. Hiện nay hàng tôn kho không thê nào kiêm tra khảo sát hêt nhưng đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp đê xử lý.
Theo điêu tra sơ bô của Sở Xây dựng TP HCM, nhu câu vê nhà ở xã hôi chiếm đên 60% thị trường. Vì vậy, thành phố sẽ điêu chuyên dự án tôn kho từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hôi. Ngoài ra còn áp dụng thêm phương án điêu chỉnh công năng các dự án chưa triên khai được phục vụ chương trình nhà ở xã hôi.
Ông Danh cho hay từ năm 2006 đến nay Luât kinh doanh bât đông sản và Luât nhà ở còn nhiêu bât câp nên cần có những điêu chỉnh. Vì vậy sắp tới thành phố sẽ tông kêt, lây ý kiên của doanh nghiêp nhằm xây dựng, hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Theo VNE
Doanh nghiệp bất động sản chơi Tết dài
Thị trường chậm, công trình không chịu áp lực tiến độ khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng và môi giới địa ốc vẫn thảnh thơi chơi Tết. Nhiều đơn vị cho hay, phải qua tháng Giêng, địa ốc mới vào guồng.
Ông Nguyễn Huy, chủ nhà thầu tại một số công trình ở đường Nguyễn Trãi, Đào Tấn (Hà Nội) cho hay, mặc dù nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác đã đi làm trở lại, tại công trường của anh, công nhân vẫn chưa đến đủ. "Trước Rằm tháng Giêng, cả công trường chỉ có khoảng vài người đến gọi là 'điểm danh'. Còn đến nay, công trường mới chỉ lấp đầy được khoảng khoảng 70% số công nhân", anh chia sẻ.
Đơn cử, tại công trường xây dựng trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, số công nhân cách đây 4-5 hôm chỉ có khoảng 20-30%. Mỗi tổ chỉ có khoảng 2-6 người đến công trường. "Từ hôm mùng 9 Tết đến trước Rằm, số công nhân lên công trường chỉ lác đác, hầu hết các đội chỉ có tổ trưởng đến", ông Huy chia sẻ. Theo ông Huy, qua Rằm tháng Giêng, số công nhân đã đến đông hơn nhưng để "đủ quân số" thì phải ít nhất sang đầu hoặc giữa tháng Hai âm lịch.
Địa ốc chơi đến hết tháng Giêng. Ảnh: Hoàng Lan.
Ông Nguyễn Bằng, chủ một doanh nghiệp xây lắp tư nhân cho hay, phải sang tuần tới, công nhân của ông mới đến đủ. Một số người ở gần khu vực Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Thanh Hóa thì công nhân đã đến đủ. Tuy nhiên, người làm từ các tỉnh xa như Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai... thì vẫn vắng mặt.
"Công trình dự kiến đến cuối năm nay mới hoàn thiện nên chúng tôi không chịu áp lực tiến độ. Công nhân đi làm cả năm trời, lương khoảng 220.000 đồng mỗi ngày, thợ giỏi khoảng 250.000-300.000 đồng. Họ chỉ có dịp Tết về thăm nhà nghỉ ngơi nên cứ để họ thảnh thơi vì công trình không gấp", anh chia sẻ.
Hầu hết doanh nghiệp xây dựng thuộc các tổng công ty lớn của Nhà nước đều đi làm theo đúng lịch bắt đầu từ mùng 9 Tết (tức 18/2). Tuy nhiên, không ít đơn vị dành hết tháng Giêng để đi chùa, du lịch. Anh Hường, nhân viên xây dựng của một công trường chia sẻ, trong tuần đầu đi làm, hầu như chỉ có những nhân vật đóng vai trò quan trọng trong công ty mới có mặt. Ngoài trừ nhân viên văn phòng thuộc khối hành chính đến cơ quan để kiểm tra sổ sách giấy tờ công văn, còn đội ngũ công nhân công trường vẫn chưa đến đủ. Công nhân không đến thì công trường cũng không làm việc được nên mọi hoạt động chỉ diễn ra "túc tắc".
Riêng các công trình trọng điểm, thuộc dạng gấp rút tiến độ thì chủ đầu tư buộc phải thực hiện theo đúng cam kết và nhà thầu phải thúc các đội. Trong trường hợp, chậm tiến độ, chủ đầu tư sẽ phạt tới 0,01%-0,1% mỗi ngày tùy thuộc vào hợp đồng cam kết. "Những công trình này, ra Tết vẫn tất bật, nhưng không phải là số đông trong xu hướng hiện nay", một nhà thầu cho biết.
Không chỉ có công ty xây dựng mà nhiều đơn vị môi giới cũng nghỉ Tết dài. Anh Nguyễn Thế Cường, thuộc văn phòng môi giới bất động sản Long Biên chia sẻ, đầu năm nhiều môi giới địa ốc vẫn được nghỉ ngơi khách mua còn hạn chế. Ra Tết, có một số dự án được khách hỏi mua, tuy nhiên, giao dịch chưa có nhiều. "Trong tháng Giêng âm lịch, nhiều người vẫn đi lễ chùa, du lịch nên họ chưa đề cập nhiều đến vấn đề tình hình này, phải sang tháng mới vào guồng", anh Cường nói.
Chị Trần Nguyệt Hằng, một môi giới địa ốc ở khu vực Hà Đông chia sẻ, trong khi thị trường còn chưa khởi sắc, chị đã tranh thủ bán hàng quần áo và mở quán cafe. Chỉ khi có khách hỏi mua nhà, chị mới túc tắc làm. Mỗi tháng, thu nhập từ mở quán cafe và bán quần áo cũng lên tới trên 20 triệu đồng. "Thu nhập dĩ nhiên không bằng địa ốc thời sôi động, nhưng trong bối cảnh thị trường như hiện nay thì đó là giải pháp tối ưu", chị chia sẻ.
Ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá, năm nay, do thị trường địa ốc trầm lắng, nhiều dự án chưa bán được hàng nên các doanh nghiệp xây dựng bất động sản có phần "thảnh thơi" hơn. Cả năm vất vả trầy trật xây chạy tiến độ, nhưng hàng bán ra vẫn chậm nên nhiều doanh nghiệp oải, không muốn cố, nhất là dịp sau Tết.
"Ngoại trừ những dự án trọng điểm mang tính chất quốc gia phải chịu áp lực tiến độ, nhìn chung các doanh nghiệp bán nhà thương mại vẫn đang rất rảnh rang. Chỉ khi nào địa ốc khởi sắc, doanh nghiệp mới thực sự vào cuộc 'chiến'", ông Võ chia sẻ.
Theo VNE
'Giải pháp cứu bất động sản chỉ là liều thuốc đông y' Cho rằng tồn kho chất đầy như núi, nhiều đại biểu lo ngại, giải pháp cứu địa ốc mới chỉ ngấm từ từ khiến một cơ thể ốm yếu không vượt qua cơn trọng bệnh. Song Bộ trưởng Xây dựng cam kết, giải pháp sẽ giúp thị trường dần hồi phục. Tại phiên họp bàn về giải pháp cứu thị trường bất động...