Địa ngục trần gian của bệnh nhân tâm thần Indonesia
Bệnh nhân tâm thần ở Indonesia thường bị xích ngay tại nhà hay các cơ sở y tế nơi họ bị chính những người chăm sóc lạm dụng tâm lý và tình dục.
Bệnh nhân trong một trại tâm thần ở Galuh, Indonesia. Ảnh: HRW
Theo The Independent, ước tính ở Indonesia có 57.000 bệnh nhân tâm thần bị xích, dù lệnh cấm hành động phân biệt đối xử này được ban hành từ năm 1977.
Báo cáo của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) công bố hôm nay ghi nhận 175 trường hợp vừa được cứu khỏi tình trạng xiềng xích cùng 200 trường hợp tương tự trong vài năm trở lại đây. Báo cáo cũng đề cập đến phương pháp điều trị đáng sợ tại các cơ sở y tế ở Indonesia, nơi người ta cho rằng bệnh tâm thần là do lời nguyền hay ma ám.
“Bạn có thể ném đá và đánh đập bất kỳ ai bị xích. Ở đây chuyện đó khá phổ biến”, Yeni Rosa Damayanti, chủ tịch Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần ở Jakarta, nói.
Ismaya, 24 tuổi, bị xích ba tuần liền trong một trung tâm điều trị.
“Họ xích chân tay tôi lại. Tôi đã tìm cách thoát ra. Nhưng càng cố thì càng bị xích chặt. Họ chưa bao giờ tháo xích. Ở đây chẳng có nhà vệ sinh. Tôi thường phải gào lên mỗi khi muốn đi vệ sinh nhưng họ có cho đâu”, anh nói.
Phần lớn trường hợp người bệnh tâm thần bị xích được phát hiện ở vùng nông thôn hẻo lánh. Ở đây, người dân thiếu kiến thức về sức khỏe tâm thần và hầu như không biết đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. 90% những người có vấn đề về tâm thần trên toàn quốc không có cách nào tiếp cận được các dịch vụ này. Indonesia có đến 250 triệu dân nhưng chỉ có 48 bệnh viện tâm thần.
“Indonesia có hệ thống y tế rất tốt, nhưng điều đáng tiếc là chăm sóc sức khỏe tâm thần không nằm trong hệ thống này”, bà Shantha Rau Barriga, giám đốc chương trình về quyền của người khuyết tật thuộc HRW, cho biết.
Carika, 29 tuổi, sống suốt 4 năm trong chuồng cừu sau nhà mình ở đảo Java. Cô ăn, ngủ và đi vệ sinh ngay tại đây. Cô luôn cầu xin gia đình thả mình ra.
Cuối cùng thì cô cũng được cảnh sát giải cứu sau một chiến dịch chống xiềng xích người tâm thần do một nhà báo Indonesia khởi xướng. Nhưng sau khi thoát khỏi chuồng cừu, cô lại bị đưa đến một trung tâm điều trị, bị bắt phải uống thuốc, điều trị bằng phương pháp sốc điện và bị bệnh nhân khác cưỡng hiếp.
“Họ truyền điện vào não tôi qua thái dương và trán, tôi thấy đau lắm. Khi đó tôi còn tỉnh. Tôi nhìn thấy hết. Họ trói chặt tay tôi vào giường”, cô kể.
Biện pháp chữa trị này phổ biến ở các bệnh viện truyền thống. Trong khi đó, các cơ sở điều trị tư nhân thì đông đúc và điều kiện vệ sinh kém, HRW cho biết.
Video đang HOT
Chính phủ Indonesia đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc xích bệnh nhân tâm thần và cải thiện điều kiện chữa trị cho họ. Nhưng khó khăn là người dân còn ít hiểu biết về căn bệnh này và cơ sở y tế còn thiếu, theo HRW. Chính phủ Indonesia ước tính có hơn 18.000 bệnh nhân tâm thần vẫn đang chịu cảnh xiềng xích.
Cuối cùng thì Carika cũng được trở về nhà. Nhưng tuần vừa rồi cô lại bị gia đình bắt nhốt vào chuồng cừu, bà Barriga cho biết.
“Cần nâng cao nhận thức cho các gia đình về bệnh tâm thần. Nhưng điều đó rất khó vì người ta vẫn tin vào những câu chuyện truyền thuyết xoay quanh căn bệnh này. Cần phải có biện pháp khác thay thế cách chữa trị truyền thống”, bà Barriga nói.
Một bệnh nhân tâm thần bị xích ở Đông Java. Ảnh: HRW
Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần kêu gọi chính phủ Indonesia tiếp tục nỗ lực khắc phục tình trạng này, củng cố các điều luật về bệnh tâm thần và nâng cao nhận thức của cán bộ nhà nước về vấn đề này.
HRW kêu gọi các tổ chức cứu trợ quốc tế, như Cục Phát triển Quốc tế của Anh, phối hợp với chính phủ Indonesia để tìm ra cách đối phó tình trạng này.
Ngọc Anh
Theo VNE
Bên trong 'địa ngục trần gian' tổng thống Mỹ quyết đóng cửa
Nhà tù Guantanamo của Mỹ được mệnh danh là "địa ngục trần gian" vì các điều kiện giam giữ khắc nghiệt cũng như những hình thức tra tấn đáng sợ mà tù nhân ở đây phải chịu đựng.
Nhà tù Guantanamo được thành lập năm 2002 tại một căn cứ hải quân Mỹ ở phía đông Cuba với chức năng chính là giam giữ các nghi phạm khủng bố. Nhà tù này nổi tiếng từ lâu bởi điều kiện giam cầm khắc nghiệt và quy trình pháp lý thiếu tính minh bạch. Nhiều tù nhân tại nhà tù Guantanamo còn tố cáo họ phải chịu nhiều biện pháp tra tấn khủng khiếp "ngoài sức tưởng tượng" từ các điều tra viên ở đây. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua trình bày kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo trước người dân. Ông cho rằng đây chính xác là thời điểm để cho ngừng hoạt động một nhà tù đi ngược lại lợi ích và giá trị của nước Mỹ. Ông Obama năm 2008 còn gọi nhà tù Guantanamo là một chương đau buồn trong lịch sử Mỹ.
Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết chi phí di dời tù nhân và đóng cửa nhà tù Guantanamo có thể dao động trong khoảng từ 290 triệu USD đến 475 triệu USD. Ảnh: AP
Nhà tù Guantanamo chia làm ba phân khu chính, bao gồm Trại Delta, Trại Iguana, và Trại X-Ray. Nhà tù cũng vận hành một cơ sở đặc biệt được bố trí nhiều lớp an ninh cực kỳ nghiêm ngặt và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Vì những đặc điểm kể trên mà Trại 7, hay còn gọi là Trại Platinum, được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chọn làm nơi giam giữ 14 "tù nhân quan trọng" với các cáo buộc tấn công khủng bố.
Đô đốc Patrick Walsh, cựu phó chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ, năm 2009 còn ví Trại 7 với một "siêu nhà tù". Từ lúc trại đi vào hoạt động năm 2006 tới nay, số người được phép tiếp cận Trại 7 chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong ảnh, các binh sĩ Mỹ đang đứng gác tại Trại Delta. Ảnh: AP
Một binh sĩ quân đội Mỹ đứng quan sát trên chòi canh tại Trại Delta ngày 10/3/2010. Ảnh: AFP
Trại X-Ray thuộc nhà tù Guantanamo bị đóng cửa ngày 29/4/2002. Trại này ban đầu được sử dụng làm nơi giam giữ các tay súng al-Qaeda và Taliban bị bắt sau vụ khủng bố 11/9. Ảnh: AP
Một tù nhân Guantanamo với hai chân bị xích và gắn chặt xuống nền nhà.
Tháng 4/2011, nhà tù Guantanamo vướng vào một bê bối nghiêm trọng khi trang WikiLeaks tung ra hơn 700 tài liệu tuyệt mật về cơ sở này. Theo đó, trong 780 người từng bị bắt giữ tại đây từ tháng 2/2002 đến tháng 1/2009, 150 người đã được xác nhận là "vô tội". Những tài liệu kể trên cũng cho thấy các tù nhân bị tra tấn một cách dã man, bị xiềng xích, đánh đập, giam trong phòng kín tối tăm, không được phép ngủ, thậm chí bị xâm hại tình dục. Ảnh: AFP
Một buồng giam tù nhân. Ảnh: CNN
Binh sĩ Mỹ kiểm tra buồng giam của các phạm nhân trong giờ cầu nguyện buổi sáng tại Trại 6, nhà tù Guantanamo, vào ngày 21/1/2009. Ảnh: New York Daily News
Cùm chân dành cho các tù nhân. Ảnh: Reuters
Gần 800 người đã được chuyển tới nhà tù Guantanamo từ khi nó mở cửa vào tháng 1/2002 tới nay. Hiện tại, nhà tù vẫn giữ 91 tù nhân. Những người này đa phần bị nghi ngờ là thành viên của các tổ chức khủng bố khét tiếng như al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: US Navy
Gần một nửa trong 91 tù nhân đang bị giam tại nhà tù Guantanamo phải đối mặt với các cáo buộc hình sự, 35 người đủ điều kiện để chuyển giao cho các nước khác, 10 người được xác định là thành phần "không thể trao trả tự do". Ảnh: AFP
Khalid Shaikh Mohammed, công dân Pakistan, thành viên tổ chức khủng bố al-Qaeda, là một trong những tù nhân nguy hiểm nhất còn lại tại nhà tù Guantanamo. Mohammed bị buộc tội chủ mưu lên kế hoạch thực hiện vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ.
Nhà chức trách chuyển Mohammed tới Guantanamo từ năm 2006. Sau vài tháng bị giam giữ tại đây, tên này thú nhận hắn không những là kẻ vạch đường đi nước bước cho vụ tấn công 11/9 mà còn tham gia cả vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993. Ảnh: AP
Người biểu tình ngày 24/3/2013 hóa trang thành những tù nhân Guantanamo kêu gọi chính quyền đóng cửa cơ sở này.
Giới quan sát đánh giá Tổng thống Obama cũng muốn hoàn thành việc đóng cửa nhà tù Guantanamo trước khi ông rời nhiệm sở như một di sản để lại sau hai nhiệm kỳ cầm quyền. Ảnh: AFP
Vũ Hoàng
Tổng hợp
Madaya trở thành "địa ngục trần gian" trong cuộc chiến vây hãm tại Syria Hình ảnh của những đứa trẻ Madaya chỉ còn bộ da bọc xương, những người già thoi thóp lay lắt sống qua ngày thực sự là nỗi sự ám ảnh đối với nhiều người. Madaya - một cái tên còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng lại đang trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới. Thị trấn vùng biên...