“Địa ngục” ở Trung Quốc
Tình trạng cưỡng bức, hành hạ dã man ở các cơ sở sử dụng lao động trái phép đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc.
Lý Vân Hoa bắt người lao động ăn chung với chó – Ảnh: Bjnews.cn
Tân Hoa xã tuần trước dẫn thông báo của cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho hay họ vừa giải cứu 18 công nhân thoát khỏi một ổ lao động “đen” ở địa phương. Vụ việc bị cáo giác từ tháng 2 nhưng đến nay mới được thông báo, do nhà chức trách giữ bí mật khi điều tra. Theo đó, ngày 17.2, một tài xế taxi đến đồn cảnh sát trình báo ông thấy 3 người bị một nhóm xã hội đen dùng dao khống chế, đánh đập và ép đưa lên xe chở đi. Từ cáo giác này, cảnh sát tiến hành điều tra và phá tan 2 tập đoàn xã hội đen chuyên lừa đảo, cưỡng bức nông dân đưa đến các điểm lao động chui. Qua đó, chính quyền cứu thoát được những lao động trên đang bị nhốt trong điểm tập kết chuẩn bị đưa đi. Những phòng giam rộng chưa đến 10m2 nhưng chứa đến 13 người mỗi phòng. Cảnh sát cũng bắt giữ 8 nghi can cầm đầu đường dây này. Vụ án một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng cưỡng bức lao động tại Trung Quốc và nhân trường hợp này, báo chí đồng loạt đăng tải nhiều vụ việc kinh hoàng khác.
Hơn cả địa ngục
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát thừa nhận tình trạng bắt ép lao động làm việc không công đang tăng lên. Bọn tội phạm dụ dỗ nông dân, người vô gia cư đi làm việc với lời hứa sẽ được hưởng lương 100 nhân dân tệ (hơn 330.000 đồng) mỗi ngày và bao ăn ở. Sau đó, chúng đưa họ đến những hang ổ lao động “đen” để bắt làm việc không công. Dã man hơn, nhiều nạn nhân là người mang bệnh tâm thần bị bắt làm việc 20 giờ mỗi ngày, bất kể thời tiết lạnh thấu xương và phải ăn đồ ôi thiu. Nhiều nạn nhân bị đánh đập thường xuyên, ép ăn phân khi làm trái ý chủ. Có người thiệt mạng trong quá trình làm việc rồi bị chủ lao động lén lút mang đi chôn.
Một nạn nhân là người tâm thần ở Tân Cương – Ảnh: Bjnews.cn
Không những thế, bọn tội phạm này còn được tiếp tay bởi những người quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội. Báo Hà Bắc đăng vụ xét xử hai vợ chồng Lý Hưng Lâm và Lý Vân Hoa, chủ xưởng hóa chất – vật liệu xây dựng tại huyện Thác Khắc Tốn, Khu tự trị Tân Cương. Hai người này lần lượt bị tuyên án 54 và 24 tháng tù giam cùng khoản tiền phạt 100.000 nhân dân tệ vì cưỡng bức 18 lao động suốt 4 năm. Trong số đó, 12 nạn nhân là người tâm thần, già yếu do cặp vợ chồng họ Lý mua từ Trung tâm thu nhận ăn xin và Đội người tàn tật tự cường ở huyện Cừ, tỉnh Tứ Xuyên. Người quản lý trung tâm trên đã trực tiếp ký hợp đồng bàn giao họ cho vợ chồng họ Lý dưới hình thức “bảo trợ từ thiện, tạo công ăn việc làm”. Thực tế, các nạn nhân “được bảo trợ” bằng cách bị bắt làm việc quần quật, bị đánh đập và thậm chí phải ăn chung đồ ăn với chó dưới sự canh gác của đích thân Lý Vân Hoa. Dư luận hết sức bàng hoàng trước những hình ảnh do phóng viên báo Beijing News xâm nhập vào cơ sở trên chụp được.
Video đang HOT
Cảnh sát cũng không tha
Nhân Dân nhật báo đăng trường hợp một nạn nhân tên Liễu Chí Bân ở tỉnh Sơn Đông, vốn là một cảnh sát với 6 năm trong ngành. Liễu kể lại rằng bọn tội phạm đã đánh ông bất tỉnh ngay trên phố rồi bắt trói chở đến tỉnh Sơn Tây. Tại đây, ông phải trải qua 14 tháng làm việc ở một mỏ than dưới lòng đất.
Sau thời gian dài tìm cách lấy lòng tay gác cổng, Liễu được giao nhiệm vụ đi lấy nước bên ngoài. Nhân cơ hội này, ông bỏ trốn thành công cùng một nạn nhân tên Hồ Thụ Bằng. Liễu cho nhà chức trách hay 34 lao động khác vẫn bị nhốt tại khu mỏ trên nhưng cả ông lẫn Hồ Thụ Bằng đều không nhớ nổi vị trí đi đến đó. Tới nay, cảnh sát vẫn đang điều tra vụ án này. Chính quyền thừa nhận vì nhiều lý do khác nhau, người ta không thể tìm được rất nhiều nạn nhân khác đang bị giam giữ trong các ổ lao động đen.
Theo Thanh Niên
Mẹ bán con gái vào tổ quỷ lấy 1 triệu để dành
Trước ma lực ghê gớm của đồng tiền, Hoàng Thị Hồng ở bản Na Pao, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã tự nguyện dâng đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra mới vừa 13 tuổi và đích thân thị còn "tận tình" đưa con vào nơi nhơ nhớp bán sang biên giới để lấy 440 Nhân dân tệ (gần 1 triệu đồng).
Hành vi nhẫn tâm của thị sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi nếu một ngày đứa con ấy bỗng dưng trở về cùng với tấm thân tàn tạ, gạt nước mắt viết đơn tố cáo những kẻ đã bán mình vào chốn địa ngục trần gian, trong đó không loại trừ kẻ mà cô gái đau khổ ấy đã từng gọi là mẹ.
Mờ mắt vì tiền
Không nhớ tên mẹ, chẳng nhớ tên cha, người đàn bà ấy chỉ nhớ rành rõ tên của anh chị mình.
Điều kỳ lạ ấy đã khiến cho nhiều trinh sát 4 năm ròng rã theo dấu thị phải đặt câu hỏi:
Phải chăng sự thiêng liêng của tình mẫu tử từ lâu đã bị thị đặt xuống hàng thứ yếu, thế nên chỉ khi một người cùng làng đến nhà, buông ra những lời ngọt ngào, đặc biệt là khoản tiền gần 1 triệu đồng cho đứa con gái đang tuổi lớn của thị thì thị đã ngoan ngoãn "dâng" đứa con của mình mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ, dằn vặt.
Em N khi đó đang ở tuổi 13, cái tuổi như đóa hoa rừng còn e ấp hồn nhiên và trong sáng. Vào cái ngày định mệnh ấy, em đi theo mẹ như bao buổi lên nương trồng sắn, lên chợ mỗi mùa phiên... nhưng em không thể biết rằng đó chính là đoạn cuối chia cắt tình mẫu tử.
Trước đó, vào tháng 4/2004, đối tượng Trần Văn Sơn xuất cảnh trái phép sang Nàn Si - Hà Khẩu - Vân Nam (Trung Quốc) làm thuê.
Tại đây, Sơn gặp Lao Sử là chủ chứa mại dâm. Sử bảo Sơn về nước tìm gái mại dâm bán cho y với khoản tiền hậu hĩnh. Sơn nhận lời rồi về nước tìm gặp Đàm Thị Tươi để thương thảo kế hoạch "làm ăn" tìm gái bán sang Trung Quốc.
Khoảng một tuần sau, Tươi đã tìm gặp Hồng để ngã giá cho đứa con 13 tuổi của thị. Trong cuộc mua bán đó, Tươi nói rõ với Hồng sẽ đưa con gái của thị sang Trung Quốc làm gái mại dâm, đổi lại, thị sẽ được bù đắp 1 triệu đồng cho công sinh đẻ, nuôi nấng.
Đối với một người đàn bà sinh ra ở chốn rừng núi, quần quật làm lụng quanh năm cũng chưa có đến mấy trăm ngàn tích trữ, thì con số đó quả là một niềm mơ ước với thị. Không chần chừ, Hồng đồng ý bán con.
Có được gái gật đầu của Hồng, Tươi liền gọi điện ngay cho Sơn để bàn kế hoạch đưa đón cháu N sang Trung Quốc.
Trở về, Tươi đưa cho Hồng 30 ngàn đồng để hai mẹ con đi xe ôm rồi gặp Sơn ở biên giới. Rồi từ đó, tất cả theo đường mòn vượt qua biên giới Việt - Trung đến thẳng nhà Lao Sử.
Em không thể biết rằng đó chính là đoạn cuối chia cắt tình mẫu tử...(ảnh minh họa)
Từ đây, Sử tiếp tục chở mẹ con Hồng vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Sau khi cuộc mua bán kết thúc, Lao Sử đưa cho Hồng 440 NDT theo thỏa thuận trước đó, trở về Việt Nam Hồng còn phóng khoáng cho Sơn và Tươi mỗi người 100 NDT và nói đó là tiền công vì đã giúp thị bán con trót lọt.
Tại điểm chứa mại dâm của Lao Sử, cháu N đã phải "làm việc" cho Sử như bao nhiêu cô gái trưởng thành khác ở động này.
Hơn thế nữa, do xuân sắc hơn các cô khác mà tần suất "hoạt động" của N có lúc cao hơn. Chẳng bao lâu, đóa hoa rừng còn chưa kịp bung nở ấy đã bị bao nhiêu khách làng chơi vùi dập.
Trong lời kể của mình khi trở lại Việt Nam, N đã khiến cho nhiều trinh sát thụ lý điều tra phải ứa nước mắt bởi những tâm sự về nỗi đau khi bị chính mẹ đẻ mình lừa bán sang nước bạn vào chốn nhơ nhớp.
Hơn thế nữa, không chỉ bán mà mẹ còn nhiệt tình tiễn chân con sang tận Trung Quốc. Suốt một chặng đường dài cháu không thể phát hiện trên khuôn mặt mẹ một nét đau buồn nào, có chăng lúc đó trong đầu Hồng đang lấy làm hả hê và suy tính với số tiền kiếm được sau phi vụ bán con này, thị sẽ làm gì.
Căm giận mẹ và những kẻ đã khiến tấm thân mình nhơ nhớp, thể xác bị hành hạ và chịu biết bao nhiêu cay đắng, N vẫn phải cắn răng hầu hạ theo lệnh của Lao Sử, vì chỉ một phút lơi là hay có ý định chống đối thì y như rằng roi vọt lại hằn lên thân thể. Thế nhưng, trong đầu cô sơn nữ non nớt ấy vẫn nghĩ đến ngày được trở về.
Lời tố cáo của đứa con "mất tích"
Cái ngày mà N chờ đợi cuối cùng cũng đến, dù nó muộn hơn suy tính của N rất nhiều. Trong thời gian ngắn ngủi bị hành hạ thể xác và bị khai thác tình dục một cách tối đa ấy, N đã bị mắc bệnh sùi mào gà và nấm âm đạo. Trong "cỗ máy khai thác tình dục" ấy, chuyện cho nhân viên của mình đi chữa bệnh dường như là hi hữu, thế nên N đã bị đào thải khỏi chốn địa ngục này.
Được tự do, N lập tức tìm đường trở về Việt Nam và điều đầu tiên em nghĩ đến trong đầu của mình là phải tố cáo mẹ đẻ và đồng bọn. Khi đặt chân đến Lào Cai, em lập tức làm đơn tố cáo lên Công an huyện Mường Khương.
Nhận được đơn, nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc, đặc biệt là đối tượng đồng thời cũng là mẹ nạn nhân, Công an huyện Mường Khương ngay lập tức báo lên Công an tỉnh Lào Cai.
Trong lúc đó, khi phát hiện đứa con mình đã bán rồi rêu rao khắp bản làng là "bỗng dưng mất tích" đột ngột trở về, Hoàng Thị Hồng đã kịp thời bỏ đi khỏi nơi cư trú để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Tiếp nhận đơn tố cáo của N, Công an tỉnh Lào Cai đã giao cho CQCSĐT trực tiếp làm rõ vụ án. Cháu N cũng được đưa đi giám định để làm rõ các thương tích trên người. Tại bản giám định pháp y số 06 ngày 28/12/2004 của Trung tâm Y tế huyện Mường Khương đã kết luận cháu N bị tổn hại 31% sức khỏe.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã có đầy đủ chứng cứ về hành vi của các bị cáo đúng như nội dung đơn tố cáo của cháu N. Ngay lập tức, các mũi trinh sát nhanh chóng được triển khai để bắt giữ các đối tượng liên quan. Đến ngày 25/6/2005, Đàm Thị Tươi và Trần Văn Sơn đã sa lưới pháp luật.
Với tội danh của mình, Tươi và Sơn đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai xử phạt về tội buôn bán trẻ em. Trong đó Tươi lĩnh án 11 năm tù, Sơn lĩnh án 13 năm tù, cùng với đó là việc phải bồi thường cho nạn nhân.
Do đối tượng Hoàng Thị Hồng đã bỏ trốn, việc truy bắt Hồng được giao cho Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm tiếp tục truy lùng.
Ngoài hành vi tích cực tiếp tay cho các đối tượng buôn người bán con đẻ của mình, Hồng còn bị chị Nguyễn Thị Chiềng tố cáo thị đã lừa bán 2 con của mình là cháu Vương Thị Đào (sinh năm 1987) và Vương Thị Thương (1989). Các nạn nhân này đều bị bán sâu vào nội địa Trung Quốc.
Mặc dù ít có điều kiện ra khỏi làng, tuy nhiên khi bị truy lùng gắt gao Hồng cũng tỏ ra ma mãnh khi liên tục thay đổi nơi cư trú và tìm cách che giấu thân phận của mình khiến cho lực lượng làm nhiệm vụ hết sức vất vả.
Sau khi bỏ trốn, Hồng lúc thì về quê mẹ ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, lúc lại sang thị trấn Hà Khẩu, Trung Quốc kiếm sống.
Phải đến tận ngày 18/4/2009, sau gần 4 năm lẩn trốn, Hoàng Thị Hồng mới bị phát hiện, bắt giữ khi thị đang trên đường về quê mẹ ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 22/7/2009, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử lưu động tại huyện Mường Khương và tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Hồng 18 năm tù về "tội mua bán trẻ em" và "tội mua bán phụ nữ".
Tại phiên tòa, một lần nữa, tội danh của Hồng được nhắc lại như một lời răn đe nghiêm khắc đối với những kẻ coi con người là hàng hóa để mua bán, đặc biệt hơn đó lại là đứa con mà bản thân đối tượng đã dứt ruột đẻ ra và nuôi nấng.
Phiên tòa diễn ra lẫn trong những tiếng chửi rủa, oán trách của những người có mặt. Bị cáo Hoàng Thị Hồng cúi đầu sụp, còn nạn nhân đau đớn nhất là cháu N cũng khó có thể ngẩng đầu lên để mạnh mẽ tố cáo mẹ mình, bởi hơn ai hết, dù là đang là một cô bé mới lớn nhưng N cũng biết được đó là người đã sinh ra mình, đã nuôi nấng mình...
Sau 18 năm tù, Hồng rồi sẽ được trở lại cộng đồng, còn cuộc đời cháu N như bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra và phần nhận định của phiên tòa đã chỉ rõ: Cháu không chỉ bị tổn thương về thể xác mà còn bị ảnh hưởng lâu dài về tinh thần, đến tâm sinh lý và cả hạnh phúc lứa đôi sau này của cháu.
Thêm một lần nữa, hồi chuông về tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em được gióng lên mạnh mẽ ở vùng biên giới nước ta. Nhưng đó là lần đầu tiên một sự kiện gây chấn động những ngôi làng nhỏ bé ở một vùng sâu, bởi lẽ dù không hiểu biết pháp luật, dù lạc hậu thế nào, dù đói kém thế nào những người mẹ ở chốn mù sương ấy vẫn chưa từng một lần nghĩ đến việc bán con.
Theo Phunutoday
Gặp lại người vợ bị chồng đánh và bắt xem clip sex Cuộc sống của người vợ bất hạnh ấy đã có gì thay đổi và chị đã nguôi ngoai được nỗi ám ảnh sau ngần đó thời gian? Chưa bước vào câu chuyện, chị Lý đã nhoè trong nước mắt. Những ngày trung tuần tháng 11/2011 vừa qua, vụ việc một người chồng đánh đập vợ dã man rồi bắt xem clip mình quan...