Địa lan Sa pa Loài hoa giúp nông dân làm giàu
Nếu ai có dịp qua xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai hỏi bà con nông dân nơi đây cây trồng nào đang giúp bà con làm giàu, chắc chắn mọi người sẽ nhận được câu trả lời: “muốn làm giàu phải bắt đầu từ trồng cây hoa địa lan”.
Hoa địa lan Sa Pa một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao
Tả Phìn là xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Sa Pa, có những thời điểm tỉ lệ hộ nghèo ở mức trên 60%. Trong thời gian qua toàn xã đã dần thay da đổi thịt trở thành điểm sáng trong phong trào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, không những thế còn được chọn là xã điểm trong chương trình xây dựng Nông thôn mới của huyện Sa Pa giai đoạn 2016-2020. Để có kết quả đó, cây hoa địa lan đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng của địa phương.
Video đang HOT
Cây hoa Địa lan Sa Pa ban đầu là cây tự nhiên mọc ở mỏm đá trong rừng được bà con mang về chơi vào dịp tết, sau này dần được yêu thích và trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Theo người dân bản địa, cây hoa Địa lan không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng có yêu cầu chặt chẽ về điều kiện khí hậu, thời tiết. Xã Tả Phìn được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu ôn hòa rất thích hợp trồng giống hoa này. Để có một chậu hoa đẹp (từ 10 – 20 cành) phải mất thời gian chăm bón khoảng 3 – 4 năm. Hiện nay giá bán trung bình từ 2 đến 3 triệu đồng/chậu, nhiều chậu có giá trị 10 đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào số bông trên chậu. Trừ chi phí đầu tư giống, phân bón, giá thể (chậu) và công chăm sóc hết khoảng 400 đến 500 nghìn đồng/chậu, như vậy bình quân thu lãi được từ 1 đến 2 triệu đồng trên một chậu lan. Với hiệu quả kinh tế cao như vậy trên địa bàn toàn xã đã giấy lên phong trào trồng lan đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ gia đình.
Hiện nay trên địa bàn xã có hơn 500 hộ trong tổng số 636 hộ trồng hoa địa lan với khoảng 2 vạn chậu hoa địa lan. Hàng năm xã Tả Phìn cung cấp cho thị trường khoảng 70% số lượng hoa địa lan của Sa Pa trong dịp tết Nguyên đán. Tổng thu nhập từ cây hoa địa lan của toàn xã trong năm 2015 ước tính đạt trên 8 tỷ đồng, trong đó có nhiều hộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như hộ ông Vàng A Chảo thôn Giàng Tra, ông Chang A Sà thôn Suối Thầu, hộ ông Lý Phù Trìu, ông Lý Phù Nhàn thôn Tả Chải… Nhiều hộ khác trong xã không những thoát nghèo mà còn xây được nhà, có tiền đầu tư cho con cái học hành và mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cuộc sống như ti vi, tủ lạnh, xe máy, ô tô…
Ông Lý Phù Siệu, Bí thư Đảng ủy xã cho biết việc trồng hoa địa lan hiện nay còn có một số khó khăn nhất định như việc trồng còn mang tính tự phát, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên dịch bệnh vẫn xảy ra, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà phải thông qua nhiều bước trung gian mới đến được với người tiêu dùng.
Vì vậy để sản xuất hoa địa lan bền vững, trở thành một trong những cây trồng thế mạnh của xã Tả Phìn nói riêng và huyện Sa Pa nói chung cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế hỗ trợ vay vốn, nguồn giống sạch bệnh, xây dựng các mô hình trồng lan ứng dụng công nghệ cao, thành lập các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, nhóm nông dân sở thích về trồng hoa địa lan và xây dựng thương hiệu “Hoa Địa lan Sa Pa” cũng như tăng cường công tác quảng bá sản phẩm, liên kết thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm. Được như vậy chắc chắn sẽ có nhiều gia đình đi lên làm giàu từ cây hoa địa lan./.
Theo Phạm Quốc Hoàn (TTKNQG)
Trồng lan thu 80 triệu đồng/1.000m2
Chị Trần Thị Hạnh, một hộ tham gia mô hình cho biết, gia đình được hỗ trợ gần 1.000 cây lan Mokara giống. Sau thời gian chăm sóc, chị thấy lan phát triển tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Sau 6 - 8 tháng trồng, cây bắt đầu ra hoa, bán có giá hơn so với nhiều cây trồng khác.
Mới đây, Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi (TP.HCM) đã hỗ trợ 24.000 giống lan Mokara cho 24 hộ nông dân ở các xã: Trung An, Tân Thạnh Đông, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Tân Phú Trung, An Phú và Phú Mỹ Hưng. Các giống lan gồm: Vàng chanh, vàng nến, vàng kitti, pink hồng và tím Calypso với tổng số tiền hỗ trợ hơn 1,45 tỷ đồng từ Trung tâm Khuyến nông thành phố. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông thành phố còn hỗ trợ kỹ thuật trồng cho nông dân suốt 1 năm sau khi nhận giống.
Mô hình trồng lan Mokara tại xã Tân Thông Hội (Củ Chi, TP.HCM). ảnh: T.T
Để được hỗ trợ lan giống, các hộ trên đã tham gia 6 mô hình trình diễn trồng lan Mokara cắt cành do Trạm Khuyến nông huyện xây dựng. Trước đó, Trạm Khuyến nông Củ Chi đã tổ chức lượng giá mô hình trình diễn "Trồng hoa lan Mokara cắt cành" tại xã Thái Mỹ, với quy mô 4 hộ/4.000 cây/1.000m2, gồm các màu: Đỏ 28, vàng nến và vàng chanh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của lan đạt 100%, chiều cao cây từ 62 - 65cm, năng suất 4 - 6 cành/cây/năm, sản lượng từ 2.800 - 4.200 cành/năm. Doanh thu đạt 80 triệu đồng (4.000 cây/1.000m2).
Chị Trần Thị Hạnh, một hộ tham gia mô hình cho biết, gia đình được hỗ trợ gần 1.000 cây lan Mokara giống. Sau thời gian chăm sóc, chị thấy lan phát triển tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Sau 6 - 8 tháng trồng, cây bắt đầu ra hoa, bán có giá hơn so với nhiều cây trồng khác. "Theo tôi, các hộ trồng lan trong xã nên liên kết thành lập tổ hợp tác để giải quyết đầu ra ổn định, tránh tình trạng thương lái ép giá. Để việc trồng lan đạt năng suất cao, bà con nên chọn giống mới, giống tốt" - chị cho biết.
Ông Võ Ngọc Đẹp - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết, qua 12 năm (2004 - 2016) thực hiện chương trình hoa lan, cây kiểng đã khẳng định chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị có hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh. Để hoa lan phát triển tốt, đạt năng suất cao, theo ông Đẹp, vườn trồng lan phải có độ thông thoáng, tránh ngập úng, người trồng cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phòng và trị bệnh cho lan cũng như nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, về đầu ra, ông Đẹp lo ngại khi các hộ trồng lan ở địa phương hiện còn nhỏ lẻ, không tập trung nên khó tìm mối tiêu thụ ổn định, vì vậy các hộ nên liên kết thành các tổ sản xuất, HTX... để tập hợp thành vùng sản xuất lớn, từ đó tạo uy tín, thương hiệu và tiêu thụ dễ dàng hơn.
Theo thống kê, toàn TP.HCM hiện có trên 300ha trồng lan; sản lượng hoa lan cung ứng hằng năm khoảng 6,7 triệu chậu và 68,9 triệu cành, đạt giá trị khoảng 613,9 tỷ đồng, với gần 900 hộ tham gia trồng, tập trung chủ yếu tại các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, các quận: 9, 12 và Thủ Đức.
Theo Danviet
Con cua, cây lan hứa hẹn sự đổi đời Nhằm đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM (TTKN) đang tăng cường chuyển giao nhiều mô hình thu hút nông dân (ND) tham gia sản xuất. Theo ông Võ Ngọc Anh - Giám đốc TTKN thành phố, các mô hình mà TTKN đang thực hiện rất phù hợp với quá...