Địa chấn chính trị Nga: Putin luôn làm cả thế giới bất ngờ
Thông điệp liên bang 2020 của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biến thành một trong những kho ảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử chính trị Nga gần đây, hãng tin RT bình luận.
Hôm thứ Tư 15/1, cả chính phủ Nga đã từ chức. Thủ tướng Dmitry Medvedev rời vị trí và Tổng thống Vladimir Putin xác nhận chắc chắn rằng ông sẽ rời khỏi vị trí tổng thống vào cuối nhiệm kỳ hiện tại. Sau khi Thủ tướng Medvedev từ chức, ông Putin đã đề cử Mikhail Mishustin – người đứng đầu ngành thuế của nước Nga làm thủ tướng mới – điều khiến không chỉ người Nga mà cả thế giới đều bất ngờ.
Vào buổi sáng ngày 15/1, ông Mikhail vẫn còn là một quan chức Nga bình thường, không được nước ngoài chú ý, đến nỗi ông thậm chí không có trang Wikipedia tiếng Anh. Thậm chí, mức độ “nổi tiếng” của ông Mishustin bên trong nước Nga cũng khiêm tốn.
Nhưng đến buổi chiều cùng ngày, cái tên Mikhail Mishustin đã trở thành “tâm điểm” trên truyền thông quốc tế. Bất chấp độ nổi tiếng khiêm tốn, ông Mikhail được đánh giá là một nhà quản lý hiệu quả.
Là người đứng đầu cơ quan thuế của Nga, ông Mikhail đã đạt được những thành công rực rỡ. Chính ông là người có công lớn trong việc xây dựng lại hệ thống thu thuế của Nga, biến nó thành một trong những hệ thống tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới. Nguồn thu từ thuế theo đó tăng 20%. Ông Mishustin, đặc biệt giống ông Putin, vốn là một người chơi khúc côn cầu cuồng nhiệt.
Một lần nữa, những cải cách chính trị của ông chủ Điện Kremlin đã gây ra cơn địa chấn chấn động trên toàn nước Nga nói riêng và cả thế giới nói chung. Những sửa đổi Tổng thống Putin đề xuất được cho là thay đổi diện mạo cả hệ thống chính trị của đất nước.
Những đề xuất sửa đổi mà Tổng thống Putin trình bày rất cụ thể, đó là chỉ có công dân Nga sống ít nhất 25 năm tại đất nước và không có bất kỳ cơ sở nào để thường trú tại nước khác mới được giữ các chức vụ lãnh đạo nhà nước quan trọng, là khẳng định quy định nhiệm kỳ tổng thống không kéo dài quá 2 kỳ liên tiếp, là nâng cao vai trò và trách nhiệm của cơ quan lập pháp, đó là quy chế hiến định cho một cơ quan do chính ông Putin lập ra vào năm 2000 là Hội đồng quốc gia…
Video đang HOT
Những đề xuất sửa đổi trên một khi thành hiện thực, nước Nga sẽ có cơ quan lập pháp mạnh, đảm đương cả vai trò bổ nhiệm lãnh đạo cao nhất của nhánh hành pháp thay vì chỉ phê chuẩn theo đệ trình của tổng thống như hiện nay.
Về phần Thủ tướng Medvedev, theo RT, ông đã không bị gạt sang một bên. Sau khi từ chức, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia, một vị trí “bán nghi lễ” nhưng vẫn giữ được uy tín. Sẽ là một sai lầm khi cho rằng, ông Medvedev đã rời sân khấu chính trị, nhưng sẽ rất ngạc nhiên nếu ông một lần nữa lại được tin dùng.
Theo danviet.vn
'Địa chấn chính trị' ở Nga sau bài phát biểu của Putin
Bài phát biểu hàng năm dường như là thông lệ của Tổng thống Putin ngày 15/1 bất ngờ tạo nên một cơn địa chấn chính trị lớn tại Nga.
Các bước ngoặt bất ngờ
Sau khi bài phát biểu kết thúc, chính phủ Nga từ chức, khiến các nhà quan sát Kremlin hoàn toàn bất ngờ. Thủ tướng Dmitry Medvedev rút lui và rời tiền tuyến chính trị, ông Putin chính thức xác nhận sẽ rời ghế Tổng thống vào năm 2024 khi hết nhiệm kỳ và ông Mikhail Mishustin sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nga.
Vào sáng 15/1, ông Mishustin vẫn là nhân vật không được nhiều người ở ngoài nước Nga biết tới. Ông này thậm chí còn không có trang thông tin Wikipedia bằng tiếng Anh. Tiểu sử trong nước của ông Mishustin vẫn còn ít ỏi. Tuy nhiên, người được Tổng thống Putin đề cử làm Thủ tướng Nga chính là một nhà quản lý tài ba, theo RT.
Ông Mishustin là người đứng đầu sở thuế liên bang Nga và đã đạt nhiều thành công lớn, doanh thu từ thuế tăng 20% dưới sự giám sát của ông. Năm ngoái, tờ Financial Times đã mệnh danh ông Mishustin là "Người thu thuế của tương lai" vì vai trò của ông trong việc tái xây dựng hệ thống thu thuế của Nga trở thành một trong những hệ thống hiện đại và hữu hiệu nhất thế giới.
Ông Mishustin, cũng giống Tổng thống Putin - là một cầu thủ khúc côn cầu. Ông được mô tả là "nhân vật chính trị ít người biết tại Nga...một công chức, người thực hiện công việc được giao". Mô tả như vậy cũng từng được áp dụng với chính ông Putin vào năm 1999.
Bài phát biểu vạch ra tương lai của Putin
Trong bài phát biểu vào đầu ngày 15/1, ông Putin vạch ra lộ trình cho việc bản thân rời Kremlin. Ông Putin sẽ không tiếp tục làm Tổng thống Nga sau khi nhiệm kỳ hiện thời kết thúc vào năm 2024. Nhà lãnh đạo này đề xuất sửa Hiến pháp để tăng quyền cho Quốc hội và Thủ tướng, phá bỏ hệ thống "siêu Tổng thống" vốn giúp ông có nhiều quyền lực.
Theo đề xuất của Tổng thống Putin, Quốc hội nên được quyền phê chuẩn ứng viên Thủ tướng. Thủ tướng mới sau đó sẽ đệ trình lên Quốc hội những ứng viên cho vị trí phó Thủ tướng, Bộ trưởng chính phủ để phê chuẩn. Tổng thống khi đó sẽ có nghĩa vụ bổ nhiệm các vị trí đó và không có quyền bác bỏ những ứng viên đã được Quốc hội phê chuẩn.
Putin cũng muốn tăng cường vai trò của Hội đồng An ninh. Trên thực tế, Tổng thống Putin có thể giữ vai trò chủ tịch Hội đồng An ninh, thay vì vị trí Thủ tướng sau khi rời khỏi Kremlin. Hội đồng An ninh là một tổ chức cố vấn, gồm người đứng đầu các vùng và thành viên của chính , chuyên đưa ra những lời khuyên cho người đứng đầu đất nước.
CNN dẫn lời chuyên gia Oleg Ignatov thuộc Trung tâm chính sách đương thời - một tổ chức cố vấn đóng tại Moscow cho hay, "có nhiều đồn đại rằng Putin sẽ lãnh đạo Hội đồng An ninh mới thay vì trở thành Thủ tướng mới. Nếu điều này xảy ra, lời nói của ông Putin sẽ mang tính quyết định. Putin không để tâm tới các chi tiết song mọi thứ sẽ nằm dưới sự kiểm soát của ông".
Để đạt các mục tiêu trên, ông Putin muốn giảm quyền lực của Tổng thống và thực thi giới hạn hai nhiệm kỳ. Theo RT, điều này có nghĩa là Tổng thống Nga sẽ chỉ cầm quyền tối đa là 12 năm. Nhà báo Bryan MacDonald, người Ireland hiện sống ở Nga, nhận xét, đề xuất của Tổng thống Putin là nhằm có được sự kiểm tra kỹ càng và cân bằng hơn, quyền lực của Tổng thống yếu đi trong khi các nhánh của chính phủ mạnh lên.
Tổng thống Putin tuyên bố, những thay đổi trong Hiến pháp mà ông đề xuất nghiêm túc tới mức cần công chúng bỏ phiếu thông qua để đảm bảo sự nhất trí rộng khắp. Dù những đề xuất của ông Putin sẽ được Hạ viện thông qua song một cuộc trưng cầu dân ý có thể được tiến hành vào tháng 9.
Nguyên nhân chính phủ Nga bất ngờ từ chức
Sau bài phát biểu của Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev và toàn bộ nội các bất ngờ từ chức.
Thông báo mà ông Medvedev đưa ra khiến một số thành viên nội các ngạc nhiên. "Không ai biết gì. Họ tập hợp chúng tôi lại và thông báo ngay sau đó", tờ Independent dẫn lời một bộ trưởng nội các Nga cho hay.
Trong thông báo từ chức, ông Medvedev lý giải, chính phủ từ chức để Tổng thống Putin có thể thực hiện những thay đổi mà nhà lãnh đạo này mong muốn.
"Tổng thống đã vạch ra những thay đổi cơ bản trong hiến pháp...Trong ngữ cảnh này, có một điều rõ ràng rằng, là chính phủ, chúng tôi phải tạo cho Tổng thống khả năng thực hiện mọi quyết định cần thiết", ông Medvedev giải thích.
Tổng thống Putin đề nghị ông Medvedev giữ vị trí phó lãnh đạo Hội đồng An ninh và Thủ tướng sắp mãn nhiệm này đã đồng ý.
Theo Hoài Linh (Vietnamnet)
Điện Kremlin cảnh báo Trump không làm điều này Moscow đã lên tiếng kêu gọi Mỹ không rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở vì nó có thể gây thiệt hại cho an ninh châu Âu và buộc Moscow phải đáp trả. Thỏa thuận được ký năm 1992, có hiệu lực vào năm 2002 và cho phép cả hai nước (Nga và Mỹ) thực hiện các chuyến bay giám sát lẫn nhau....