Đi xét nghiệm thấy axit uric cao dễ mắc bệnh gì?
Axit uric là “sản vật” sau cùng của quá trình trao đổi chất Purine. Một khi lượng sản sinh và lượng đào thải axit uric trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng lên, gây ra bệnh tật.
Người có axit uric trong cơ thể tăng cao sẽ dễ sinh ra nhiều bệnh lý
Chứng viêm khớp mang tính thống phong cũng khá phổ biến ở xã hội hiện đại như ngày nay. Đó chính là hậu quả của quá trình trao đổi chất Purine trong cơ thể xuất hiện chướng ngại, nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến cho tình trạng viêm khớp thống phong cứ tái đi tái lại nhiều lần.
Khi axit uric trong máu quá nhiều và không thể kịp thời thải ra ngoài cơ thể còn có thể dẫn đến tổn hại thận mãn tính, về lâu dài khiến cho thận bị suy thoái, chức năng vốn có suy giảm, thậm chí là sinh ra nhiều bệnh lý về thận.
Độ dung giải của axit uric tương đối thấp, nếu như nồng độ này trong nước tiểu quá cao sẽ hình thành tình trạng kết sỏi đường tiểu, điển hình như sỏi thận, sỏi ống dẫn nước tiểu v.v… Theo thống kê lâm sàng thì thời gian càng lâu tỷ lệ phát bệnh càng tăng rõ rệt.
Bệnh tim, mạch máu
Video đang HOT
Khi nồng độ axit uric cao kéo dài còn có nguy cơ gây ra cao huyết áp, mỡ cao máu, xơ vữa động mạch v.v… Tình trạng này đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tim mạch, mạch máu và đa số khi phát bệnh đều là mãn tính.
Người có axit uric cao thì có thể ăn cá hay không?
Đối tượng có axit uric cao thì tuyệt đối không nên ăn cá biển. Nguyên nhân là do đại đa số các loại cá biển đều chứa Purine rất cao, nếu người bệnh ăn vào sẽ làm tăng nặng tình trạng axit uric trong máu.
Nếu như cần phải hạn chế tối đa ăn cá biển thì cá nước ngọt có thể ăn hay không? Thực tế, cá nước ngọt cũng chứa một hàm lượng Purine nhất định nhưng không cao như cá biển. Vì vậy, người có nồng độ axit uric cao vẫn có thể ăn cá nước ngọt nhưng vẫn nên ăn ít thì tốt hơn.
Ăn gì thì an toàn và có lợi cho người có axit uric cao?
Bo bo
Bo bo là một trong những loại ngũ cốc quen thuộc, nó ngoài có chức năng giải trừ “ẩm thấp” trong cơ thể mà còn có công hiệu giảm bớt axit uric. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của bo bo cũng vô cùng phong phú, trong khi đó hàm lượng Purine lại tương đối thấp nên khá thích hợp cho người có axit uric cao.
Rau cần
Rau cần là loại rau giàu chất xơ thực vật, có thể giúp bạn bổ sung vitamin protein và không hấp thu quá nhiều Purine vào cơ thể, an toàn cho người đang mắc chứng axit uric cao sử dụng.
Cà chua
Trong cà chua có chứa nhiều loại vitamin, trong đó có một số loại có thể làm sạch gốc tự do dư thừa trong cơ thể, vì vậy nó cũng có tác dụng phân giải tốt đối với axit uric. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao trong cà chua là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu cho đối tượng thuộc trường hợp này.
Bí đao
Công hiệu rõ rệt nhất của bí đao chính là lợi tiểu, đây cũng là loại quả tính kiềm khá điển hình có thể trung hòa với axit uric. Vì vậy, người đang mắc triệu chứng nồng độ axit uric trong máu cao có thể ăn nhiều bí đao một chút để cải thiện.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu
Theo emdep
Uống bia từ 10 tuổi, dịch màu trà sữa đầy trong khớp gối
Người đàn ông 29 tuổi nghiện bia lâu ngày khiến khớp gối tụ dịch, gây khó khăn khi di chuyển.
Bệnh nhân họ Ngô, 29 tuổi ngụ Quảng Châu, Trung Quốc, nhập viện vì lý do đầu gối đau buốt và không thể đi lại bình thường, thậm chí mọi sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.
Tại Bệnh viện Trung Sơn Số 6, Quảng Châu, bác sĩ Hoàng Kiến Lâm, Chủ nhiệm khoa Nội II, cho biết đầu gối bệnh nhân phù nề bất thường, nghi có dịch bên trong nên cho chỉ định chọc dò khớp gối.
Dịch màu như trà sữa được lấy ra từ khớp gối bệnh nhân. Ảnh: Chinapress.
Thông thường, khớp gối của người bình thường có chứa khoảng 3-5 ml dịch màu vàng nhạt, giúp bôi trơn khớp khi di chuyển. Tuy nhiên, khớp gối của bệnh nhân có lượng dịch rất lớn màu trắng như trà sữa, đậm đặc và khó hút. Dịch này làm cho các tổ chức xung quanh khớp gối sưng lên và gây đau đớn.
Qua tìm hiểu, anh Ngô cho biết từ khi 10 tuổi đã biết uống bia, lâu dần thành thói quen và nghiện lúc nào không hay. Bệnh nhân uống khoảng 10 lon bia một ngày.
Đây là nguyên nhân chính làm cho axit uric tăng cao, tạo thành dịch màu trắng tích tụ trong các khớp gối. Và tình trạng này còn gọi là bệnh thống phong hay gout. Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã khỏe mạnh và được xuất viện.
Anh Ngô không thể đi bình thường mà cần phải có người dìu đi. Ảnh: Sina.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh gout ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Việc uống đồ uống có cồn thường xuyên, ăn nhiều hải sản đều là nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Vì vậy, người dân cần tập thói quen ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên để tăng khả năng phòng bệnh.
Bệnh nhân Ngô là trường hợp điển hình của tình trạng biến chứng cấp tính thường xảy ra ở người trẻ. Bệnh gout thường gặp ở người trung niên và biểu hiện bằng việc u cục xuất hiện tại các khớp, chi trên, chi dưới. Khi có biểu hiện này, bác sĩ rất khó điều trị dứt điểm cho bệnh nhân.
Theo Zing
Người đàn ông bị xương cá nhọn đâm thủng hạ họng Ngày thứ hai sau khi ăn cá, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau, khó quay cổ, thấy vật nhọn nghi là xương cá đâm gần rách da dưới cổ nên mới đi khám. ThS.BS Trần Hữu Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - cho biết bệnh nhân Nguyễn Văn T. (52 tuổi, quê Tiền Hải,...