Đi xe đạp có nồng độ cồn, “bỏ xe chạy lấy người”: Phạt thế nào?
Dù người vi phạm nồng độ cồn để lại xe đạp ở chốt kiểm tra rồi bỏ đi, lực lượng CSGT vẫn có thể xử lý vi phạm của người này.
Theo nghị định 100/2019/NĐ – CP, người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt hành chính lên tới 600.000 đồng.
Ngày 3/1, lực lượng CSGT Công an TP.Hà Nội tiếp tục ra quân xử lý các lỗi vi phạm giao thông theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Theo nghị định 100/2019/NĐ – CP, người điều khiển phương tiện là xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy tại thời điểm kiểm tra phát hiện vi phạm nồng độ cồn trong cơ thể cũng sẽ bị xử phạt, mức phạt tiền cao nhất lên tới 600.000 đồng.
Tuy nhiên, khác với các loại phương tiện tham gia giao thông khác yêu cầu phải có giấy phép lái xe hoặc giấy đăng ký xe theo quy định, xe đạp lại không có quy định cụ thể nào về việc người điều khiển phải đáp ứng điều kiện gì để có thể tham gia giao thông.
Có ý kiến thắc mắc khi người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn nhưng từ chối hợp tác với lực lượng chức năng, “bỏ xe chạy lấy người” thì CSGT xử lý thế nào?
Video đang HOT
Trả lời vấn đề này, Thiếu tá Nguyễn Quang Nam, Đội CSGT số 4, phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy khi tham gia giao thông, lực lượng chức năng vẫn sẽ kiểm tra bình thường theo đúng quy trình.
Lực lượng CSGT đang xây dựng kế hoạch tổ chức các tổ tuần tra lưu động, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trốn tránh lực lượng chức năng.
Theo Thiếu tá Nam, nếu người vi phạm từ chối hợp tác với lực lượng chức năng, để lại phương tiện tại chốt kiểm tra và bỏ đi, lực lượng CSGT sẽ thuyết phục, giải thích cho người vi phạm hiểu để quay trở lại làm việc.
“Nếu người vi phạm vẫn từ chối làm việc, không ký biên bản vi phạm, không chịu nộp phạt, tổ công tác làm nhiệm vụ sẽ ghi lại hình ảnh của người vi phạm, lấy ý kiến của các nhân chứng tại hiện trường để xử lý theo quy định.
Ngoài ra, cán bộ CSGT làm thủ tục giải quyết hồ sơ ở trụ sở sẽ sử dụng hình ảnh vi phạm của người này để đưa lên các phương tiện truyền thông, truy tìm danh tính và xử lý theo quy định”, Thiếu tá Nam cho hay.
Cũng theo Thiếu tá Nam, để xử lý các lái xe vi phạm nồng độ cồn nhưng trốn tránh lực lượng chức năng, lực lượng CSGT đang tham mưu cho lãnh đạo Công an TP.Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức các tổ tuần tra lưu động trên đường phố. Các trường hợp vi phạm có biểu hiện trốn tránh, bỏ chạy sẽ bị lực lượng chức năng kiên quyết xử lý.
Theo Đức Sơn – Hồng Phú (Dân Việt)
Đi ăn hỏi về, người đàn ông bị niêm phong ô tô, nộp phạt gần 40 triệu
Đội CSGT số 7, phòng CSGT, Công an Hà Nội vừa xử phạt gần 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng đối với người đàn ông đi ô tô vi phạm nồng độ cồn.
Khoảng 13h40 tổ công tác do Phó đội trưởng đội CSGT số 7, trung tá Vũ Mạnh Nam cùng thiếu tá Nguyễn Tiến Hưng, trung úy Lý Hoàng Trung kiểm tra nồng độ cồn trên đường Tố Hữu.
CSGT xử lý người vi phạm giao thông trên tuyến đường Tố Hữu
Tổ công tác phát hiện ô tô BKS 30G - 07012 do lái xe Nguyễn Đức Hải (SN 1973 ở Văn Quán, Hà Đông) đi vào làn xe buýt nhanh.
Lái xe Hải (áo Xanh) ký vào biên bản
Lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn của tài xế Hải, cho kết quả 0,556 miligam/lít khí thở.
Đội CSGT số 7 đã lập biên bản tạm giữ phương tiện, xử phạt gần 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng với lái xe này.
Lực lượng chức năng lập biên bản lái xe vi phạm
"Tôi có việc gia đình gấp nên rời bữa ăn hỏi sớm hơn dự kiến và tự lái xe. Bị cảnh sát phạt, tôi chấp nhận vì mình vi phạm. Tôi cũng nghĩ mức phạt cao là để răn đe, cảnh báo người dân chấp hành tốt", anh Hải nói.
Nhị Tiến
Theo vietnamnet.vn
Người đầu tiên đi xe đạp bị phạt nồng độ cồn: Xe em bán đứt 200k giờ nộp phạt tận 600k Luật phòng chống tác hại của rượu b chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, trong đó, người điều khiển xe đạp và xe thô sơ có nồng độ cồn có thể bị phạt tới 600.000 đồng. Điều đó cho ta thấy , rượu b đang được cấm chặt. Ông Trần Hữu Minh - Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn...