Đi xe đạp chống tắc đường: Hoang đường!
Ai cũng nhận thấy đi xe đạp có lợi về sức khỏe, môi trường. Nhưng trong điều kiện hiện nay, các chuyên gia xã hội học và tâm lý học cho rằng chưa thể triển khai đề án ‘dùng xe đạp chống tắc đường’ được, bởi “chưa đủ điều kiện để biến nó trở thành một phong trào được toàn dân tự nguyện hưởng ứng”.
Không khả thi
Nghe thông tin về đề án ‘đi xe đạp để giảm ùn tắc giao thông’, nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau đều cho rằng, vận động người dân đạp xe vì môi trường thì được, chứ để giảm ùn tắc thì “không khả thi”, thậm chí còn nảy ra vấn đề phiền phức khác.
Nhà xã hội học Lê Thu Phượng cho biết, đề án này khó nhận được sự đồng tình hưởng ứng từ toàn xã hội, càng không thể “bắt” người dân đi xe đạp vì họ có quyền lựa chọn phương tiện phù hợp, ưa thích.
Hiện giờ xe đạp đang lưu thông ‘kẹp’ giữa các phương tiện ô tô, xe máy. (Theo: Đất Việt).
Ở nước ta, môi trường ô nhiễm, nắng nóng gay gắt về mùa hè, đạp xe được đến cơ quan trong tình hình thời tiết bất lợi như vậy sẽ không ai lựa chọn.
Do đó, đa phần người dân chọn xe đạp cho mục đích đi chơi, đi dạo nhiều hơn là đi làm.
“ Thử tưởng tượng nếu cả xã hội cùng đi xe đạp thì sẽ ra sao? Lúc ấy, số lượng người ngoài đường có lẽ sẽ đông hơn bây giờ, vì tất cả đi làm cùng giờ, xe đạp đi chậm nên lưu thông kém, mật độ giao thông trên đường vào giờ cao điểm càng đông hơn“, bà Phượng nhận định.
Bản thân bà Phượng cũng đã có những lần đạp xe đi làm, từ nhà đến cơ quan khoảng 7-8km. Hoặc đi uống café cũng đạp xe đến quán.
“ Nhưng toàn đi vào tầm 9-10 giờ và phải mát trời, đi thong dong ngắm phố, không đông đúc, không chen chúc. Đi giờ cao điểm thì xe đạp toàn bị xe máy lấn lướt, rất sợ“, bà Phương chia sẻ.
Thời trước, khi chưa có nhiều xe máy mà toàn xe đạp (những năm 1970-1980) thì Hà Nội cũng đã tắc đường rồi. Như vậy, ngay cả xe đạp cũng gây tắc đường chứ không riêng gì xe máy hay ô tô!
Theo bà Phượng, ở các nước khác, việc đi xe đạp rất phát triển, thậm chí trở thành nét văn hóa của cả thành phố. Nhưng điều đáng chú ý là họ có hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời.
Người dân có thể đi xe đạp trong đoạn đường mình muốn, sau đó sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi tiếp những đoạn dài. Như vậy mới khả thi.
Xã hội chưa có tâm lý sẵn sàng
Video đang HOT
Ở góc độ tâm lý xã hội, TS Tâm lý Nguyễn Kim Quý cho rằng, người Việt Nam chưa có tâm lý sẵn sàng để sử dụng xe đạp thay cho các phương tiện giao thông hiện tại như ô tô, xe máy, xe buýt…
Lý do là vì cơ sở hạ tầng cho xe đạp chưa có. Các nước trên thế giới người dân dùng xe đạp rất nhiều vì họ có đường dành riêng cho xe đạp, có trạm sửa chữa, có đầy đủ hạ tầng đi kèm, thời tiết và môi trường thuận lợi.
Ngoài ra, bối cảnh chung của xã hội hiện nay không giúp tạo được tâm lý đồng thuận của người dân với các chủ trương, chính sách được đưa ra
“ Việc xây dựng luật pháp không bài bản, không có trưng cầu dân ý, đưa ra những chính sách bị phản đối (như việc CMND in tên cha mẹ…) đã khiến người dân có tâm lý ngao ngán, không còn tin tưởng vào những quyết sách đó. Vì thế, khi đưa ra một vấn đề gì mới, họ có phản xạ không quan tâm, không “hiến kế“. Điều đó đồng nghĩa với việc họ không tham gia vào việc thực hiện chủ trương đó nữa”, TS Quý nói.
Theo TS Quý, hiện nay, người Việt Nam chưa có tâm lý và thói quen “hy sinh” một chút quyền lợi cá nhân để vì lợi ích cộng đồng.
“ Lý do là vì họ chưa thấy sự hy sinh đó có ích cho bản thân họ và cho mọi người xung quanh. Do đó, nó không lay động được họ, khiến họ tự nguyện từ bỏ thói quen đi xe máy. Hiện họ vẫn sử dụng xe máy để nhanh và đỡ mất sức“, bà Quý phân tích.
Đánh giá về xu hướng sử dụng xe đạp trong tương lai, bà Quý cho rằng sẽ ngày càng phổ biến nhưng cần phải có thêm thời gian, khi mà tâm lý xã hội ủng hộ việc này nhờ hoàn thiện các điều kiện về đường sá, an toàn giao thông, v..v…
N.Anh
Đi xe đạp quá đông, nguy cơ TNGT sẽ rất cao!
“Hà Nội chưa có đường dành riêng cho xe đạp, nên nếu để xe đạp phát triển nhanh đi lộn phần đường với xe máy và ô tô thì nguy cơ tại nạn giao thông sẽ rất cao”.
Đi xe đạp chống tắc đường: Dễ loạn!
Phần lớn dư luận đều cho rằng đi xe đạp để chống tắc đường là không khả thi. Thậm chí ngay cả mục đích bảo vệ sức khỏe cũng không đạt được trong điều kiện môi trường khói bụi như hiện tại.
Đi xe đạp có giảm ùn tắc?
Theo Sở Công thương Hà Nội, việc phát triển xe đạp trong giao thông sẽ là giải pháp giảm ùn tắc hiệu quả, góp phần tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
Tại sao dân phương Tây thích đi xe đạp?
Đi lại bằng xe đạp là hình ảnh thường thấy ở các nước phương Tây bởi loại phương tiện này không những tiết kiệm mà còn rất tiện lợi do hệ thống đường sá được xây dựng thông minh, an toàn và sạch đẹp.
900 triệu có giảm được ùn tắc Thủ đô bằng xe đạp?
Đề án sử dụng xe đạp để giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường của Sở Công Thương Hà Nội nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Đừng ‘thần thánh hóa’ một loại xe nào!
Tham gia diễn đàn ‘Xe đạp có chống được tắc đường?’ trên TS, độc giả Nguyễn Thành Lập cho rằng: Đừng cực đoan “thần thánh hóa” một loại xe nào!
Theo vietbao
Làng... chơi ngông, dân đi xe hơi ở Kon Tum
Ngôi làng của người Xê Đăng chỉ có 40 nóc, nhưng có gần chục chiếc ô tô và tất cả được sắm từ tiền đền bù đất sản xuất để xây thủy điện Thượng Kon Tum.
Làng Vi Rin của người Xê Đăng nằm sâu dưới thung lũng, bên con suối Nước Ngôn, vỏn vẹn chỉ 40 nóc nhà và chưa đầy 150 nhân khẩu. Vậy mà hơn một tháng trở lại đây, Vi Rin khiến các làng khác phải "ngả mũ" chào thua khi lần lượt gần chục chiếc ô tô con cũ được dân làng tậu về, xếp thành hàng dài trước cửa nhà. Người thì mua xe hiệu Toyota, người mua U oát, người mua Ssangyong... Toàn bộ số tiền mua xe hàng tỉ đồng này đều từ tiền đền bù ruộng nương, hoa màu.
Đổ tiền sắm xe, ăn nhậu
Người khởi xướng cho phong trào chơi "xế hộp" là Trưởng thôn A Sơn. A Sơn cho biết khi nhận được số tiền lớn (gần một tỉ đồng) đền bù diện tích lúa, hoa màu từ BQL công trình thủy điện Thượng Kon Tum, anh liền nghĩ ngay đến chuyện mua ô tô. "Mình lấy chiếc xe Toyota cũ này của bà chị ở ngoài xã Đăk Long, chỉ hết 130 triệu đồng à", A Sơn hồ hởi nói.
Cách nhà A Sơn mấy bước chân là nhà A Do (37 tuổi) và vợ là Y Thu (33 tuổi). Khi chúng tôi tới, vợ chồng A Do đang tổ chức ăn nhậu, bia lon vứt tung tóe dưới sàn nhà. Thấy khách khen ô tô đẹp, mạnh mẽ, A Do cười tít mắt, khoe: "Mình mới xuống TP.Kon Tum mua về đó. Mình đưa họ 80 triệu đồng, họ đưa toàn bộ giấy tờ xe cho mình". Sang hơn, vợ chồng A Đe (34 tuổi), Y Hạnh (32 tuổi) xuống tận Quảng Ngãi để tậu chiếc xe hiệu Ssangyong với giá 300 triệu đồng.
Xe ô tô xếp hàng trước làng.
Điều đáng nói, tất cả những người mua ô tô ở Vi Rin không ai có giấy phép lái xe. A Do liến thoắng: "Mình chạy xuống tận TP.Kon Tum mấy lần rồi, đi lần nào cũng... thoát công an. Duy có lần bị kiểm tra, mình nhảy xuống trình bày và xin họ, cuối cùng chỉ bị phạt có 50.000 đồng rồi cho mình đi tiếp". Một chủ xe khác cho hay: "Làng Vi Rin cách trung tâm xã Đăk Tăng chừng 7 km, mình chủ yếu chạy trong làng, trong xã thôi, chứ có dám đi ra huyện đâu vì sợ công an bắt, thu mất xe".
Đường vào làng Vi Rin lắm đèo dốc hiểm trở, trong khi các tài xế đều học lỏm cách lái xe, chưa được đào tạo bài bản nên mỗi khi chạy xe ra đường, nguy cơ tai nạn luôn rình rập những người xung quanh và cả với chính họ. Hỏi về điều này, A Do gãi đầu: "Mình đang tính cho đứa em trai xuống TP.Kon Tum học lấy cái bằng, đi đâu khỏi sợ bị công an hỏi thăm, rồi có ngày mất xe thì hối hận lắm. Nó bảo đưa 17 triệu đồng để nộp tiền học, mình đưa luôn".
Có tiền đền bù, nhiều nhà tổ chức ăn nhậu và hát karaoke.
Một điểm chung nữa dễ nhận thấy ở Vi Rin là khi chúng tôi ghé bất cứ căn nhà nào, cũng thấy mọi người đang... nhậu! Khác với trước đây, người trong làng nếu có nhậu thì uống rượu ghè tự tay làm, nay toàn uống bia lon. Tại căn nhà nhỏ ọp ẹp của Phó trưởng thôn A Nao, bia bày la liệt và mọi người đang quây quần hát karaoke, đám nhậu có nhiều phụ nữ trong góc nhà A Nao số thùng bia đã cao quá đầu người. Đi khắp làng nghe rần rần tiếng hát karaoke và tiếng hô "dô dô" của dân nhậu...
Đang lên kế hoạch đào tạo nghề
Bên con suối Nước Ngôn, bao đời nay người dân bản địa khai hoang vỡ đất, bao hạt thóc thấm đẫm mồ hôi đã nuôi sống bao thế hệ, vậy mà mai này khi Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum tích nước lòng hồ, tất cả sẽ chìm trong nước. Hỏi về số diện tích ruộng, vườn, hoa màu được đền bù, Thôn trưởng A Sơn lắc đầu: "Ồ! Mình không biết cụ thể được đâu. Chỉ biết họ kêu các gia đình có ruộng ra đo, rồi trao tiền luôn. Người nhận tiền nhiều nhất là ông A Long với 3 tỉ đồng, A Do nhận 2,9 tỉ đồng. Ít nhất là A Chôn, họ kêu đền bù 25 triệu đồng nhưng A Chôn không ưng cái bụng nên không chịu nhận. Mai mốt chỗ này ngập nước, làng mình kiếm chỗ khác để làm ruộng nương".
Một cặp vợ chồng trong chiếc xe mới tậu.
Theo ông Phan Đình Hải, Phó chánh văn phòng UBND H.Kon Plông (Kon Tum), huyện đã tiên liệu việc người dân đột nhiên nhận một khoản tiền lớn sẽ không biết chi tiêu ra sao cho hợp lý, nên khi bà con nhận tiền đền bù trong đoàn công tác có cả cán bộ ngân hàng đi cùng để vận động bà con gửi tiết kiệm, nhưng sau đó nhiều người vẫn dành tiền để mua sắm ô tô, tổ chức ăn nhậu.
Về cuộc sống lâu dài của bà con, ông Đoàn Xuân Trọng, Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng, cho biết: "Trước mắt, khi thủy điện chưa tích nước, bà con vẫn sinh sống, canh tác ở đây. Xã cũng đã quy hoạch khu tái định cư và vùng canh tác mới cho bà con, cách nơi ở hiện nay khoảng 1 km". Còn ông Phạm Thanh Vận, Trưởng phòng LĐ-TB-XH H.Kon Plông, nói: "Đơn vị đã xây dựng kế hoạch và chuẩn bị mở lớp đào tạo nghề xây dựng, chăn nuôi gà thả vườn, heo sọc dưa... cho bà con nông dân trong huyện, trong đó ưu tiên cho các hộ vừa bị mất đất ruộng do ngập lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum".
Theo vietbao
Phạt học sinh không phải để làm nhục người có lỗi TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông rất nhiều biến động nếu thầy cô, cha mẹ chỉ bắt lỗi và áp dụng những hình phạt có tính chất hạ thấp tư cách, thay vì để các em nhận thức trách nhiệm về hành vi của mình...