Đi vào thế giới “kiều nữ”
Vừa nốc cạn ly rượu, ông ta đẩy Di vào cây cột, điên cuồng làm những động tác va chạm táo bạo. Cuối buổi, ông ta rút ra tờ 100 USD nhét vào ngực Thảo Di…
“Siêu VIP” trong số những khách VIP của bar V là người đàn ông Hàn Quốc hơn 50 tuổi, nói tiếng Việt rất sõi. Ông khách đầu đinh này thường mặc quần jeans, áo thun đen. Một mình đứng bàn ở vị trí VIP (gần sàn nhảy và chỗ DJ chỉnh nhạc), luôn có ba, bốn PR phục vụ.
“Khách làng chơi”
Những cô PR đứng với ông ta chưa hẳn đẹp nhất nhưng phải là chịu chơi nhất. Mỗi lần thấy PR nào đi ngang qua, ông ta ngoắc vào uống một ly rượu rồi “boa” 500.000 đồng. Người nào thích thì “boa” tiền triệu.
“Có lần ổng rút ra một xấp toàn tờ 500.000 đồng “boa” cho bà Trân (tên một PR). Bả đếm được tới 4,5 triệu đồng! Chưa kể tiền “boa” cho phục vụ, quản lý rồi nhân viên vệ sinh. Sơ sơ tối đó chỉ tiền “boa” thôi ổng “bung” gần sáu chai!” - cô PR tên Phương Khanh bỏ nhỏ.
Đó cũng là một trong những vị khách quậy nhất ở đây.
Có lần đứng cạnh hai cô PR rất bốc, hai tay ông ta vừa xoa vừa bóp mông hai cô này, mắt dán chặt vào bộ ngực trắng ngần, căng tròn của cô PR tên Hồng Nhung. Ông khách rút mảnh khăn giấy rồi bất ngờ thọc tay nhét thật sâu vào cổ váy Nhung khám phá vùng ngực cô và cười hô hố đầy thỏa mãn.
Cuộc mua vui cứ diễn đi diễn lại một trò: nhét khăn giấy vào khe ngực rồi lại rút ra. Chơi trò gấp khăn giấy chán, ông ta đi đi lại lại nhìn những cô PR chưa đứng bàn lựa chọn. Ông Hàn Quốc chỉ Thảo Di, cô PR có gương mặt trẻ con bầu bĩnh, ngoắc lại.
Vừa nốc cạn ly rượu, ông ta đẩy Di vào cây cột, điên cuồng làm những động tác va chạm táo bạo. Cuối buổi, ông ta rút ra tờ 100 USD nhét vào ngực Thảo Di.
Khách vô đây chỉ muốn kiếm gái thôi. Chiều nó thì mới có tiền “boa”… (Ảnh minh họa)
Nhìn thấy cảnh ấy Minh Tuyết, cô PR 22 tuổi người miền Tây, chép miệng: “Khách vô đây chỉ muốn kiếm gái thôi. Chiều nó thì mới có tiền “boa”. Nhiều thằng nhìn trí thức lắm, áo sơmi đóng thùng, đeo kính. Vậy mà vừa đứng chút xíu là vồ lấy mình, ôm ấp, rờ mó loạn xạ không thua bọn chả ra gì”.
Minh Tuyết vừa nói xong tôi đã có ngay cơ hội kiểm chứng lời nói của cô. Quản lý dẫn tôi qua tiếp một giám đốc công ty xây dựng, 38 tuổi. Chưa nói chuyện quá hai câu, anh ta đã kéo tôi sát vào mặt mình. Mùi bia trộn lẫn mùi thức ăn nồng phà vào mặt làm tôi muốn nôn thốc. Một bàn tay anh ta di chuyển xuống dưới eo và định xuống thấp hơn nữa thì tôi vội vã đẩy ra. “Xin lỗi anh. Em mới đi làm, chưa quen”.
Anh ta quay qua Hoàng Lan, cô PR đứng cùng bàn với tôi, sờ soạng. Đột ngột Lan há miệng thốt lên tiếng “Á” câm lặng không thanh âm nhưng đau đớn. Gương mặt cô như vết rạn méo mó trên chiếc bình thủy tinh. Lan đứng trân mình. Chết lặng. Dưới ánh đèn laser lung linh đang xoay tròn trên mặt, trên đầu Lan, đôi mắt cô long lanh chực khóc. Đôi mắt chấp chới giữa tủi, ghê sợ và nhẫn nhục.
Đợi lúc người đàn ông đó đi vệ sinh, Lan ôm lấy vai tôi nói bằng thứ giọng sũng nước: “ Thằng cha đó cắn vô vai tao đau quá, suýt chút nữa là tao hét lên!”…
Cuối buổi anh ta không “boa” cho Lan đồng nào. Hắn gọi tôi ra một góc, đề nghị: “Tối nay đi ngủ với anh! Anh trả em hai triệu”. Tôi ngỡ ngàng… Mặt nóng ran vì thái độ thẳng thắn đến trơ tráo của người đàn ông này.
Video đang HOT
Khóc cười ở locker
Nhiều PR luôn tự đặt mình cao hơn PR khác, giẫm đạp lên nhân phẩm của nhau để tồn tại. Một số người luôn tỏ ra “chị đại” (chị lớn) với những PR mới. Ngay ngày đầu đứng bàn, cô đồng nghiệp của tôi đã bị một PR dằn mặt khi không thể uống hết những ly rượu khách mời.
“Mày tin lát không có đường về không?! Không uống được thì nghỉ đi!” – cô PR này nói qua kẽ răng với ánh mắt hăm dọa.
Còn Dung Nghi, cô PR 22 tuổi có đôi môi nhìn là “muốn cắn”, vừa làm ở bar mấy ngày đã trở thành “ sao” khi có hôm cô được cùng lúc năm người khách yêu cầu đứng bàn. Nghi phải chạy sô trong khi nhiều PR khác… đứng chơi!
Buổi tối hôm ấy khi xuống phòng locker thay đồ, chỉ sơ ý bước qua cái váy một PR vứt xuống nền, Nghi bị cô này sấn lại, sừng sộ: “Mày tính gây chuyện với tao hả? Bộ mắt mày đui hay sao mà dám bước qua áo tao?”. Nghi co rúm người, không dám nói một lời nào.
Những PR này đang húp chung một tô mì gói nóng trong nhà vệ sinh lúc nửa đêm – (Ảnh: My Lăng)
Tôi rùng mình nhớ lại kinh nghiệm “dằn mặt ma cũ” của Ngọc Quân nói hồi đầu giờ tối: “Hôm qua tao giả bộ xỉn uýnh con nhỏ PR mới vô tơi bời! Ai biểu nó hay “nhìn đểu” tao. Tao xoay ngược mặt chiếc nhẫn, lúc đánh cứ thế mà cào vào mặt nó!” - Ngọc Quân kể lại với vẻ hả hê.
“Nhìn vậy thôi chứ tụi nó đáng thương lắm – Quang, một nhân viên phục vụ từng làm ở nhiều bar khác nhau, tỏ vẻ thông cảm – PR nào mới vào làm cũng hiền, cũng ngây thơ. Nhưng sau một thời gian vì bia rượu, vì tiền, ai cũng xù lông ra để bảo vệ mình. Có đứa vừa cười với khách xong vô phòng vệ sinh khóc ngon lành. Có đứa uống nhiều rượu ói ra máu…”.
1g sáng. Thấy tôi nghiêng ngả, đi liêu xiêu về hướng nhà vệ sinh, những PR bình thường luôn lạnh lùng xa cách bỗng chạy đến ôm lấy tôi dặn dò: “Say rồi thì đừng uống nữa nhưng phải đứng đây mà “bào” tiền khách. Em chạy xuống lỡ khách về không có tiền bo thì sao!”…
Vừa lên đứng bàn tiếp, tôi thấy lạ khi vú Hạ – một trong ba nhân viên vệ sinh ở đây – tới dọn dẹp bàn mình khá thường xuyên. Vú ghé tai dặn dò: “Con say rồi đừng uống nữa. Giữ tiền bo cẩn thận coi chừng mất”. Khi khách rót tiếp một ly rượu đầy đẩy cho tôi, vú giả bộ lui cui lau dọn rồi nói với người khách: “ Anh ơi! Cô bé này say quá rồi. Anh đừng để nó uống nữa lát nó còn về”…
Một tối, quản lý dẫn tôi qua giới thiệu với Thành, một vị khách quen. Thành 30 tuổi, ít nói và từng trải. Quản lý dặn tôi phải chăm sóc tốt vị khách này nhưng thấy tôi có vẻ hiền quá, không “vui vẻ” nên lượn qua lượn lại trước mặt rồi bất ngờ đẩy tôi vào lòng Thành. Anh kín đáo đỡ nhẹ lấy lưng tôi bằng hai tay. Đứng bàn mới được 20 phút, Thành bất ngờ đề nghị: “Xuống phòng VIP với anh”.
Tôi từ chối: “Đang trong giờ làm em sợ quản lý không cho”. Thành lẳng lặng tới nói nhỏ với quản lý. Quản lý gật đầu. Tôi đang… sững người thì anh ta nắm tay tôi, gần như lôi xuống cầu thang…
Theo Tuổi trẻ
Nghiện 'tiền boa' ở vũ trường
Có lúc Tuấn được "boa" rất nhiều tiền của khách đến bar. Cậu nhận ra rằng: cuộc sống ở đây thật khác với bên ngoài.
"Tỉnh người" sau những "tháng ngày đen tối" sống trong khổ đau, làm bạn với rượu, game, Tuấn lao vào làm thêm để quên đời buồn và cả tìm niềm vui mới.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau
Năm đầu thi ĐH, trượt trường Lâm nghiệp, không muốn ở nhà, Tuấn nộp hồ sơ vào học trường CĐ Kinh tế&Kĩ thuật Hà Nội. Tiếp tục thi lại, lại trượt vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Thất vọng, cậu đành ngậm ngùi theo học hệ CĐ của trường.
Trượt đại học, người yêu "đá", gia đình lận đận khiến Tuấn thực sự rơi vào cú shock tinh thần quá lớn (Ảnh chỉ có tính chất minh họa).
Nỗi buồn thi trượt ĐH chưa qua được lâu, Tuấn lại đón thêm tin người yêu quyết định nói lời chia tay. Ngày hai đứa yêu nhau, Tuấn chuẩn bị thi ĐH, nàng yêu và quý cậu vì tính chăm chỉ, chịu khó cùng bề ngoài ưa nhìn. Ngày chia tay, nàng nói Tuấn kém cỏi, không biết quan tâm tới nàng. Cùng thời điểm, bố cậu phải nhập viện vì tiểu sử dùng rượu.
Sốc (shock), mệt mỏi, chán chường, mọi thứ tưởng như sụp đổ trước mắt cậu.
Chơi để quên "sầu
Khoác chiếc ba-lô nặng nề với những gạo, mì, áo quần mẹ chuẩn bị cho, Tuấn mang theo cả gương mặt u sầu xuống Hà Nội. Bắt đầu những tháng ngày "đen tối"- như chính lời Tuấn từng nhận xét về thời điểm đó.
Đầu tiên là rượu, bia. Những ngày đầu, bạn bè trong phòng thương, đồng cảm nên hết hôm nay Tuấn mua, ngày mai bạn chi tiền tìm rượu giải sầu. Gần như bữa nào cậu cũng say, say khướt lướt. Và khóc. Và rên rỉ như một người điên.
Lên lớp, bạn bè mấy đứa thay nhau bàn chuyện game. Trước, Tuấn là kẻ "ngoại đạo, vô cảm trước "thế giới ảo" đầy tẻ nhạt" đó. Nay vẫn thế. Nhưng chẳng hiểu sao Tuấn cứ lao vào: từ Chinh đồ, Võ lâm truyền kỳ tới Đột kích, Đế chế.
Thế giới game của các game thủ.
Chơi từ sáng tới tối, chơi đến đờ đẫn người. Phòng trọ nối mạng Internet, sẵn máy tính xách tay Tuấn đòi mẹ mua để "trang bị cho việc học", cậu lao vào game. Say sưa đến độ bạn bè thân thiết đến phòng trọ chơi, Tuấn chỉ ậm ừ chào lấy lệ. Mắt vẫn dán vào màn hình vi tính. Cơm tới bữa chỉ việc ngồi ăn, bạn bè nấu cho, cũng chỉ ăn lấy lưng bát.
Nợ nần chồng chất. Song, tồi tệ hơn, là việc cậu nghỉ học vô tội vạ. Bạn bè nhắc nhở, Tuấn lúc cáu gắt "mặc kệ tao, cần gì mày lo, lo cái thân mày đi đã", lúc lại vô cảm, thờ ơ, chẳng nói một lời.
Điều gì đến cũng phải đến. Đến học kì sau, nhiều môn Tuấn không được thi vì nghỉ nhiều rồi nợ môn quá giới hạn cho phép.
Có nợ thì phải trả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cậu phải học để thi cho đủ điểm qua các môn rồi mới được học tiếp cùng với những sinh viên khóa sau.
Bẵng đi đến gần nửa năm Tuấn không về quê, chỉ gọi điện xin tiền nhà, nhờ bạn bè chuyển xuống giúp. Việc chơi quá nhiều, bỏ bê ăn uống cộng thêm suy nghĩ khiến người cậu suy sụp đến không tưởng: giảm gần 10 kg, người teo tóp, tóc tai rậm rạp, che gần hết khuôn mặt.
Bao nhiêu lần nhớ con, gọi mà con chẳng về, mẹ Tuấn đành phải dối con, gọi báo "bố con bệnh nặng, con về gấp" mới kéo được cậu về nhà.
Trong lúc sắp xếp đồ đạc, quần áo cho con xuống Hà Nội học, bà vô tình lật cuốn vở đã nhàu nát của con ra xem. Nước mắt của người mẹ hết lòng thương con hay nước mắt của sự tuyệt vọng khiến bà suýt ngất lịm đi. Bà không tin tờ giấy báo đình chỉ học nho nhỏ, đầy những điểm 1,2 kia lại là của con mình. "Thằng bé vốn chăm chỉ, ngoan ngoãn học tập lắm cơ mà".
Và trở thành "con nghiện" công việc
Trước, mọi lời khuyên của bạn bè đều như "nước đổ lá khoai". Chỉ khi nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy gò của người mẹ vì thấy giấy báo đình chỉ học của mình, Tuấn mới sực tỉnh. Rồi lại lao vào làm thêm. Làm quên ngày tháng, quên đi đời buồn và cả tìm niềm vui mới.
Đầu tiên cậu xin đi làm ở một vũ trường gần hồ Tây. Nơi như cậu nói "toàn những đại gia mới dám vào vì mọi thứ đều tính bằng đô (USD) hết. Rẻ nhất như chai nước lọc Lavie cũng đến trăm ngàn".
Những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, cảnh náo nhiệt luôn là điều thường thấy bên trong các quán bar.
Giờ làm của cậu vào đúng ca đông khách nhất: từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Tuấn mất hai ngày đầu để tập cách bưng bê đồ uống bằng một tay cho khách. Song, khó khăn nhất là làm quen với tiếng ồn đinh tai nhức óc từ những bộ loa thùng "hạng nặng" cùng tiếng kêu gào, hò hét ầm ĩ của các đại gia.
Tuấn nhớ lại: "Gần như cả tuần đầu tiên, đi làm về đến nhà, đặt lưng xuống giường, tính nằm ngủ mà đầu óc cứ ong ong, quay cuồng. Âm thanh của tiếng nhạc mở hết cỡ, tiếng hò hét của họ nhiều khi khiến mình ngộp thở, lồng ngực đau buốt. Nhưng rồi cũng quen".
"Ngày ấy, có buổi làm kiếm được 400 ngàn đến 500 ngàn cũng là bình thường với tớ. Mà chủ quán cũng quý vì mình tính thật thà, có khi khách cho tờ 100 đô-la lại cầm đưa cho họ. Họ bảo cứ cầm lấy, lần sau không phải "báo cáo" nữa".
Làm cái nghề bồi bàn ở vũ trường này cho Tuấn một cái nhìn hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài vốn bụi bặm, vất vả kia. Tuấn trầm ngâm tâm sự: "Mới hay cuộc đời lắm nỗi khổ đau và cũng lắm kẻ "thừa" tiền. Một đêm bỏ ra vài ba triệu hay chục triệu ở chỗ này cũng chẳng có gì là ghê gớm với họ cả".
Công việc đang "xuôi chèo mát mái" thì cái vũ trường nơi cậu làm bị cháy. Tuấn cho biết: "Nó làm toàn bằng gỗ nên cháy nhanh, từ lúc mình nghe tin đến khi mọi thứ bị thiêu rụi chỉ gần hai tiếng. Hôm đó, có hai người chết, toàn nhân viên. Hú hồn, may là không phải ca của mình".
Tham vọng kiếm được nhiều tiền trước để trả nợ, trang trải học phí những năm học còn lại, rồi việc mơ tưởng về chiếc xe Dreams thay thế con "ngựa sắt" suốt ngày phải sửa chữa là một lý do lớn thúc đẩy Tuấn tiếp tục tìm nghề mới.
Nhưng còn một lí do nữa, như Tuấn nói: "Mỗi lần về phòng trọ, hễ rảnh ra là mình lại nghĩ về cô ấy. Nỗi nhớ đã dịu đi, song vẫn còn đau lắm nên muốn đi làm để đỡ buồn".
Tuấn xin vào làm chân bồi bàn, chạy bài hát trong một quán karaoke cũng gần hồ Tây. Cậu làm ca tối từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Sáng thì theo chân anh chủ nhà trọ đi lắp đặt điện nước. Một ngày, cậu chỉ có 6 tiếng để vừa ăn, ngủ, tắm giặt.
"Trước thấy nó chơi mình cũng sợ, giờ nó đi làm mình cũng sợ. Sợ nó làm vất quá mà gục lúc nào cũng nên" - Nam, bạn cùng phòng với Tuấn thở dài chia sẻ.
Theo VNN
Phát hoảng trong "thiên đường" trà sữa tình nhân ở Sài Gòn Đi qua một hành lang nhỏ hẹp, cũ kĩ để bước vào không gian mờ ảo với bóng nhựa, hoa vải và ánh đèn màu hồng, "thiên đường" trà sữa tình nhân đã sẵn sàng "chào đón" những cặp đôi muốn vào đây để... làm gì cũng được! Trà sữa hay địa điểm để các cặp tình nhân "làm gì cũng được"? Vài...