Dị ứng với thói quen ăn uống của nhà chồng
Bố chồng tôi có thói quen, vừa dọn cơm ra là ông lấy đũa chấm mút nếm từng món một, sau đó kêu nhạt quá hay mặn quá. Ngán nhất là tô canh, ông cứ dùng đũa gắp ăn rồi lại nhúng vào.
Tôi mới lấy chồng được hơn một năm và chưa có con. Khi cưới nhau, tôi đã xác định mình sẽ sống chung với nhà chồng vì anh là con trai cả. Bởi vậy, ngay từ khi mới về làm dâu, tôi đã chuẩn bị tâm lý để sống hòa hợp. Mọi chuyện vẫn ổn trừ việc tôi không thể nuốt nổi cơm vì thói quen ăn uống của nhà chồng.
Ảnh minh họa
Từ nhỏ, mẹ đã dạy tôi rất kĩ về chuyện ăn với lời cảnh báo: “bệnh từ miệng mà vào”. Vì thế, tôi hơi kĩ tính trong việc ăn uống. Tôi ít khi đi ăn quán mà chủ yếu nấu ở nhà để dễ dàng lựa chọn thực phẩm tươi ngon và hợp vệ sinh.
Và tôi chỉ ăn khi cơm đã dọn ra bàn, ngồi ngay ngắn chứ tuyệt đối không ăn bóc hay ăn đứng. Ở nhà tôi, mọi người đều vậy nên tôi thấy bình thường. Nhưng từ khi lấy chồng, tôi đâm ra dị ứng với cách ăn uống của cả nhà.
Bố chồng tôi có thói quen, vừa dọn cơm ra là ông lấy đũa chấm mút nếm từng món một, sau đó kêu nhạt quá hay mặn quá. Ngán nhất là tô canh, ông cứ dùng đũa gắp ăn rồi lại nhúng vào.
Có hôm, nấu canh rau, chỉ cần ông làm thế hai lần là tô canh chỉ còn nước. Tôi nhìn thế thì không ăn được nữa. Chỉ lần nào tôi ăn cơm trước mới dám ăn canh. Đang ăn, ông bị dính răng lại vô tư dùng tay lấy ra rồi tiếp tục ăn ngon lành.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Mẹ chồng lại thích nuôi chó mèo. Bữa ăn nào cũng có chúng bên cạnh, vừa ăn vừa nhả xương đút. Thậm chí, cái bát ăn cơm cũng lấy trộn thức ăn cho chó mèo mà không bao giờ để riêng ra.
Còn cậu em chồng có thói quen ăn từ trên bếp. Tôi nhớ, hồi mới cưới, hôm ấy tôi nấu cơm có luộc ba quả trứng vịt. Tôi vừa bóc trứng xong đặt vào mâm rồi đi vứt vỏ. Lúc quay lại thì thấy trong bát chỉ còn hai quả, cứ ngỡ mèo ăn. Nhưng khi nói với mẹ chồng thì mới biết thằng em lấy ăn. Nó đi đâu về là lao ngay xuống bếp, mở tất cả các nồi thức ăn, vừa bóc bằng tay vừa ăn.
Cơm dọn ra trong mâm, nó cũng đi qua bóc một miếng đi lại bóc một miếng. Có hôm, nhìn bàn tay của nó bẩn thò vào nồi thịt kho tàu, tôi nhắc em lấy đũa mà ăn là nó giận, bảo với mẹ chồng là tôi khó tính.
Đến bữa cơm, nó dùng đũa lật hết các dĩa thức ăn tìm miếng mình thích. Nó chất đầy một bát thức ăn rồi bưng cơm lên nhà vừa ăn vừa xem tivi. Bữa cơm dọn ra tươm tất, gọn gàng mà chỉ một lúc sau chưa kịp ăn đã trở thành một đống lộn xộn rất khó coi.
Ảnh minh họa
Tôi than thở với chồng thì anh xuề xỏa bảo: “do em kĩ tính quá chứ mấy chục năm rồi nhà anh vẫn thế. Em nên nhập gia tùy tục”. Nhưng tôi thực sự không ăn được kiểu đó. Tôi chỉ muốn dọn riêng một mâm để ăn cho ngon miệng.
Tôi nghĩ đến sau này, khi có con, tôi sẽ không thể dạy được việc “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” nếu con cứ hàng ngày tiếp xúc với cách ăn uống như thế. Và hiện tại, chẳng bữa cơm nào tôi ăn thấy ngon và rất sợ ăn cơm nhà.
Theo Báo Phụ Nữ
Lắm lúc nhìn điện thoại của chồng nằm im trong vớ, tôi vừa buồn cười vừa khó chịu vì tính cách này của anh
Nhiều lúc cũng không hiểu tại sao một người vụng về như tôi lại lấy anh.
Hồi yêu nhau, tôi đã biết tính chồng rất kĩ tính. Anh làm việc gì cũng chậm nhưng chắc chắn, sạch sẽ. Mẹ tôi nói nếu làm vợ anh, tôi phải giả câm giả điếc mới mong sống hạnh phúc. Tôi từng cho rằng mẹ mình nói quá, đàn ông kĩ tính thì vợ càng sướng vì chẳng phải làm gì.
Đúng là tôi sướng thật. Mọi việc trong nhà tôi chẳng phải làm gì. Đi làm về, chồng tôi lụi cụi nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Đến mức nhà tôi lúc nào cũng sạch bóng chẳng còn hạt bụi. Nhà bếp cũng không bao giờ vướng một hạt dầu bẩn hay rơi một hạt gạo nào. Mà cũng chính vì thế nên vợ chồng tôi thường hay cãi vã với nhau. Chồng chê tôi vụng về, bừa bãi. Tôi lau bếp anh luôn chê bẩn và nhúng khăn lau lại sạch bong.
Nhiều khi nhìn anh rửa xe kiểu đó, tôi chỉ muốn nói anh đi bộ luôn cho nhanh. (Ảnh minh họa)
Đó là chưa kể chuyện cái xe chồng tôi đi. Mỗi khi nhắc đến việc này, hàng xóm nhà tôi đều lắc đầu nhún vai. Có người còn cười ha hả nói trên đời này chắc chỉ có mỗi mình chồng tôi mới thế. Kể ra sợ mọi người không tin nhưng xe của chồng tôi không bao giờ dính một hạt đất, cát nào. Anh đi xong luôn rửa xe thật sạch với hàng loạt bước. Hết rửa nước, lại lau khô, lau bóng, lau chân chống xe...
Có lần anh đi nhậu về 11 giờ khuya và anh rửa xe tới hơn 12 giờ mới xong. Nhìn anh rửa xe kiểu đó, tôi chỉ muốn nói anh đi bộ luôn cho nhanh. Còn không thì đem cái xe bỏ vào tủ kính mà ngắm. Vì anh quá kĩ nên hàng xóm nhà tôi chưa một lần dám hỏi mượn xe anh.
Tính đến nay, chồng tôi đã thay 4 chiếc xe chỉ trong 2 năm. Chiếc nào cũng mới cóng, chưa hết hạn bảo hành đã thay xe mới chỉ vì một vết xước hay xe phát ra tiếng kêu. Cũng may vợ chồng tôi lương khá, nhà chồng cũng giàu có mới chiều nổi anh.
Càng lúc tôi càng thấy chồng mình kĩ tính quá. (Ảnh minh họa)
Cái điện thoại chồng tôi dùng đã 2 năm nay nhưng còn mới hơn điện thoại tôi. Mỗi lần sạc pin, chồng tôi lại lấy điện thoại bỏ vào vớ cho nó khỏi xước. Lắm lúc nhìn cái điện thoại nằm im trong vớ, tôi vừa buồn cười vừa khó chịu. Còn ốp điện thoại thì một tháng chồng tôi thay một lần cho mới.
Đôi giày chồng tôi đi luôn sạch bong kin kít. Trong cặp anh luôn có một hộp gel đánh bóng giày. Sau khi đi về, anh lại ngồi lau đi lau lại cho giày bóng loáng mới chịu. Giày cũng như xe, chỉ cần trầy một tí là anh thay ngay.
Càng lúc tôi càng thấy chồng mình kĩ tính quá. Tôi không sao chịu được khi thấy anh lau nhà tới cả chục nước hay rửa chén cả tiếng đồng hồ. Đúng là có chồng bừa bộn cũng mệt nhưng chồng quá sạch, quá kĩ tính càng mệt hơn.
Theo Afamily
Làm gì khi con dâu kể xấu nhà chồng cho bố mẹ đẻ? Trong lần đến chăm con dâu ở cữ, tôi rất buồn khi nghe con dâu nói những điều không hay về nhà tôi với nhà đẻ. Tôi là một phụ nữ nông thôn, quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Tuy nghèo khó nhưng vợ chồng tôi đã nuôi con trai tôi học đại học, xin cho con một công việc tử tế....