Dị ứng ngoài da ở trẻ em – Không nên xem thường
Chăm sóc bé không chỉ đơn giản là ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc mà còn phải đối đầu với rất nhiều vấn đề về bệnh tật của bé, vì vậy chăm sóc cho làn da bé là một trong những vấn đề các bà mẹ chưa quan tâm đúng mực.
Vào những lúc thời tiết thay đổi như từ mùa khô chuyển sang mùa mưa, hay trời trở lạnh vào những tháng cuối năm, da trẻ không tránh khỏi bị ảnh hưởng, thậm chí còn có khả năng sẽ mắc phải các bệnh dị ứng ngoài da như chàm, mề đai…, điều trị rất phức tạp.
Da trẻ em không nhiều “thành trì” bảo vệ
Tuy cấu tạo da ở trẻ em giống như người lớn nhưng da trẻ em mềm, mỏng hơn da người lớn, chẳng hạn da trẻ sơ sinh chỉ dày bằng 1/5 da người lớn. Do các tế bào ít và lớp sừng mỏng nên chức năng bảo vệ của lớp sừng còn hạn chế, khiến da trẻ dễ bị tổn thương. Điều đó có nghĩa là các chất tiếp xúc với da từ môi trường ngoài dễ xâm nhập vào da và làm da dễ hấp thụ hơn, bất kể tốt, xấu. Bên cạnh đó, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn ít hoạt động làm cho màng acid bảo vệ ở da trẻ em tương đối yếu cộng với khả năng điều hòa nhiệt ở da kém nên trẻ dễ bị mất nước qua da, khiến da dễ bị khô và “yếu đuối” trước các tác nhân bên ngoài.
Trẻ bị dị ứng ngoài da – không nên xem thường
Làn da trẻ em rất nhạy cảm vì vậy khi trẻ có các vấn đề dị ứng, chàm sữa hay rôm sảy chứng tỏ lớp thượng bì bảo vệ da bị tổn thương, cộng thêm làn da bé với thành trì bảo vệ yếu ớt nên việc chăm sóc da trẻ dị ứng rôm sảy hay chàm sữa rất phức tạp.
Hàng rào da bị tổn thương dẫn đến da bé sẽ trở nên thô ráp xù xì , ngứa và viêm đỏ, bé sẽ thường xuyên gãi dẫn đến da bị cọ xát nhiều và có nguy cơ bị nhiễm trùng hay trầy xước. Đây là điểm khởi đầu cho “vòng xoắn” trong bệnh lý chàm sữa, rôm sảy và dị ứng bởi ngay lúc này, nếu mẹ không chăm sóc đúng cách thì trẻ càng ngứa càng gãi, da càng khô lại càng ngứa, và trẻ càng lúc càng bị tổn thương thêm, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cũng như việc học tập của trẻ.
Da trẻ cần được giữ ẩm đúng mực
Video đang HOT
Nguyên tắc quan trọng trong việc đẩy lùi “vòng xoắn” của bệnh lý chàm sữa, rôm sảy và dị ứng là thực hiện song song việc phục hồi chức năng bảo vệ da cũng như bổ sung chất giữ ẩm phù hợp cho làn da bé.
Nên lưu ý chọn chất giữ ẩm hiệu quả, không gây kích ứng, và có chứa các thành phần hỗ trợ bệnh da đang mắc phải. Da được giữ ẩm thích hợp sẽ làm giảm đáng kể việc dùng corticoides bôi ngoài da (một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị giảm viêm ngứa khô và đỏ da), từ đó sẽ tránh được các tác dụng phụ của thuốc như teo da hoặc bùng phát lại bệnh khi ngưng thuốc. Đồng thời, chất giữ ẩm sẽ giúp da duy trì lại độ ẩm, ngăn ngừa, làm giảm sự mất hơi nước qua da giúp tăng cường sự toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.
Để chăm sóc bé an toàn và hiệu quả, các bà mẹ có thể lưu ý đến những biện pháp sau:
Cho bé uống nhiều nước
Chọn các loại thực phẩm cho bé có nhiều acid béo Omega 6 để có thể giảm bớt tình trạng da khô cũng như khắc phục triệu chứng đỏ rát và ngứa, củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.
Tránh cho bé tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng
Chăm sóc bé hàng ngày với hai bước đơn giản
Bước 1:
Làm sạch da. Không nên tắm cho bé bằng sữa tắm thông thường có chứa xà phòng soap. Nên tắm cho bé bằng sữa tắm có nồng độ PH thích hợp từ 4,75 – 5,5 không mùi hoặc mùi thơm nhẹ nhàng.
Bước 2:
Giữ ẩm và làm mềm da bằng kem dưỡng ẩm với thành phần acid béo Omega 6 cung cấp độ ẩm cho làn da bé và ceramide củng cố hàng rào bảo vệ da đồng thời giảm đáng kể các triệu chứng ngứa đỏ, bỏng rát.
Theo VNE
Bà bầu không nên ăn đồ hộp
Nhiều thứ đơn giản trong nhà như đồ hộp, lọ khử mùi có thể khiến bà bầu bị sảy thai, các nhà nghiên cứu vừa cảnh báo.
Nhóm nghiên cứu từ ĐH Stanford ở California đã tìm thấy những phụ nữ mang thai có hàm lượng hóa chất bisphenol A (BPA) cao nhất trong máu thì cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn người khác tới 80%.
Chất này tồn tại trong nhựa và các vật dụng quen thuộc như chai đựng nước, kính mắt và vỏ đựng đĩa CD.
Những đồ dùng có thể chứa chất độc Bisphenol-A (BPA). Ảnh: Whiztbit.
"Cho đến khi có các nghiên cứu xác minh sâu hơn, những phụ nữ từng bị sảy thai không rõ nguyên nhân vẫn nên tránh tiếp xúc với BPA, nhằm loại bỏ một nguy cơ tiềm năng", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ruth Lathie nói.
Chuyên gia khuyến cáo chị em nên tránh ăn đồ hộp, không hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa (để tránh BPA bị thôi nhiễm), thậm chí tránh đụng vào các biên lai mua hàng vừa được in ra (vì có BPA).
Tuy nhiên, một phát ngôn viên từ Hiệp hội Sảy thai Anh cho biết, nghiên cứu của Mỹ là quá nhỏ để dưa ra bất kỳ kết luận nào, và cho rằng cảnh báo này sẽ gây hoang mang thêm cho những chị em vốn đã bị nhắc nhở phải tránh xa rất nhiều thứ, trong đó có cà phê, rượu, thuốc lá, trứng sống...
Trong một nghiên cứu khác, Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người quốc gia Mỹ đã tìm hiểu lại hồ sơ của 501 cặp vợ chồng đang cố gắng có thai từ giữa năm 2005 tới 2009. Tất cả được yêu cầu cung cấp mẫu nước tiểu để đo hàm lượng BPA và phthalates (một nhóm hóa chất khác dùng trong nhựa). Những người này được theo dõi trong một năm và ghi lại nhật ký thời điểm họ có thai.
Điều kỳ lạ là nhóm nghiên cứu nhận thấy hàm lượng phthalates cao ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đàn ông, nhưng không ảnh hưởng tới phụ nữ.
Hai nghiên cứu này ra đời sau khi Tổ chức Y tế Thế giới có động thái cấm sử phthalates và bisphenol A, vì cho rằng chúng cũng có thể gây ung thư vú, bạch cầu, hen và khuyết tật bẩm sinh. WHO cho biết những hóa chất này gây "biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe", và lệnh cấm sử dụng là để bảo vệ các thế hệ tương lai.
BPA có trong chai lọ bằng nhựa, các loại lon, biên lai mua hàng, chất hàn nha khoa, đồ chơi, cốc, kính. Các chuyên gia cho biết nguồn phát sinh BPA lớn nhất là thực phẩm và đồ uống vì hóa chất này thôi nhiễm từ vỏ hộp vào thực phẩm đựng bên trong.
Phthalates có mặt trong sơn đánh móng tay, đồ trang điểm, chất khử mùi, nước hoa, nước bôi sau cạo râu, dầu gội đầu, nước rửa tay, nhựa.
Theo VNE
Bà bầu không nên uống cà phê Axít taníc có thể kết hợp với nguyên tố sắt trong cơ thể tạo thành một chất không tan, làm cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể dẫn đến chứng thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ. Ảnh minh họa Tôi bị bệnh tim nhẹ và đang có thai 3 tháng. Tôi rất nghiện cà phê và sáng nào cũng...