Dị ứng “ba con sâu” là có thật và nó nguy hiểm hơn bạn tưởng nhiều đấy
Mối nguy nghiêm trọng ít người để ý vì dùng “ba con sâu” kém chất lượng mang tên: dị ứng.
“Ba con sâu” thì ai cũng biết rồi, là công cụ để con người có thể quan hệ tình dục một cách an toàn và phòng tránh thai. Vậy nên nếu nói về các rủi ro khi dùng “ba con sâu”, chúng ta chỉ nghĩ đến các trường hợp bao rách, thủng, sai kích cỡ… làm lây bệnh tình dục (STI) hoặc mang thai ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, vẫn còn một rủi ro nữa mà bạn có thể gặp phải khi dùng “ba con sâu”, nhất là với những loại rẻ tiền, kém chất lượng. Đặc biệt, bạn sẽ rất dễ nhầm rủi ro này với các căn bệnh tình dục, vì triệu chứng của nó là cảm giác ngứa ngáy, mọc mụn rôm khi tiếp xúc với “ba con sâu”.
Rủi ro mang tên: dị ứng cao su.
“Ba con sâu” hoàn toàn có thể gây dị ứng
“Ba con sâu” dĩ nhiên được làm bằng cao su, và về cơ bản thì chúng ta có hai loại: cao su thiên nhiên (latex) và cao su tổng hợp.
Với người thường, việc “ba con sâu” được làm bằng loại gì không mấy quan trọng. Nhưng một bộ phận dân số mắc phải chứng “dị ứng cao su” thì khác. Với họ, sử dụng “ba con sâu” làm từ latex thiên nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
Video đang HOT
Cụ thể, các loại protein có trong cao su tự nhiên có thể kích hoạt một kháng thể mang tên immunoglobulin E (lgE) để sản sinh ra hóa chất histamine. Histamine bình thường có tác dụng duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể, giúp ruột hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu histamine xuất hiện với mật độ lớn sẽ gây ra những triệu chứng dị ứng cho cơ thể, như nổi phát ban, chảy nước mũi…
Người mắc chứng dị ứng cao su khi sử dụng bao sẽ thấy ngứa ngáy, nổi mụn nước, sưng tấy… tùy vào nơi cao su tiếp xúc. Nghe đến đây chắc bạn cũng hiểu những khu vực ngứa có thể “hiểm hóc” đến thế nào rồi chứ?
Nổi mề đay do dị ứng cao su
Thậm chí trường hợp nặng, cơn mẩn ngứa sẽ kéo dài khủng khiếp, có thể gây giảm huyết áp đột ngột, tăng nhịp tim, khó thở, hoặc tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Đó là chưa tính đến chất bôi trơn có sẵn trên “ba con sâu”. Nếu sử dụng các loại bao không đảm bảo, cơ thể sẽ gây ra những phản ứng khó lường, không tốt cho sức khỏe.
Làm gì khi dị ứng “ba con sâu” ?
Nếu bạn là một trong những người không may mắc phải chứng dị ứng cao su thì cũng đừng lo, đó chưa phải là tận thế đâu. Việc của bạn là tìm các loại “ba con sâu” từ các cơ sở uy tín và được làm từ cao su tổng hợp, vì loại vật liệu này không có chứa protein lgE nên không thể gây dị ứng.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc chọn một số loại hình tránh thai khác, như thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng (với nữ giới), đặt màng ngăn…
Trong trường hợp dị ứng quá nặng, hãy nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ.
Theo trí thức trẻ
Mắc bệnh lạ, cô gái hít phải không khí lạnh cũng có thể tử vong
Chỉ cần hít phải không khí lạnh hoặc uống một ly nước đá cũng khiến cô sinh viên 24 tuổi Max Fisher bị dị ứng dữ dội, thậm chí gây sốc phản vệ và tử vong.
Cô Max Fisher phải mang khẩu trang để tránh không khí lạnh mỗi khi ra đường - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Fisher sống ở thành phố Nottingham (Anh). Dị ứng có thể khiến cô bị nổi mề đay ngứa đỏ khắp người. Ngoài ra, dị ứng còn gây cảm giác nghẽn ở cổ họng, thậm chí là sốc phản vệ đe dọa tính mạng, theo Daily Mail.
Dị ứng xuất hiện cả năm do nhiều nguyên nhân, từ tiếp xúc với khí lạnh vào mùa đông đến cỏ ướt vào mùa hè.
Bệnh bắt đầu dày vò Fisher từ năm 2009, khi cô bỗng cảm thấy khó thở lúc ngồi trên thảm cỏ ướt vào mùa hè năm đó. Lúc ấy Fisher chỉ mới 14 tuổi.
Ban đầu, các bác sĩ nhầm lẫn là cô bị dị ứng với phấn hoa, đến sau này mới phát hiện tác nhân gây dị ứng là khí lạnh.
"Tôi bị dị ứng với khí lạnh nên điều này cũng có nghĩa là tôi dị ứng với mùa đông. Tôi thường phải đeo khẩu trang ra ngoài để ngăn bị dị ứng. Các triệu chứng chủ yếu là nổi mề đay, các vết mề đay sưng to và nóng rát", Fisher nói.
Cô nhạy cảm với khí lạnh đến mức chỉ cần uống một ít nước đá, mở tủ lạnh, nhảy vào nước lạnh trong bể bơi hoặc tiếp xúc với một luồng gió lạnh cũng gây dị ứng.
Fisher cho biết đến tận bây giờ nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn chưa thể hiểu được căn bệnh cô đang mắc. Do đó, không ai biết được nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là gì.
Căn bệnh khiến bất cứ khi nào ra ngoài đường thì Fisher cũng phải mang khẩu trang.
Ngoài ra, cô còn mắc một chứng bệnh khác gọi là hội chứng đau cơ xơ hóa. Bệnh gây đau nhức khắp cơ thể. Thỉnh thoảng, bệnh khiến Fisher phải ngồi xe lăn.
Dù vậy, cô vẫn cố gắng học tập chăm chỉ và lấy được bằng thạc sĩ dược lý, theo Daily Mail.
Theo thanhnien
Điều gì xảy ra khi ăn phải bún 'tái chế' bằng 3 loại hóa chất này? Nếu khi ăn bún vào, cơ thể có cảm giác đầy hơi, đau bụng, buồn nôn... thì có khả năng bún bị bỏ nhiều loại hóa chất với hàm lượng lớn. Một cơ sở sản xuất bún kém vệ sinh bị phát hiện - ẢNH: TIỂU THIÊN Tuần qua, các cơ quan chức năng đã kiểm tra các cơ sở sản xuất bún...