“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” tiêm vét cho người cao tuổi, có bệnh lý nền
Tại 5 tỉnh đang có ca mắc, tử vong gia tăng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu rà soát người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa được tiêm vaccine; có thể tiêm tại nhà hoặc điểm tiêm lưu động.
Chiều 6/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã họp trực tuyến với 5 tỉnh đang có ca mắc Covid-19, số ca tử vong gia tăng trong thời gian gần đây.
Cụ thể, tại TP Cần Thơ, số ca mắc thời gian gần đây đang gia tăng, hiện đã trên 30.000 ca, hiện ở cấp độ dịch 3. An Giang đến nay cũng đã có hơn 24.700 ca, còn hơn 5.000 trường hợp đang điều trị. Tuy nhiên số tử vong đã là 468 bệnh nhân (chiếm 1,89%), 75% bệnh nhân tử vong chưa được tiêm vaccine.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long họp trực tuyến với 5 tỉnh có số ca Covid-19 tăng nhanh (Ảnh: Trần Minh).
Tương tự tại Tây Ninh, đến ngày 6/12, tỉnh ghi nhận gần 50.000 ca, đang điều trị 14.838 ca, trong số đó có 173 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Con số này tại Sóc Trăng là gần 22.000 ca mắc, 127 người tử vong, trong số đó có 76% người chưa tiêm vaccine.
Theo báo cáo của 5 địa phương, tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt trên 80%. Các tỉnh này cũng đã hoàn thành tiêm vaccine mũi một cho trẻ trong độ tuổi 12-17, đang triển khai tiêm mũi 2, tiêm vét các trường hợp thuộc đối tượng tiêm nhưng trì hoãn.
Tại cuộc họp các địa phương đề xuất Bộ Y tế chi viện thêm nhân lực từ các bệnh viện trung ương để hỗ trợ công tác điều trị, cấp thêm vaccine để tiêm mũi bổ sung và thuốc kháng virus phục vụ điều trị F0 tại nhà có kiểm soát, hỗ trợ máy thở…
Video đang HOT
Về đề xuất tăng cường nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh rà soát ngay việc điều động nhân lực từ các bệnh viện tuyến trung ương. Các bệnh viện trong danh sách phân công phải nhanh chóng đưa thêm nhân lực vào các tỉnh này để đảm bảo phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác phòng chống dịch. Trong ngày 7/12, Bệnh viện Bạch Mai phải cử thêm một đoàn cán bộ y tế nữa đến An Giang, Bệnh viện Việt Đức vào hỗ trợ Bà Rịa- Vũng Tàu; Bệnh viện E vào hỗ trợ Tây Ninh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng.
Theo Bộ trưởng, khi số ca mắc gia tăng, bệnh nhân nặng sẽ tăng và con số tử vong cũng sẽ có thể tăng (Ảnh: Trần Minh).
Riêng TP Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ thành phố trong công tác điều trị.
“Thực tế cho thấy chúng ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng gia tăng ca nhiễm Covid-19 vì tại nhiều địa phương vẫn còn tình trạng người dân không thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch, lơ là, chủ quan… Khi số ca mắc gia tăng, bệnh nhân nặng sẽ tăng và con số tử vong cũng sẽ có thể tăng. Do vậy cần nỗ lực để giảm số ca tử vong”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý những nơi thuộc cấp độ dịch 3 và 4 phải thực hiện nghiêm, triệt để các biện pháp phòng chống dịch, nhất là các khu vực thuộc cấp độ 4. Có như thế mới kiểm soát được số mắc.
Về công tác tiêm vaccine, Bộ trưởng nhắc các tỉnh, thành phải thực hiện chiến dịch “đi từng ngõ, gõ từng nhà” lập danh sách tất cả những người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa tiêm vaccine để tiêm chủng cho nhóm đối tượng này.
“Có thể tổ chức các điểm tiêm lưu động, đến tiêm tại nhà cho các trường hợp nguy cơ cao để bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị diễn biến nặng nếu mắc Covid-19″, Bộ trưởng Long nói.
Về điều trị, các đơn vị cần phân loại bệnh nhân, người có nguy cơ, tuân thủ điều trị theo tháp 3 tầng, quản lý, giám sát chặt chẽ ca bệnh, chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời, các địa phương cần lập tức rà soát việc cung cấp oxy cho các cơ sở điều trị, phải có hệ thống oxy bồn, máy thở phục vụ điều trị hồi sức cho bệnh nhân khi cần. Về máy thở, Bộ Y tế và các bệnh viện trung ương có thể hỗ trợ các tỉnh, nhưng chuẩn bị oxy y tế.
Bộ trưởng Y tế lý giải việc Việt Nam tiếp cận vaccine sớm nhưng mua muộn
Bộ trưởng Y tế cho biết, Việt Nam tiếp cận vaccine phòng Covid-19 từ rất sớm, nhưng mua muộn hơn so với các nước, do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất bình đẳng trong cung ứng vaccine toàn cầu.
Trong phiên chất vấn sáng 10/11, đại biểu Lưu Văn Đức nêu câu hỏi: Vừa qua công tác dự báo diễn biến dịch chất lượng sao. Bộ Y tế dự báo dịch đến 2022 như thế nào, có khó khăn gì trong dự báo? Trách nhiệm Bộ Y tế trong việc tham mưu, để triển khai chiến lược tiêm vaccine, Bộ trưởng có chiến lược gì đảm bảo công bằng. Có địa phương tiêm đủ, có địa phương chưa tiêm, nhiều địa phương chuẩn bị tiêm mũi 3.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) bày tỏ băn khoăn nếu chúng ta triển khai chiến lược vaccine Covid-19 sớm hơn, ngay từ năm 2019-2020 thì sẽ hạn chế được nhiều tổn thất về người, về của trong năm 2021, đặc biệt từ đợt dịch thứ 4. Đại biểu này đặt vấn đề trách nhiệm tham mưu của Bộ Y tế về chiến lược vaccine đến đâu?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng Việt Nam tiếp cận vaccine từ rất sớm, nhưng mua muộn do nhiều nguyên nhân.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng trả lời, dự báo với Covid-19 hết sức khó khăn. Các nước hầu hết chưa có dự báo mang tính dài hạn. WHO đưa khuyến cáo chung dịch không thể kết thúc 2022, hi vọng 2023 Covid-19 trở thành bệnh theo mùa. Đây là đại dịch chưa từng có trong tiền lệ, biến chủng liên tục. Chủng gốc tốc độ lây vừa phải, biến chủng Delta lây lan nhanh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: "Về chiến lược vaccine, chúng ta tiếp cận vaccine sớm, nhưng mua muộn hơn so các nước, do có nhiều lý do khách quan, chủ quan".
Theo đó, từ tháng 9/2020, Thủ tướng có chỉ đạo, Bộ Y tế đã làm việc, thỏa thuận với Covax, sau đó thỏa thuận Công ty AstraZeneca cung ứng 30 triệu liều vaccine đầu tiên.
Có nhiều lý do khách quan, đó là việc khan hiếm vaccine trên quy mô toàn cầu. Một số nước phát triển khi có vaccine đặt hàng mua số lượng lớn. "Chúng tôi cho rằng có bất bình đẳng trong cung ứng vaccine toàn cầu. Có nước đặt hàng cao hơn nhu cầu nhiều lần", Bộ trưởng khẳng định.
Bên cạnh đó việc mua vaccine cũng có nhiều khó khăn. Cam kết mua vaccine phải vượt qua nhiều rào cản về pháp luật, phải chấp nhận tất cả điều kiện bên bán mà không có điều kiện thương thuyết. Tất cả điều kiện công ty đưa ra chúng ta không thay đổi được.
Chúng ta chấp nhận toàn bộ rủi ro giao hàng chậm, giá cả mua (sau thấp hơn không được thanh toán thấp hơn), ko được trả lại vaccine, trừ khi quốc tế công nhận không bảo), họ không chấp nhận giao hàng đúng thời hạn.
Thời gian qua, Việt Nam thúc đẩy tiến trình mua vaccine. Việt Nam được đánh giá triển khai bao phủ vaccine nhanh.
Bộ trưởng thông tin thêm, đến thời điểm này Việt Nam đã mua, nhập khẩu, thỏa thuận gần 200 triệu liều. Những ngày tới có thể lên hơn 200 triệu liều. Chúng ta thúc đẩy chiến lược ngoại giao vaccine, làm sao tăng lượng vaccine nhanh nhất, nhiều nhất.
Về việc phân bổ vaccine cho các địa phương, Bộ trưởng Y tế cho biết, theo quan điểm chung, Bộ chỉ đạo các địa phương phải đẩy nhanh phủ mũi 1, đồng thời tiêm trả mũi 2. Lượng vaccine về hoàn toàn đảm bảo đủ cho người dân từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi, cho 12-17 tuổi tiêm đủ 2 mũi. "Cuối năm nay mới có kế hoạch tiêm mũi 3. Một vài địa phương tuyên bố tiêm mũi 3, tôi đề nghị phải theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế, đảm bảo công bằng trong phân bổ vaccine", Bộ trưởng nói.
'Bủn rủn khi con bị tiêm nhầm vaccine Covid-19' Nghe người của trạm y tế nói đã tiêm nhầm vaccine cho con gái hơn 2 tháng tuổi, chị Bùi Thị Phương Nga, 21 tuổi, bủn rủn tay chân, khóc không ngừng suốt chặng đường đưa bé vào viện cấp cứu. Con gái chị sinh ngày 1/9, là một trong 18 trẻ nhỏ ở huyện Quốc Oai bị tiêm nhầm vaccine Covid-19. Sự...