Đi tìm ý tưởng đầu tư giai đoạn Corona: Soi những doanh nghiệp có lượng tiền tươi thóc thật hàng chục nghìn tỷ đồng
Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với nhà đầu tư cổ phiếu của những doanh nghiệp có lượng dư tiền dồi dào cùng tình hình kinh doanh của họ để có thể xem xét lựa chọn đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã tạo ra mặt bằng giá mới do dịch cúm Corona.
Thị trường chứng khoán mấy phiên gần đây đã phục hồi sau chuỗi ngày giảm sốc vì tâm lý lo sợ ảnh hưởng của dịch cúm Corona nhưng rồi lại chùng xuống khi tỷ lệ tử vong vì dịch tại Trung Quốc cứ tăng lên mỗi ngày. Thực tế, câu chuyện thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi dịch cúm không là câu chuyện của riêng nước nào mà trên toàn cầu. Điều quan trọng là, nhà đầu tư nên ứng phó ra sao với tài khoản của mình để không những không bị thua lỗ mà còn tận dụng được trạng thái bán tháo trên toàn cầu để làm giàu cho mình.
Sau các bài viết của chúng tôi trong chuỗi những ” LÁ CHẮN CORONA ” về lời khuyên làm thế nào để bảo vệ tài khoản chứng khoán thì nhiều nhà đầu tư đã trấn an trở lại và tìm kiếm cho mình những cơ hội đầu tư mới.
Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với nhà đầu tư cổ phiếu của những doanh nghiệp có lượng dư tiền dồi dào cùng tình hình kinh doanh của họ để có thể xem xét lựa chọn đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã tạo ra mặt bằng giá mới do dịch cúm Corona.
Thống kê của chúng tôi tại thời điểm kết thúc năm 2019 cho thấy, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (UpCOM-ACV) là doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có dư tiền và tương đương tiền lớn nhất. Ngoài tiền mặt tại quỹ gần 350 tỷ đồng, ACV còn có dư tiền gửi hơn 30.900 tỷ đồng. Tổng dư tiền và tương đương tiền của công ty lên đến hơn 31.200 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của ACV đạt lần lượt là 59.300 tỷ và 36.900 tỷ đồng. Chiếm hơn tổng tài sản của ACV là gần 31.300 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 1 năm – tăng gần 6.900 tỷ đồng so với cuối năm trước. Với nguồn tiền gửi lớn, trong năm 2018 và 2019, ACV đã thu về lần lượt là là 1.276 tỷ và 1.796 tỷ đồng lãi tiền gửi.
Về kết quả kinh doanh, cả năm 2019, ACV đạt 18.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 14% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng 35% từ 7.618 tỷ lên 10.316 tỷ đồng.
Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS) vẫn tiếp tục là một doanh nghiệp top đầu về sức khoẻ tài chính. Tính tại thời điểm kết thúc năm 2019, GAS có dư tiền và tương đương tiền gần 29.400 tỷ đồng.
Cả năm 2019 GAS ghi nhận doanh thu 75.653 tỷ, lợi nhuận sau thuế 12.159 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018. So với kế hoạch 63.908 tỷ doanh thu và 7.643 tỷ lãi ròng, GAS lần lượt thực hiện được 118,4% chỉ tiêu doanh thu và 159% chỉ tiêu lãi ròng.
Video đang HOT
Hoạt động kinh doanh khá thuận lợi nhưng quý cuối cùng của năm 2019, giá cổ phiếu GAS lại biến động trái chiều thậm chí xuyên đáy 1 năm. 3 phiên gần đây, cổ phiếu GAS hồi phục nhẹ.
Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) là doanh nghiệp bất động sản duy nhất lọt top5 doanh nghiệp niêm yết có dư tiền lớn. Tại thời điểm kết thúc năm 2019, Vingroup có dư tiền gần 19.400 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, năm 2019 doanh thu thuần của Vingroup đạt 130.790 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 15.639 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 7.702 tỷ đồng tăng lần lượt 7,3%, 12,9% và 24,4% so với năm trước.
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng tài sản Vingroup đạt 408.573 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 120.601 tỷ đồng, tăng lần lượt 41,8% và 21,6% so với cuối năm 2018.
Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM (Mã CK: VEA) là một trong những “ông tổng” lớn, thành lập từ năm 1990. VEAM là đơn vị có nhiều thế mạnh khi nắm giữ cổ phần Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam và đây cũng là nguồn lợi nhuận chủ yếu của công ty trong nhiều năm qua.
Giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCOM nên VEA ít được chú ý hơn các doanh nghiệp khác. Tại thời điểm kết thúc năm 2019, VEA có dư tiền và tương đương tiền hơn 16.800 tỷ đồng trên tổng tài sản 33.300 tỷ đồng.
Năm 2019, VEA đạt 4.486 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm sâu so với con số 7.070 tỷ đồng đạt được cùng kỳ nhưng VEA lại có phần lợi nhuận từ công ty liên kết tăng vọt so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 7.350 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng so với năm 2018.
SAB của Sabeco cũng là một trong những cổ phiếu “thú vị”. Sau khi về tay người Thái, Sabeco đã tái cơ cấu và đạt nhiều thành quả quan trọng. Tính chung cả năm 2019 doanh thu Sabeco đạt 37.899 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 5.370 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2018 và vượt 14% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tại thời điểm cuối năm 2019, Sabeco lọt top 5 các doanh nghiệp niêm yết có lượng tiền mặt khổng lồ lên đến 16.500 tỷ đồng.
Tuy vậy, giá cổ phiếu SAB lại đang tỷ lệ nghịch với những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp. Sau nghị định 100 và ảnh hưởng của đợt đại dịch Covid, SAB chỉ còn 190.000 đồng tính theo giá điều chỉnh cổ tức- thấp nhất hơn một năm rưỡi.
Là công ty sữa hàng đầu Việt Nam, Vinamilk (VNM) đang nuôi nhiều tham vọng lớn mang tầm vóc quốc tế. Tuy đầu tư mạnh trong giai đoạn 2018-2019 vào hàng loạt công ty sữa khác và những vùng nuôi khác nhưng tại thời điểm kết thúc năm 2019, Vinamilk vẫn có nguồn tiền mặt khổng lồ 15.100 tỷ đồng.
Năm 2019, Vinamilk đạt 56.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,1% so với mức 52.600 tỷ của cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 6,2% lên 12.800 tỷ và lợi nhuận ròng tăng 3,5% lên 10.581 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 5.478 đồng.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Mờ mịt viễn cảnh thoái vốn tại Tổng công ty Sông Hồng
Với tình trạng bết bát của Tổng công ty Sông Hồng hiện nay, viễn cảnh thoái 49,04% vốn trong năm 2019, thậm chí là đến hết năm 2020 theo đề xuất của tổ đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này là rất mờ mịt.
Báo cáo tài chính quý III/2019 của Công ty mẹ Tổng công ty Sông Hồng (SHG) cho thấy, tại thời điểm 30/9/2019, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trị giá 536 tỷ đồng, giảm so với mức 586,5 tỷ đồng đầu năm.
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền 7,1 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn 321 tỷ đồng, hàng tồn kho 196,2 tỷ đồng.
Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phần giá trị phải thu khách hàng là 189 tỷ đồng, gồm 7 tỷ đồng từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 8,9 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Bất động sản Đông Đô, 312 triệu đồng từ Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, 173 tỷ đồng từ các đối tượng khác.
Phần lớn các khoản phải thu không có khả năng thu hồi khi SHG trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 310 tỷ đồng.
Trong hạng mục hàng tồn kho 196,2 tỷ đồng, có khoản tiền Tổng công ty chi ra để mua một số lô đất tại Khu biệt thự Tây Hồ.
Các lô đất này đã được chuyển nhượng cho các cá nhân bên ngoài, nhưng do chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý nên vẫn đang theo dõi trên khoản mục hàng tồn kho.
Khoản tiền nhận được từ việc bán lô đất đã được tính trên khoản mục người mua trả tiền trước trên báo cáo tài chính giữa niên độ 2019, với giá trị 24,6 tỷ đồng.
Về tài sản dài hạn, tổng giá trị tại thời điểm 30/9/2019 là 471 tỷ đồng, giảm so với mức 477,3 tỷ đồng đầu năm.
Trong đó, tài sản cố định hữu hình chỉ còn 4,2 tỷ đồng so với nguyên giá 57,4 tỷ đồng, giảm 53,2 tỷ đồng do hao mòn lũy kế.
Bất động sản đầu tư vẫn được xác định giá trị nguyên giá là 56,2 tỷ đồng. Trong khoản mục tài sản dài hạn khác, giá trị lợi thế 2 lô đất số 70 An Dương và tại Chi nhánh Lào Cai được ước tính 10,37 tỷ đồng.
Trong 471 tỷ đồng còn bao gồm các khoản phải thu dài hạn 298,67 tỷ đồng, chiếm gần 2/3. Vì vậy, con số tính cả "cua trong lỗ" này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có thu về được toàn bộ giá trị phải thu trong dài hạn hay không.
Ngoài ra, trong mục tài sản dài hạn còn có khoản mục tài sản dở dang, chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang 36,2 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 65,3 tỷ đồng.
Dự án Khách sạn Royal Sông Hồng được xác định giá trị xây dựng cơ bản 35,6 tỷ đồng. Dự án này đã được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương cho phép SHG được tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án.
Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tính đến thời điểm cuối quý III/2019, Tổng công ty đầu tư vào 6 công ty con, 13 công ty liên kết cùng 7 công ty khác, với tổng giá trị đầu tư 286,5 tỷ đồng.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, hầu hết các khoản đầu tư không đem lại cổ tức, lợi nhuận cho SHG, bởi phần nhiều các công ty được đầu tư cũng đang trong tình trạng thua lỗ, khiến Tổng công ty phải thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính, với giá trị gần 221 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy, con số tổng tài sản còn lại vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng tính đến 30/9/2019 tại bảng cân đối kế toán của SHG gần như chỉ là các con số liệt kê "cho có", giá trị thực tính toán còn lại trên thực tế là rất thấp.
Thêm vào đó, với khoản nợ còn treo 1.635 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 628,5 tỷ đồng trên vốn điều lệ 270 tỷ đồng thì rõ ràng, Tổng công ty gần như rơi vào tình trạng trắng tay.
Trong tình cảnh này, khó có một kịch bản thoái vốn khả thi tại SHG thông qua đấu giá công khai 49,04% phần vốn nhà nước còn lại sau cổ phần hóa trị giá 132,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2019. Chính bản thân lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, khả năng SHG phá sản là rất lớn.
Hiểu Minh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đề xuất đầu tư siêu dự án du lịch gần 500ha tái hiện thương cảng Vân Đồn Liên danh Công ty CP Liên Sơn và Công ty Cổ phần KDI vừa có buổi họp đề xuất với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh ý tưởng đầu tư một BĐS du lịch quy mô gần 500ha tại Vân Đồn. Liên danh nhà đầu tư trình bày ý tưởng quy hoạch dự án, ảnh: Báo Quảng Ninh Theo thông tin từ báo Quảng...