Đi tìm tội danh cho các đối tượng cầm đầu Muaban24
Đến nay, nhiều đối tượng chóp bu của Muaban24 đã bị bắt, tội danh mà những nhân vật này bị khởi tố điều tra là “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Một câu hỏi được đông đảo độc giả, những chuyên gia pháp lý đặt ra là, ngoài việc phải chịu trách nhiệm với tội danh trên, những đối tượng cầm đầu Muaban24 còn phải đối mặt với những tội danh nào khác?
Để có cái nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề trên, phóng viên Báo Dân trí có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý về vụ án này.
Thưa ông, sau hơn 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của Muaban24 trong cả nước, đến nay đường dây này đã từng bước được phanh phui với sự vào cuộc rốt ráo của Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành. Vậy nhìn lại diễn biến vụ việc trong suốt thời gian qua ông có nhận xét, đánh giá gì?
Là một người theo dõi rất sát những diễn biến của vụ việc liên quan tới mạng lưới Muaban24 tôi đánh giá đây là một vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, số lượng người bị chiếm đoạt tài sản cũng như tổng tài sản bị chiếm đoạt là rất lớn, vụ việc gây một dư luận xấu trên phạm vi rộng, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự tại nhiều địa phương.
Có thể nói chưa có vụ việc nào mà lại được báo chí, truyền thông quan tâm phản ánh với số lượng bài viết và đăng tải với một mật độ dầy đặc như vụ việc này. Để đạt được kết quả bước đầu như hiện tại, tôi đánh giá vai trò của Dân trí là đặc biệt lớn, xuyên suốt từ lúc phát hiện sai phạm tại Muaban24 đến khi cơ quan chức năng vào cuộc.
Trong vụ việc này, sau khi tiếp nhận nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng cũng đã rất khẩn trương vào cuộc để kịp thời trấn áp tội phạm. Đây là một cơ chế phối hợp cần được phát huy hơn nữa. Có như vậy, những hành vi phạm tội mới nhanh chóng bị phát hiện và được xử lý kịp thời.
Ngoài “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, các nhân vật lãnh đạo của Muaban24 còn phạm phải tội danh nào?
Để có căn cứ khởi tố vụ một vụ án hình sự về một tội danh nào đó thì điều trước tiên là cần phải làm rõ xem hành vi của cá nhân đã thực hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự không? Hành vi đó có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của tội danh định khởi tố hay không.
Theo tôi, ngoài tội danh nêu trên, hành vi của những đối tượng trong đường dây Muaban24 còn có dấu hiệu tội phạm của “Tội kinh doanh trái phép” và “Tội trốn thuế” quy định tại các Điều 159, Điều 161 BLHS. Dấu hiệu đặc trưng của hai tội danh này, về cơ bản biểu hiện ở những hành vi khách quan sau:
Thứ nhất: Đối với “Tội kinh doanh trái phép”, hành vi khách quan được mô tả tại Khoản 1 Điều 159 như sau:
Video đang HOT
“Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm…”
Trường hợp kinh doanh của Muaban24 thuộc trường hợp kinh doanh không có giấy phép. Với những thông tin mà báo chí đăng tải tôi được biết Website Muaban24.vn của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến tự xưng là “Sàn giao dịch thương mại điện tử” nhưng chưa hề được cấp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này.
Việc Muaban24 không được cơ quan chức năng xác nhận đăng ký “Sàn giao dich thương mại điện tử” nhưng vẫn tiến hành kinh doanh, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng thì đây rõ ràng là việc kinh doanh không có giấy phép.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng một hành vi bị truy cứu hai tội danh, khi xử lý các đối tượng này với tội danh “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” thì không truy cứu về “Tội kinh doanh trái phép” và ngược lại, vì mặt khách quan của hai tội danh (trong phạm vi vụ án này) có mối quan hệ nhân – quả với nhau.
Thứ hai: Đối với “Tội trốn thuế” quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009):
Trong vụ án Muaban24, các cá nhân có liên quan có dấu hiệu dùng rất nhiều thủ đoạn để trốn thuế như: Bán gian hàng ảo cho hội viên thu tiền mặt nhưng không lập hóa đơn chứng từ, với việc không lập hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa thì có thể thấy những khoản thuế mà Muaban24 có dấu hiệu không nộp cho Nhà nước sẽ là: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (Công ty có nghĩa vụ khấu trừ từ người có thu nhập chịu thuế để nộp cho Cơ quan thuế).
Rõ ràng, việc Muaban24 bán “hàng hóa” nhưng không lập hóa đơn, chứng từ, không nộp tờ khai thuế… là những dấu hiệu của hành vi trốn thuế được quy định tại điều luật đã viện dẫn.
Điều quan tâm nhất bây giờ của những nạn nhân trong vụ án này là làm sao lấy lại được số tiền đã “mù quáng” trao cho Muaban24. Theo ông có cơ chế nào để những nạn nhân này lấy lại được số tiền trên?
Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan chức năng phải làm rõ tất cả các tình tiết của vụ án.
Trong vụ án trên, cơ quan chức năng cần phải làm rõ số tiền mà các cá nhân có liên quan đã chiếm đoạt là bao nhiêu? Những người bị chiếm đoạt là những ai. Số tiền thu được từ các việc khám xét, thu giữ được coi là tang vật của vụ án.
Trong bản án khi tòa án tuyên phải có nội dung về xử lý tang vật, trong trường hợp tang vật không phải tiêu hủy, tang vậy là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người bị hại thì sẽ trả cho người bị hại nếu có căn cứ chứng minh tang vật đó thuộc sở hữu hợp pháp của người bị hại.
Tuy nhiên, trong vụ án này, người bị hại đều là những người nhẹ dạ cả tin, trao tiền cho đường dây Muaban24 nhưng hoàn toàn không có hóa đơn chứng từ. Do vậy, sẽ rất khó có cơ sở để cơ quan chức năng hoàn trả số tiền mà người bị hại. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà những người bị hại trọng vụ án này phải gánh chịu do việc thiết lập giao dịch mà không hiểu biết quy định của pháp luật. Hơn nữa, số tiền các đối tượng chiếm đoạt được, đã bị chia năm sẻ bảy cũng là điều khó khăn cho cơ quan chức năng khi thu hồi.
Theo các trinh sát, điều tra viên, các đối tượng đã xây dựng hệ thống Muaban24 theo mô hình mở các tài khoản, gian hàng trên mạng và phát hành một loại tiền ảo (tiền D) có giá trị trong hệ thống Muaban24, tương đương 1D = 10 nghìn đồng tiền thật. Khi người chơi tham gia phải nộp 5,2 triệu đồng để mua gian hàng, theo đó, sẽ có 520D để chia cho hoa hồng và các cấp phía trên (như: VIP, VIP lãnh đạo, Phó Giám đốc, Giám đốc…), còn tiền thật sẽ được chuyển về “đầu não” của Muaban24. Do đó, người chơi chỉ được sở hữu một loại tiền ảo, còn tiền thật đã bị chiếm đoạt mà không biết. Với quy định, tiền ảo sẽ được đổi thành tiền thật, nếu người chơi muốn rút, các đối tượng đã khiến người chơi tưởng rằng mình có tiền nhưng thực chất, tiền đã bị các đối tượng cầm đầu rút ra chia nhau hết.
Chính vì vậy, nhiều người chơi, sau khi nhận thấy bị chiếm đoạt tiền đã muốn đổi điểm để rút tiền thật. Đến lúc này, các đối tượng mới yêu cầu người chơi phải “nhượng” tiền ảo đó cho người khác.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Trí
Khám xét, điều tra chi nhánh Muaban24 tại nhiều tỉnh thành
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản", quyết định khám xét "ổ nhền nhện" Chi nhánh Muaban24 tại tỉnh Bắc Kạn.
Đại tá Ma Văn Lả - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn vừa cho biết: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" (điều 226b - Bộ luật hình sự).
Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành triệu tập đối tượng Phạm Bá Quyết (SN 1957, trú tại tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, TX Bắc Kạn) - Trưởng đại diện và Dương Thị Điệp (SN 1987, trú tại tổ 16, phường Nguyễn Thị Minh Khai, TX Bắc Kạn) là nhân viên lễ tân kiêm nhiệm cả chức vụ kế toán tại chi nhánh này đến trụ sở Cơ quan CSĐT để làm rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật của 2 đối tượng này.
Theo đó, các trinh sát điều tra đã tiến hành khám xét trụ sở chi nhánh Muaban24 tại Bắc Kạn, khám xét nhà riêng của 2 đối tượng và thu giữ 1 số phương tiện máy móc gồm: máy tính, máy in, dây cáp mạng, sổ sách, các tài liệu khác liên quan đến vụ án.
Công an tỉnh Bắc Kạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" tại Muaban24 Bắc Kạn.
Đại tá Ma Văn Lả cho biết thêm, sau khi cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố, hiện vụ án đang được phòng PC 46 mở rộng điều tra làm rõ các đối tượng liên quan đến việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Tại Bắc Ninh, trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Nguyễn Công Nghiệp - Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: Công an tỉnh Bắc Ninh đang triển khai lực lượng vào cuộc điều tra làm rõ những dấu hiệu sai phạm của chi nhanh Muaban24 tại tỉnh Bắc Ninh.
Đại tá Nguyễn Đăng Miêng - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: Phòng PC 46 đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính trụ sở Muaban24 tại Bắc Ninh trên đường Nguyễn Gia Thiều, thu giữ một số ổ cứng CPU cùng các tài liệu liên quan. CQĐT cũng đã tiến hành triệu tập lãnh đạo, kế toán của Muaban24 Bắc Ninh đến làm việc. Tại Bắc Ninh, CQĐT đã xác định khoảng 20 đến 30 khách hàng "VIP" của Muaban24 Bắc Ninh là "thế hệ thứ 2" sau lãnh đạo chi nhánh có vai trò trong việc hoạt động của chi nhánh. CQĐT đang xúc tiến làm việc với các khách hàng "VIP" này.
Đại tá Miêng cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục vào cuộc điều tra các dấu hiệu tội phạm tại chi nhánh Muaban24 Bắc Ninh.
Kế toán tại chi nhánh Muaban24 tại Bắc Kạn làm việc tại cơ quan công an.
Tại tỉnh Hải Dương, trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Cao Ngọc Lan - Phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Chiều 2/8, lực lượng Công an tỉnh đã vào cuộc điều tra hành vi lừa đảo của Muaban24. Toàn bộ Ban Giám đốc của Muaban24 chi nhánh Hải Dương đã được triệu tập. Kết luận về hành vi lừa đảo của Muaban24 và số tiền thiệt hại của các nạn nhân sẽ được Công an tỉnh thông tin chính thức sau khi có kết luận điều tra.
Muaban24 chi nhánh Hải Dương có trụ sở tại 331A, đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn - TP Hải Dương). Ngoài ra, ở hầu hết các huyện đều có chi nhánh. Theo thông tin Cục Thuế tỉnh cung cấp, Muaban24 có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 30/8/2011 dô ông Nguyễn Văn Thiết là chủ đại diện.
Công ty có mã số thuế: 0105328486020. Tuy nhiên, từ khi đăng ký kê khai thuế đến nay, Muaban24 chỉ đóng thuế môn bài. Các loại thuế khác như: thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng không được đóng tại Cục Thuế tỉnh.
Tại TP Hải Phòng, Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an TP Hải Phòng cho biết đang chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ ráo riết vào cuộc điều tra hoạt động của chi nhánh Muabn24 trên địa bàn. Muaban24 tại Hải Phòng có hơn 1.000 hội tại 3 chi nhánh của Muaban24đều đã ngừng hoạt động.
Tại tỉnh Bắc Giang, trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Lê Văn Dũng - Phó trưởng phòng PX 15 Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: Tại tỉnh Bắc Giang, chi nhánh Muaban24 có 2 trụ sở đặt tại TP Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa. Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra cả 2 trụ sở Muaban24, thu giữ 5 đầu máy vi tính cùng các tài liệu liên quan để điều tra làm rõ những dấu hiệu sai phạm.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc đến bạn đọc.
Theo Dân Trí
Bắt khẩn cấp 3 lãnh đạo Muaban24 Đắk Lắk Chiều 9-8, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Đặng Anh Tuấn (SN 1980), giám đốc chi nhánh TP Buôn Ma Thuột, Công ty CP đào tạo mua bán trực tuyến (Muaban24); Trần Văn Sự (SN 1975), giám đốc chi nhánh Muaban24 Đắk Lắk và Ngô Văn Chiến (SN 1980), nguyên Giám...