Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1

Theo dõi VGT trên

Khoảng hai năm trở lại đây, thông tin về một cây cảnh đẹp kỳ lạ ở Thanh Hóa bị hóa thạch từ hàng triệu năm trước, biến thành một cây đá khiến dư luận xôn xao.

Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1 - Hình 1

Cây hóa đá Triệu Đô đang được trưng bày tại nhà ông Ngọc

Thoạt nhìn, nếu còn tin chuyện cổ tích, thì cây này vừa bị một bà tiên hay thầy phù thủy nào đó chạm đũa thần vào, đột nhiên hóa đá. Nhiều người dân địa phương hiếu kì đến xem, rồi cả nước đều biết đến nhờ phương tiện thông tin đại chúng.

Theo lời ông Hoàng Văn Ngọc, chủ nhân của cây cảnh này, nó từng được trả giá hàng triệu đô la Mỹ, vì vậy chúng tôi tạm gọi tắt nó là cây hóa đá Triệu Đô.

Kỳ 1: Chuyện ly kỳ xung quanh cây hóa đá Triệu Đô

Cuối năm 2011, trên đường trở về nhân chuyến đi công tác tại các huyện miền tây Thanh Hóa, chúng tôi ghé thăm thôn Tráng (xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa), để được tận mắt thấy tay sờ vào cây cảnh Triệu Đô đang xôn xao dư luận.

Chủ nhân của Triệu Đô, một người đàn ông nhỏ nhắn tên là Hoàng Văn Ngọc (sinh năm 1954), ăn mặc khá giản dị, dè dặt đón tiếp chúng tôi trong căn nhà thấp, nhỏ hẹp, bên một bộ bàn ghế cũ kỹ và chiếc tủ chè lâu năm. Còn Triệu Đô thì “đứng” vững chãi trên một bệ sành đặt ngay cạnh bàn nước.

Xem xét giấy tờ tùy thân của khách một cách cẩn thận, ông Ngọc “alô” cho cô con gái lớn đang ở thị trấn mau chóng trở về giúp ông tiếp khách. Ông Ngọc vốn là người dưới xuôi, hơn hai mươi năm bỏ quê lên vùng cao làm công nhân ngành lâm nghiệp, lấy vợ sinh con đẻ cái ở xứ này. Điều đó khiến ông bỗng thấy gắn bó mật thiết với cây rừng, hoa lá và đá núi.

Từ năm 1995, ông bắt đầu có thú chơi nhàn nhã là cóp nhặt sưu tầm những loại kỳ hoa dị thạch ở miền Tây xứ Thanh về xếp lổng chổng tại khu vườn nhà. Rồi thì chơi cây cảnh, ghép non bộ. Lại từng làm thầy cúng xách đồ nghề đi khắp vùng, nên ông được nghe khá nhiều câu chuyện huyền bí của người Mường, Thái… địa phương

Một hôm, vào năm 1998 hay 2000 gì đó mà ông Ngọc không nhớ rõ, bỗng có một người đàn ông dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa tới rủ ông đi xem pho tượng kỳ lạ tại vùng này. Cứ theo như lời người khách sơn tràng nọ kể, thì pho tượng này bằng đá, to cỡ cái phích, nằm trong hang đá chìm dưới nước, ban ngày thì tượng chìm xuống sông không dấu vết, nhưng ban đêm thì lại nổi lên bờ. Ông Ngọc cao hứng đi xem.

Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1 - Hình 2

Một phần của Triệu Đô đang được gửi ở Hà Nội để nghiên cứu

Chầu chực nhiều ngày trước vị trí cửa hang mà không thấy tượng, ông Ngọc quyết định tự lần mò vào hang xem thực hư. Không thấy tượng đá, nhưng ông Ngọc tìm thấy cây đá kỳ lạ nói trên.

Cô con gái lớn của ông Ngọc là Hoàng Thị Nhung (SN 1985) cũng góp chuyện: “Hồi đó em đang học lớp 10 hay 11 gì đó, cùng bố và hai em trai đem đồ nghề đi theo người khách nọ đến hang núi. Đường đất thời đó chưa rải nhựa nên đi lại gian khổ lắm. Mọi người cùng đi bằng xe máy “sừng nghé” (xe Honda Cub 50 cũ), đèo theo lỉnh kỉnh cưa đá, đục đá, chạm, đe, búa…”.

Video đang HOT

Đến nơi thì cùng qua sông bằng bè mảng ghép từ những cây luồng. Cửa hang hẹp, lại mấp mé mép nước nên ai cũng ướt như chuột lột, may là mùa khô nên nó mới lộ ra, chứ mùa mưa thì nó ngập chìm trong nước. Hang không rộng lắm nhưng cũng đủ chỗ xoay xở, bên trong lại có ánh sáng vì có lỗ hổng lớn trên trần hang.

Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1 - Hình 3

Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1 - Hình 4

Lá cây Triệu Đô

Cứ buổi sáng thì cả nhóm lên xe, trưa ăn cơm nắm, rồi chiều tối lại về nhà. Mọi người hì hục cưa đục cả tuần trời mới xong, vì khối đá rất cứng và đồ sộ. Chẳng có ai để ý đến họ vì vùng này trước kia vốn hoang vu, ít người sinh sống. Hơn nữa, quanh các khu hang động này cũng có nhiều chuyện bí ẩn, nên người dân ít qua lại.

Vẫn theo lời cô gái trẻ có mấy năm đi học bên Trung Quốc này thì: “Khi cưa đục xong thì cái cây bị đổ, vỡ thành mấy mảnh. Mảnh tương đối nguyên vẹn là một mảng cành bám bên trái, thấy rõ như một cái cây thật với đầy đủ cành, lá, quả.

Còn mảng đá lớn hơn thì không đẹp bằng, nhưng ghép lại cũng là một chiếc cây tương đối hoàn thiện. Nếu không bị đổ vỡ, còn là khóm cây nguyên sơ như trong hang núi thì nó đẹp tuyệt vời, không bút nào tả được. Bố em cầu khấn thần rừng thần núi rồi xin đưa cây về nhà”.

Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1 - Hình 5

Ông Hoàng Văn Ngọc, chủ nhân của Triệu Đô

Chằng buộc tất cả vào những cành, rễ, lá vỡ… vào những chiếc bao tải lớn, ông Ngọc đem cây đá về nhà. Lựa nguyên nhánh cây đẹp cho vào một chậu đá, rồi úp lên một chiếc lồng kính để trong nhà. Những nhánh gẫy vỡ còn lại thì ông kỳ cạch ghép thành một khóm cây to như hòn non bộ, rồi đặt các chiếc lá vỡ bên dưới để trang trí. Riêng khối rễ cây lòng thòng như các cây gậy đá thì ông dựng trong góc nhà dưới.

Theo lời ông Hoàng Văn Ngọc, cây đá cảnh khiến nhiều người dân hiếu kỳ trong vùng kéo đến xem nhộn nhịp. Ai cũng tấm tắc khen đẹp và kỳ lạ. Ban đầu ông Ngọc hào hứng lắm, suốt ngày tiếp khách khoe cây. Nhưng rồi khách đến đông quá, sợ có vị nào tắt mắt, ông Ngọc đành đem giấu đi cái nhánh cây đẹp nhất và nhỏ gọn đi nơi khác, chỉ cho khách xem “hòn non bộ” của mình.

Trong số đó có những vị khách t.iền bạc rủng rỉnh, sẵn sàng dốc túi để ôm cây mang đi. Rồi thì khi quanh vùng đều xôn xao chuyện “ông Ngọc có cây hóa thạch t.iền tỉ”, thì ông ít dám vắng nhà, đi đâu cũng vội vội vàng vàng trở về trông cây. Lâu dần, mệt mỏi, ông cho cây đi “sơ tán”, nói dối là đã trao tay cho ai đó.

Đi tìm sự thật báu vật hóa thạch 3 triệu USD ở Thanh Hóa Kỳ 1 - Hình 6

Ông Ngọc và phần rễ của Triệu Đô bị đứt gãy khi đem cây đá từ trong hang về

Những người dân xóm núi chất phác này cũng nhanh chóng quên đi chuyện khóm cây đá, bởi họ nghĩ, cây đá có lạ thì cũng chẳng đắt đỏ thế, vả lại chưa thấy ai mài cây đá ra mà ăn được, ai cũng phải bận bịu đầu tắt mặt tối với cuộc mưu sinh.

Nhưng theo ông Ngọc, đám thương lái thì không. Thời điểm đó, thương lái đòi mua cây đá của ông Ngọc nhiều nhất là người đến từ Lạng Sơn. Họ kiên nhẫn đi về thôn Tráng dập dìu, vác cả bao tải t.iền, mềm mỏng năn nỉ, thuyết phục, chỉ chờ cái gật đầu của ông Ngọc.

Vị khách nào cũng vậy, cứ xem cây xong là sôi lên sùng sục, đòi ông quyết ngay. Người trả thấp thì cũng 3 triệu đô la Mỹ, sẽ chuyển trước vào tài khoản cho ông Ngọc yên tâm rồi mới vác cây đi sau. Cũng có người sẵn sàng đặt cọc khoản t.iền rất lớn, cả đời người dân xóm núi như ông không mơ tới, chỉ mong khi nào ông hồi tâm chuyển ý thì gọi cho họ, rồi thì giá nào họ cũng lấy.

Ông Ngọc thú thực: “Khách Lạng Sơn qua lại nhiều lần lắm, nhưng tôi không bán. Tôi sợ cái kiểu giao dịch ấy, nó có vẻ giang hồ thế nào ấy, nên từ chối hết, giấu cây đi và bảo là đã bán rồi. Vả lại, nếu bán cho họ, khóm cây kiểu gì chẳng được tuồn sang nước ngoài.

Chả biết tôi được bao nhiêu t.iền, con cái được sung sướng đến đâu, nhưng chắc ở nước ta không còn cái cây độc đáo này nữa. Đó không phải là mong muốn của tôi. Kiên quyết giữ là vậy, nhưng lúc đó tôi cũng sợ. Sợ nhất là an toàn tính mạng của mình và gia đình, vì khi người ta đã thèm muốn quá mức mà không được, dễ bất chấp thủ đoạn để chiếm giữ”.

Theo xahoi

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy

Hàng ngày, để đi tìm con chữ, các em học sinh dân tộc Thái ở bản Cam, xã Cam Lâm (Con Cuông, Nghệ An) phải thức dậy từ lúc 3h sáng chuẩn bị sách vở, thức ăn, rồi vượt núi băng rừng để đến trường cho kịp giờ vào lớp.

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy - Hình 1

Học sinh dùng đèn pin đến trường.

V ượt núi băng rừng đi tìm con chữ

Bản Cam là bản cuối cùng, xa nhất của xã Cam Lâm (Con Cuông, Nghệ An), có 129 hộ đều là người dân tộc Thái. Trong đó, có khoảng 40 em học sinh (HS) đang theo học tại Trường THCS Cam Lâm và 8 em đang theo học cấp 3 ở trung tâm huyện.

Hàng ngày để đến trường học, các em HS của bản phải thức dậy từ 3h sáng, chuẩn bị đồ đạc rồi vượt qua chặng đường hơn 10km, với những con dốc dài hun hút dựng đứng, và dòng nước suối chảy xiết để đến trường thì mới kịp giờ học.

Những ngày nắng ráo, đường khô các em còn đi bộ được, còn những hôm trời mưa gió, đường trơn trượt, nước suối dâng cao chia cắt con đường độc đạo dẫn đến trường thì hành trình đi tìm con chữ của các em trở nên gian nan và hiểm nguy.

"Vào những lúc như vậy thì có bè để đi qua nhưng bọn em không có t.iền nên không đi được. Bố mẹ bận lên nương rồi nên không ai đưa qua suối được, bọn em ai lớn thì có thể bơi qua nhưng nguy hiểm lắm. Còn các em nhỏ không đi học được, trời mưa là ở nhà thôi...", em Lô Văn Anh - một HS ở bản Cam chia sẻ.

Đi học từ lúc 3 giờ sáng, nhưng trưa tan học, phải hơn 2h chiều các em mới về tới nhà. Những em học buổi chiều thì phải mang theo đèn pin để tối còn dò dẫm trong đêm để về nhà. Trời tối đường rừng lại dốc thăm thẳm heo hút bao nhiêu nguy hiểm rình rập, chỉ cần một bước trượt chân là các em có nguy cơ rơi xuống vực sâu thăm thẳm.

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy - Hình 2

Học sinh gùi gạo về bản.

Hành trang tới trường của các em ngoài sách vở còn thêm một nắm cơm (xôi), ít thức ăn để ăn dọc đường nếu về muộn. Những em học cả hai ca thì phải mang theo đầy đủ thức ăn, cơm để tối mới về nhà.

Anh Lô Quang Tân, có con học lớp 7 Trường THCS Cam Lâm, chia sẻ: "Vì đường xá xa xôi để đến được trường các cháu phải trèo qua mấy con dốc, vượt qua mấy con suối mới kịp được giờ học. Các cháu đến trường khi nào cũng phải mang theo cơm nắm cơm đùm để ăn nữa thôi, chứ không kịp về nhà để ăn cùng gia đình đâu. Thương các con lắm nhưng ở đây phải đi rẫy kiếm sống nên không ai đưa con đi học được. Mong sao nhà nước quan tâm đến dân bản ta, làm cho bản ta cái đường để các cháu còn đi học".

Nhìn những tốp HS vất vả lên xuống con dốc cuối cùng để về bản sau chặng đường gian nan, ông Lô Văn Duy - Trưởng bản Cam Lâm chia sẻ: "Ở đây cuộc sống của bà con dân bản chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi thôi, các chú à. Năm được mùa còn đủ cái ăn chứ nếu mưa nắng không thuận hòa thì mất mùa và cái đói, cái nghèo lại kéo dài cả năm. Vì vậy, người dân trong bản ai cũng lo làm ăn nên các em tới trường phải tự đi bộ, tự lo cơm để mang theo, bố mẹ không đưa hoặc đón con được đâu. Chúng phải thức giấc từ sớm lắm để đi học, những ngày mưa nước về lớn, suối chảy xiết đường dốc trơn thì các cháu phải ở nhà thôi không đi học được mô".

Khó khăn không ngăn nổi ước mơ tới trường

Được sự quan tâm của chính quyền cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước, ở bản Cam đã được đầu tư xây dựng một điểm Trường mầm non và Tiểu học với 7 giáo viên cắm bản. Nhưng nếu học lên cấp 2 thì các em phải đi bộ ra Trung tâm xã, còn học cấp 3 thì phải ra trung tâm huyện Con Cuông.

Mặc dầu, chặng đường tới trường vô cùng gian truân, vất vả các em phải qua những con dốc dài heo hút, dòng suối đục ngầu chảy xiết nhưng không vì thế mà các em bỏ dở ước mơ tới trường.

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy - Hình 3

Học sinh đến trường lúc gà chưa gáy.

Thầy Lô Xuân Sáng - Trưởng nhóm giáo viên cắm bản chia sẻ: "Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các em HS ở bản Cam rất chăm chỉ đến trường, cần cù chịu khó trong học tập. Hiện việc dạy và học của thầy và trò còn gặp nhiều khó khăn do chưa có đường giao thông, không có điện. Vào mùa mưa lũ, đường sá bị chia cắt nên việc dạy học thường xuyên bị gián đoạn. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước để cuộc sống của bà con nơi đây bớt khổ. Các em HS đi học xa không còn phải đ.ánh cược với tính mạng mỗi ngày lên lớp nữa".

Trưởng bản Lô Văn Duy chia sẻ thêm: "Nhà ta cũng có con đi học cấp 3 ngoài huyện, một tuần mới về nhà lấy thức ăn một lần. cuộc sống của gia đình cũng như bà con dân bản còn nhiều cái khổ nhưng cũng phải cố gắng cho các con đi học để chúng có được cái chữ, rồi cái nghề nữa... sau này sẽ bớt khổ...".

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy - Hình 4

Ông Lô Văn Duy - Trưởng bản Cam Lâm chia sẻ: "Ở đây cuộc sống của bà con dân bản chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi. Năm được mùa còn đủ cái ăn chứ nếu mưa nắng không thuận hòa thì mất mùa và cái đói, cái nghèo lại kéo dài cả năm...".

Sáng thức dậy "đi học" cùng các em, nhưng mới chỉ leo chưa hết 3 con dốc dài ngun ngút (1/6 quãng đường các em đi học), chúng tôi ai nấy đều đã mỏi nhừ chân... Thế mà mỗi ngày các em HS ở Bản Cam vẫn phải vượt hết chặng đường dài để tới trường. Nghị lực của các em HS nơi đây thật đáng trân trọng. Người dân và các em HS cần nhất bây giờ là có một cây cầu và một con đường để các em đến trường được suôn sẻ, đỡ phần vất vả.

Tình Huê - Tú Duy

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đ.ánh thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở
08:34:48 25/09/2024
3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Mẹ b.ỏ c.on mới sinh vào thùng xốp rồi thả trôi sông
21:16:38 24/09/2024
Còn 11 người mất tích ở Làng Nủ, đội chó nghiệp vụ đã rút khỏi hiện trường
21:29:12 24/09/2024
Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống
22:14:52 24/09/2024
Xe cứu trợ đồng bào bão lũ khi trở về có được miễn phí đường cao tốc không?
20:46:17 23/09/2024

Tin đang nóng

B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Quá khứ của nam rapper bị mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam
10:17:13 25/09/2024
Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
Sao Việt 25/9: Đông Nhi khoe ảnh con gái giống Ông Cao Thắng như đúc
12:57:08 25/09/2024
Đi dạo siêu thị, con trai tôi bỗng vùng khỏi tay mẹ chạy theo bác bảo vệ, vừa chạy vừa gọi ông ngoại
09:54:11 25/09/2024
Nhìn chồng tươi cười trên chiếc ô tô hơn tỷ bạc, tôi thét lên một tiếng rồi ngất lịm trước dãy trọ
09:50:13 25/09/2024
Anh tôi kiếm 100 triệu/tháng, vậy mà ngày bố mẹ xây nhà xong, người ta đến yêu cầu bán nhà trả nợ cho anh ấy
09:59:16 25/09/2024
Biết tôi bị v.ỡ n.ợ, em dâu liền đem trả món quà sinh nhật tôi mới tặng nhưng thứ bên trong khiến tôi muốn khóc
09:42:03 25/09/2024

Tin mới nhất

Vụ cả ngàn giáo viên bị truy thu phụ cấp: Xin ý kiến Tỉnh ủy

08:27:26 25/09/2024
Liên quan việc nhiều địa phương tại Đắk Lắk chi trả không đúng phụ cấp ưu đãi nghề giáo với hàng ngàn giáo viên, UBND tỉnh này đang xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất hướng xử lý.

Quán cơm ở Hải Phòng để biển quảng cáo giữa đường lúc trời mưa gây bức xúc

07:55:50 25/09/2024
Tấm biển quảng cáo của một quán cơm tại Hải Phòng được đặt dưới lòng đường gây cản trở tầm nhìn và giao thông đi lại khiến nhiều người thấy bức xúc.

Nhiều giáo viên nước ngoài "rải" trăm đơn xin việc, chấp nhận lương thấp

07:40:16 25/09/2024
Nhiều giáo viên người nước ngoài chia sẻ rằng bây giờ họ không còn dễ tìm một công việc lương cao ở thị trường Việt Nam, vì mức cạnh tranh rất lớn.

Người Việt ở Li Băng: "Có thể có tấn công cách nhà tôi 200m"

07:23:20 25/09/2024
Theo anh Tráng (người Việt sống ở Li Băng), vài ngày nữa sẽ có cuộc tấn công của Israel vào khách sạn cách nơi anh đang sống 200m. Dù vậy, người dân ở đây không quá hoảng sợ.

Biển Đông có thể đón 5 cơn bão trong 3 tháng cuối năm

07:18:55 25/09/2024
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, tổng hợp kết quả dự báo của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới, hiện nay ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong tháng 10-12 với xác suất khoảng 50-70%...

Xe bồn rơi moóc khi ôm cua, người đi xe máy thoát hiểm trong gang tấc

07:14:59 25/09/2024
Hai người đi xe máy đã cực kỳ may mắn khi vừa lướt qua đầu xe bồn thì xảy ra sự cố, tình huống diễn ra vào ngày 20/9 ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đình chỉ tài xế, buộc nhân viên xin lỗi vì dọa 'nhốt' hành khách trên xe khách

06:09:45 25/09/2024
Tài xế và nhân viên phục vụ xe khách BS 89F - 005.19 của Nhà xe Luật Thùy (chạy tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn) của HTX Vận tải Cao Lộc bị đình chỉ, buộc phải xin lỗi hành khách.

Bình Thuận: Khoáng sản khai thác trái phép của Tú 'ác' tiêu thụ ở đâu?

06:04:50 25/09/2024
Như Thanh Niên đã đưa tin, Trần Văn Thuận (tức Tú ác , ngụ xã Sơn Mỹ, H.Hàm Tân, Bình Thuận) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản.

Kiên Giang: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn cơm tại căn tin nhà trường

21:16:00 24/09/2024
Huyện Kiên Hải đã thành lập đoàn kiểm tra y tế tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại căn tin trường, gửi về tỉnh xét nghiệm để xác định chính xác nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc.

Quảng Bình ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

21:14:09 24/09/2024
Ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km, sống sót kỳ diệu

19:38:59 24/09/2024
Một người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km và mắc kẹt trên cành cây trên dòng sông, vừa được lực lượng chức năng cứu vớt kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Hai đối tượng có 5 t.iền án rủ nhau đi trộm

Pháp luật

15:24:22 25/09/2024
Lúc 1h sáng 25/9, Công an xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã mật phục, bắt giữ hai đối tượng có 5 t.iền án khi đang trộm 2 xe môtô của người dân trên địa bàn để đưa đi tiêu thụ.

Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đ.âm chọt sau lưng"

Sao việt

15:00:31 25/09/2024
Tưởng chừng như đã giải quyết xong với Hồng Gấm, thế nhưng Lý Nhã Kỳ tiếp tục réo thêm tên một nữ ca sĩ vào drama nói xấu sau lưng .

1 sao nữ Vbiz bất ngờ xuất hiện ở phim Hàn hot nhất hiện tại, đóng cùng Jung Hae In mới đáng ngưỡng mộ

Hậu trường phim

14:55:28 25/09/2024
Bộ phim Đố Anh Còng Được Tôi sau một thời gian gây bão màn ảnh Hàn thì đã chính thức ra mắt tại Việt Nam tại sự kiện công chiếu tối 24/9 vừa qua.

Mỹ nhân đẹp như tạc tượng, từng có t.uổi thơ cơ cực, phải bỏ học để mưu sinh từ năm 17 t.uổi: U50 không sinh con, đẹp hơn thiếu nữ 20

Sao châu á

14:48:30 25/09/2024
Thư Kỳ là một trong số ít những mỹ nhân trải qua t.uổi thơ cơ cực và nhiều định kiến nhưng đã vươn lên thành ngôi sao châu Á nổi tiếng khắp thế giới.

Mỹ nhân cả đời chỉ đóng 1 phim mà thành huyền thoại màn ảnh

Tv show

14:43:41 25/09/2024
Được góp mặt trong Tây Du Ký được coi là số lương hưu cả đời của diễn viên, họ có thể nhắc tới vai diễn này suốt gần 40 năm sau.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 41: Chải tạt đầu ô tô để bắt quả tang vụ n.goại t.ình

Phim việt

14:39:53 25/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 41, Chải được khách đề nghị trả nhiều t.iền nếu giúp chị tạt đầu ô tô xe của chồng và nhân tình.

Được fan bí mật tặng vàng, cách xử lý của nam thần tượng khiến hơn 1,1 triệu người tò mò

Nhạc quốc tế

14:35:55 25/09/2024
Sau khi fansign của SEVENTEEN diễn ra, một video hé lộ khoảnh khắc thú vị giữa thành viên The8 và fan phú bà đang gây bão từ Weibo đến TikTok.

Thụy Sĩ điều tra vụ sử dụng thiết bị trợ tử

Thế giới

14:24:57 25/09/2024
Thông báo cho biết văn phòng công tố bang Schaffhausen đã tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với một số người vì tội xúi giục, hỗ trợ và tiếp tay cho hành vi t.ự t.ử. Một số đối tượng đã bị cảnh sát giam giữ.

Màn lột xác ngoạn mục của hoa khôi bóng chuyền Đặng Thu Huyền: Từ VĐV thành top 10 hoa hậu rồi hóa "cô dâu" đẹp nhất

Netizen

14:05:34 25/09/2024
Sau khi giải nghệ ở t.uổi 19, Đặng Thu Huyền có nhiều thay đổi về phong cách khi chọn gu ăn mặc gợi cảm. Mới đây, cựu hoa khôi bóng chuyền Việt Nam còn gây sốt khi xuất hiện với việc váy cưới.

Fanart "hắc hóa" của các nhân vật Genshin khiến cộng đồng "nháo nhào", chứng minh sức hút mãnh liệt của phe phản diện

Mọt game

13:05:36 25/09/2024
Ở Genshin Impact, miHoYo đã dày công xây dựng một thế giới tươi đẹp, trong sáng với hệ thống nhân vật đồ sộ. Từ những chiến binh chính nghĩa cho tới các thế lực hắc ám như Fatui, quái vật, sinh vật...

Những loài hoa thích hợp trồng ở ban công

Sáng tạo

13:04:45 25/09/2024
Ban công là nơi lý tưởng để trồng hoa, nhưng không phải loài cây nào cũng phù hợp với điều kiện không gian hạn chế và ánh sáng đặc thù ở vị trí này.