Đi tìm nguồn gốc món Cao Lầu phố Hội
Có lẽ ai đã từng đặt chân đến đây cũng phải một lần nếm thử món ăn quyến rũ này.
Nói đến các món ăn ở phố cổHội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng ta thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên “cao lầu” trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Vậy thực chất, món cao lầu là gì? Đó chính là một món mỳ mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Cao lầu có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mỳ Quảng, cao lầuđược ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.
Nguồn gốc của cái tên cao lầu
Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này. Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào.
Video đang HOT
Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế.Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn hai tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây. Cái tên cao lầu luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội.
Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món cao lương mĩ vị. Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang “lên lầu”, dần quen rút lại chỉ còn “cao lầu”.
Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ
Dù có một vài nét tương đồng với mỳ quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mỳ được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mỳ quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.
Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của Cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầuHội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị…
Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.
Theo Yêu Du Lịch
Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An
Có lẽ ai đã từng đặt chân đến đây cũng phải một lần nếm thử món ăn này rồi nhỉ.
Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Nguồn gốc của cái tên "cao lầu"
Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này.
Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.
Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ
Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mì quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị... Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.
Theo TTVN
[Chế biến] - Lẩu thả Nguyên liệu: - Nước dùng heo, cua, tôm bạt, cá bớp phi lê - Trứng vịt, thịt đùi heo - Cà chua, hành tây, gừng - Đậu phộng, tương ớt, rau thơm các loại - Dưa leo, xoài sống, bắp chuối, chuối chát Thực hiện: - Trứng vịt chiên chín, cán mỏng, thái sợi. Cá bớp cắt lát mỏng, tái qua chanh. -...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thực phẩm rẻ, dễ mua lại giúp tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung với 3 món ngon này

Cách chọn nấm ngon áp dụng 4 loại nấm quen thuộc nhất

Nếu muốn bảo vệ gan, giải độc, đào thải cặn bã khỏi cơ thể hãy nấu các món ăn ngon, dễ từ nguyên liệu này

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể

Loại rau dễ bị nhầm với cỏ dại: Trồng 1 khóm ăn trọn đời lại nấu được nhiều món ngon bổ dưỡng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, nhìn là thèm

Cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon tại nhà

Loại cây xưa trồng làm hàng rào không ngờ giờ là đặc sản dân thành phố mê mẩn, có tiền cũng khó mua, kho cá ngon đỉnh

Món ăn nghe tên "ngượng đỏ mặt", xưa rẻ bèo giờ có giá 330.000 đồng/kg, nướng mỡ hành thơm nổ mũi

Đặc sản chỉ có ở Lạng Sơn nhìn "sợ khiếp vía", nay dân thành phố ưa chuộng giá 600.000/kg, rang muối cực ngon

Tự làm mồi nhậu từ chân gà theo cách này siêu ngon lại đảm bảo

Đặc sản nghe tên "ngượng đỏ mặt", xưa chỉ dành để tiến Vua, giờ cực ít chỗ bán, luộc hay nướng đều ngon nhức nhối
Có thể bạn quan tâm

'Vua côn tay' mới của Anh quốc động cơ 349cc, giá gần 49 triệu đồng, khiến Honda Winner X và Yamaha Exciter phải dè chừng
Xe máy
08:48:51 23/04/2025
Á hậu hàng đầu có động thái lạ, nghi vạch mặt chồng đại gia sau vụ lộ ảnh thân mật ở bar
Sao châu á
08:47:57 23/04/2025
Hot: Vợ Bùi Tiến Dũng hạ sinh quý tử, "nam thần" lấy vợ sớm nhất dàn U23 Việt Nam nay đã là bố 3 con
Sao thể thao
08:46:41 23/04/2025
Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows
Tin nổi bật
08:46:28 23/04/2025
Sao nhí giàu nhất Trung Quốc dậy thì ngoạn mục sau 30 năm, không đóng phim vẫn sống sung sướng với 35.000 tỷ
Hậu trường phim
08:41:57 23/04/2025
Khoảnh khắc siêu đáng yêu: Các chiến sĩ "thả tim" ngay trên xe diễu binh giữa tiếng hò reo của hàng vạn người dân TP.HCM
Netizen
08:38:47 23/04/2025
Ukraine lập kỳ tích: Ra lò số vũ khí hiện đại bằng cả châu Âu cộng lại
Thế giới
08:36:00 23/04/2025
Đối thủ của Mazda CX-5, Honda CR-V giảm giá gần 100 triệu đồng tại Việt Nam
Ôtô
08:35:04 23/04/2025
Huyền thoại Rock diễn Coachella không 1 tiếng hò reo, khán giả sượng trân cho thấy một thế hệ nghe nhạc đã hoàn toàn khác!
Nhạc quốc tế
08:32:35 23/04/2025
Nghi phạm cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội bị bắt
Pháp luật
08:29:38 23/04/2025