Đi tìm mô hình nhân cách cho giáo viên mầm non
Sáng 6/12, Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Mô hình nhân cách giáo viên mầm non thời kỳ hội nhập quốc tế. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của rất nhiều cán bộ, giáo viên mầm non từ các cơ sở đào tạo trên cả nước.
Đưa ra hàng loạt tiêu chí cho một giáo viên mầm non trong thời kỳ hội nhập như tính sáng tạo, biết ứng dụng tin học, có năng lực ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn giỏi… nhưng các chuyên gia cũng nhấn mạnh, điều cốt yếu đầu tiên vẫn là tình yêu nghề, mến trẻ.
Nghề của yêu thương…
Theo ông Đào Thanh Âm, Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc điểm lao động của giáo viên mầm non luôn thể hiện ba chức năng là chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ – con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong nhân cách một giáo viên mầm non đích thực.
Cùng quan điểm này, bà Vũ Thị Thảo cho rằng, giáo viên mầm non không chỉ là người thầy vun đắp tri thức, mà còn thực sự là người mẹ hiền thứ hai chăm lo miếng ăn, giấc ngủ của các em. Nếu không yêu con trẻ và thực sự đam mê với nghề thì việc trở thành giáo viên mầm non đã khó, trụ vững với nghề còn khó hơn.
Đưa ra những phân tích cụ thể, bà Đỗ Thị Kim Dung chia sẻ, nghề giáo viên mầm non là nghề nhiều căng thẳng và vất vả, nhất là ở các trường mẫu giáo công lập, nơi mà tỷ lệ học sinh quá đông. Với trẻ càng nhỏ, cô giáo càng phải làm nhiều việc để giúp đỡ trẻ trong vệ sinh cá nhân, chăm sóc trẻ ăn, ngủ, làm vệ sinh lớp học. Trẻ lớn hơn bắt đầu hiếu động hơn, luôn nghịch ngợm, tò mò… Áp lực công việc kéo dài, cộng thêm sự vất vả về cả trí óc lẫn thể chất khiến không ít giáo viên trở nên mệt mỏi, cáu gắt. Tuy nhiên, lòng nhân ái sẽ giúp mỗi cô giáo nghĩ đến học sinh như nghĩ đến những đứa con bé bỏng, cảm thấy hạnh phúc, vui khi được làm việc vì những đứa con ấy.
“Dù ở thời đại nào đi chăng nữa, người giáo viên mầm non vẫn luôn phải đề cao việc nuôi dưỡng trong mình một ấm lòng nhân ái, đặc biệt là nhân ái với trẻ em, những đối tượng chưa thể tự bảo vệ mình,” bà Dung nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cô trò Trường mầm non Vàng Anh, Q.5, TPHCM trong một giờ học.
Quá nhiều áp lực
Hàng ngày tiếp xúc với trẻ thơ, đối tượng luôn cần sự nhẹ nhàng, yêu thương, ân cần, nhưng theo Tiến sĩ Trịnh Thị Xim, Trưởng khoa Giáo dục mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng, giáo viên mầm non hiện chịu quá nhiều áp lực để có thể nhẹ nhàng, yêu thương và ân cần.
“Làm thế nào để giáo viên yêu nghề mến trẻ, gắn bó với nghề đang là vấn đề rất đau đầu. Giáo viên muốn yêu thương, muốn sáng tạo thì phải có cảm xúc. Nhưng điều cốt lõi là họ có động lực không khi xã hội không coi trọng, công việc vất vả trong khi lương lại bèo bọt,” bà Xim nói.
Đây cũng là chia sẻ của Tiến sĩ Hồ Lam Hồng, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm. Theo bà Hồng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm trong nhân cách của một bộ phận giáo viên mầm non như áp lực công việc lớn, thời gian làm việc nhiều, lương thấp…
Mỗi giáo viên mầm non hiện trung bình phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày, không kể thời gian soạn giáo án buổi tối ở nhà, làm đồ chơi vào các ngày nghỉ nhưng họ vẫn không nhận được thái độ thông cảm từ phụ huynh. Trẻ là đối tượng rất đặc thù, chưa ý thức được hành vi nên rất hay nghịch ngợm, tranh giành nhau… trong khi một lớp học rất đông, giáo viên đôi khi rất khó để quan sát hết và phản ứng kịp thời. “Tuy nhiên, chỉ một xây xát nhỏ trên người con có khi cũng khiến các phụ huynh nổi giận, nhất là ở các trường tư,” bà Hồng chia sẻ.
Công việc vất vả và đối mặt với nhiều rủi ro trong khi đồng lương eo hẹp, lại không được xã hội coi trọng bằng các bậc học cao hơn nên khi chọn nghề, học sinh cũng không mặn mà thi tuyển vào ngành này.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng, Phó cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục thì đây là một thực tế rất đáng buồn, vì theo các nghiên cứu thì độ tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi con người.
Cũng theo bà Hồng, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu để đưa ra những chính sách đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đối tượng giáo viên mầm non. Những vấn đề như thời gian làm việc của giáo viên mầm non, tính đặc thù nghề nghiệp của bậc học này cũng sẽ được tính đến để có những quy định cụ thể với mức lương hợp lý, giúp giáo viên yên tâm công tác với nghề.
Theo Vietnam
Giáo viên mầm non quá thiệt thòi
Hơn 1 năm sau khi Thông tư 48 của Bộ GD-ĐT quy định về giờ làm cho giáo viên mầm non (GVMN) có hiệu lực, đến nay, hầu hết các trường MN tại TPHCM đều án binh bất động vì quá khó để thực hiện.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng muốn giảm tải cho GVMN đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ chứ không thể chỉ ban hành những quy định chỉ có thể thực hiện trên... giấy.
Theo Thông tư 48, đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi GV sẽ dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày; đối với các nhóm trẻ học 1 buổi/ngày, mỗi GV dạy 4 giờ/ngày. Nhiều hiệu trưởng cho rằng đó là quy định thiếu thực tế, bởi lẽ mỗi GVMN hiện nay đang phải làm việc 11 giờ/ngày, gấp 1,8 lần so với số giờ quy định.
Muốn giảm tải, bà Lê Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường MN Mèo Con (quận 7 - TPHCM), phân tích: Phải có đủ GV để luân phiên, hỗ trợ nhau, chia làm 2 ca. Tuy nhiên hiện nay, tuyển đủ GV làm 1 ca còn thiếu, huống gì đến 2 ca. Nếu muốn tuyển thêm GV thì lấy kinh phí và nguồn ở đâu? Theo quy định, 1 GV/15 trẻ nhưng thực tế hiện nay, tỉ lệ này là 1 GV/25 trẻ thì làm sao để giảm tải?
GVMN hiện nay đang chịu quá nhiều thiệt thòi. Ngay như tiền phụ trội - được coi là khoản bù đắp cho những giờ làm thêm của GVMN - cũng thể hiện sự bèo bọt. Cụ thể, một năm, mỗi GVMN chỉ được trả công tối đa 200 giờ phụ trội (1 ngày chỉ được tính 1 giờ), trong khi 1 ngày, mỗi GV đã phải làm thêm 5 giờ, mỗi năm là hơn 900 giờ phụ trội. Như vậy, có tới hơn 700 giờ họ làm không công, gấp 4,5 lần số giờ được trả tiền.
Nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn giảm giờ làm có chắc GV sẽ vui? Vì không làm ở trường thì họ biết làm gì? Giảm tải không phải là giảm giờ làm mà phải trả lương tương xứng với sức lao động của họ. Lâu nay, chúng ta đang lợi dụng lòng yêu nghề của GVMN nhưng như vậy sẽ được bao lâu? GVMN chấp nhận cảnh "bỏ con mình chăm con người" nhưng nếu tiền công lao động của họ không đủ mua sữa cho con thì sẽ đến lúc, nơi nào trả lương tương xứng, họ sẽ đi. Đó chính là nguyên nhân khiến đội ngũ GVMN hiện nay ở TPHCM luôn không ổn định.
Mỗi năm, TPHCM có nhu cầu tuyển dụng gần 3.000 GVMN, nếu không tuyển đủ, sẽ phải sử dụng đến GV hạng 2 - những người không được đào tạo đúng chuyên môn và nghiệp vụ để nuôi dạy trẻ. Điều đó không những phản giáo dục mà còn rất nguy hiểm.
Đặng Trinh
Theo người lao động
Trường "trăm tỉ" chỉ dạy 10 học sinh Đó chính là thực trạng tại Trường trung cấp nghề Bạc Liêu (thuộc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu) đóng trên địa bàn xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi. Đầu năm 2011, Trường trung cấp nghề Bạc Liêu được xây dựng mới khang trang trên khuôn viên rộng lớn hơn 7,2 ha với tổng vốn đầu tư trên 105 tỉ đồng. Mục tiêu đào tào...