Đi tìm mật ong trên vách đá ở Quảng Nam, người đàn ông bị súng cướp cò tử vong
Trong lúc leo lên vách đá, người đàn ông ở Quảng Nam bị trượt ngã làm khẩu súng mang theo cướp cò, dẫn đến nạn nhân bị thương và tử vong sau đó.
Chiều 8/10, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đang tiếp tục điều tra về một trường hợp bị súng cướp cò dẫn đến tử vong, xảy ra với người dân địa phương trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
Theo thông tin ban đầu, ngày 2/10, ông Nguyễn Huy Hoàng (SN 1973, trú xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My) cùng con rể là anh Hồ Văn Sóc (SN 1989) và ông Lê Thăng Long (SN 1974, trú thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My) vào rừng tìm mật ong.
Vách đá nơi xảy ra vụ việc hôm 2/10.
Video đang HOT
Khoảng 7 giờ ngày 3/10, ông Hoàng và anh Sóc đi dọc theo bờ suối, còn ông Long đi theo lối mòn. Khoảng 10 phút sau, anh Sóc nghe tiếng súng nổ, nên chạy đến tìm kiếm thì phát hiện ông Hoàng bị chảy máu ở vùng bụng.
Anh Sóc bồng ông Hoàng lên rồi lấy áo cầm máu, sau đó tìm ông Long báo tin cho người nhà đến hỗ trợ. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên ông Hoàng đã không qua khỏi và tử vong sau đó.
Khẩu súng tự chế mà ông Hoàng mang theo bị cướp cò.
Qua điều tra, bước đầu cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam xác định, trong quá trình đi tìm mật ong, ông Hoàng có mang theo một khẩu súng tự chế. Khi leo lên vách đá thì bị trượt chân ngã, dẫn tới việc va vào cò súng khiến súng cướp cò. Viên đạn từ khẩu súng đã găm thẳng vào ổ bụng, khiến nạn nhân mất nhiều máu và tử vong.
Sơn Tùng
Theo infonet
Chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong mùa mưa bão
Đầu tháng 10, khi mùa mưa bão đang cận kề, cùng với thực hiện các nhiệm vụ, lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), còn tích cực, chủ động làm công tác chuẩn bị, rà soát bổ sung hoàn thiện các phương án phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN)...
Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự Bắc Trà My (Quảng Nam) kiểm tra khả năng cơ động của phương tiện cứu hộ, cứu nạn trước mùa mưa bão năm 2019.
Bắc Trà My là huyện miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, vào mùa mưa nước sông lớn, nguy cơ sạt lở cao; những năm gần đây, trên địa bàn thường xảy ra động đất kích thích... Do vậy, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, tích cực, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị; đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện công tác PCTT,TKCN. Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong công tác PCTT, TKCN...
Trung tá Trần Văn Cường, Chính trị viên Ban CHQS huyện Bắc Trà My, cho biết: Hằng năm, ảng ủy, Ban CHQS huyện luôn chủ động tham mưu Huyện ủy, UBND huyện bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch PCTT, TKCN, sơ tán nhân dân, trong đó chú trọng chỉ đạo các đơn vị, địa phương, cơ sở thực hiện phương châm "4 tại chỗ"; phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị LLVT trên địa bàn trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất bảo đảm; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, huấn luyện, diễn tập theo phương án, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Trong đó, Ban CHQS huyện phối hợp các ban, ngành, các đơn vị của Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 thường xuyên trao đổi thông tin nắm chắc tình hình địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn; coi trọng phát huy vai trò "phản ứng nhanh" của lực lượng dự bị động viên, dân quân, tự vệ. ồng thời, duy trì nghiêm các chế độ ứng trực, nhất là lúc cao điểm trong mùa mưa bão. Với tinh thần "vì nhân dân phục vụ", LLVT huyện luôn tỏ rõ vai trò là lực lượng xung kích, nòng cốt, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.
Chẳng hạn, cuối năm 2017, cơn bão số 12 gây lở núi ở các xã: Trà Giang, Trà Sơn, Trà Nú và thị trấn Trà My, làm chết 12 người, bị thương chín người, làm hư hại 152 ngôi nhà, tám trường học, sạt lở hằng trăm mét khối đất, đá trên các tuyến đường giao thông... Trước tình huống khẩn cấp, ảng ủy, Ban CHQS huyện tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kịp thời triển khai các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện phương châm "4 tại chỗ"; trong đó nơi nào lụt, sạt lở đất, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở đó trực tiếp chỉ huy, vận động cán bộ, nhân viên, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và nhân dân sử dụng các phương tiện, dụng cụ sẵn có để cứu hộ cứu nạn, bảo đảm ăn uống cho nạn nhân và các lực lượng thực thi nhiệm vụ. ồng thời, kịp thời đề nghị cấp trên tăng cường nhân lực, phương tiện khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Trong đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, bộ đội các đơn vị phối hợp cùng quân và dân trong huyện huy động hơn 1.500 ngày công "vào trận". Tại các địa điểm có nguy cơ sạt lở đất ở thị trấn Trà My và các xã: Trà Giang, Trà Dương, Trà ông, Trà Bui, cán bộ, chiến sĩ LLVT huyện vừa dẫn đường, vừa trực tiếp tham gia di dời, sơ tán 800 hộ dân đến nơi an toàn. Khi hồ Nước Ron có nguy cơ vỡ tràn, đơn vị kịp thời đề xuất lực lượng chức năng nhanh chóng đưa hơn 6.000 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm... Khi lũ vừa rút, Ban CHQS huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo lực lượng chức năng, các địa phương kiểm tra tình hình thiệt hại; hỗ trợ nhân lực, kinh phí, giống sản xuất, dựng lại nhà ở cho các gia đình bị sập hoàn toàn; khôi phục các tuyến giao thông, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng; vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân... ồng thời, vận động cán bộ, chiến sĩ tự nguyện đóng góp một ngày lương để hỗ trợ người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.
Mùa mưa bão sắp tới, trên dải đất Nam Trung Bộ, trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, khí hậu, để ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, đồng chí Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết: Với tinh thần khẩn trương, chủ động, bám sát phương châm "4 tại chỗ", các phương án PCTT,TKCN của địa phương đã được bổ sung, kiện toàn, bảo đảm sát tình hình thực tế. Trong đó, Ban CHQS huyện đã chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn trong triển khai phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra; trong đó, lấy phòng ngừa là chính, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra...
ĐỖ THỊ NGỌC DIỆP (À NẴNG)
Theo NDĐT
Cá chết xếp lớp, người nuôi cá lồng bè ở lòng hồ thủy điện hoang mang Chứng kiến cảnh hàng tấn cá tự nhiên chết nổi xếp lớp, những người nuôi cá lồng bè ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 thấp thỏm âu lo. Một tuần trở lại đây, khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) xuất hiện hiện tượng cá chết dày đặc, nổi trắng...