Đi tìm lợi ích sức khỏe khi có người yêu vào mùa đông
Có người yêu vào mùa đông cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đấy!
Khi có người yêu, cơ thể sẽ được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh nhờ vào sự gia tăng của IgA (một loại globulin miễn dịch). Chỉ cần những cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng trong tình yêu cũng có thể thúc đẩy sự tăng cường loại globulin này.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nghiên cứu về tình yêu và hôn nhân, cảm giác hạnh phúc và lãng mạn trong tình yêu có khả năng giúp chúng ta hạn chế sự gia tăng hormone cortisol – một loại hormone gây stress. Nhờ đó, chúng mình còn có thể có được một cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời tránh được các bệnh về tim mạch như đột quỵ, cao huyết áp, thiếu máu cục bộ…
Ngăn ngừa chứng cảm lạnh trong mùa đông
Một nghiên cứu gần đây cho biết, việc có người yêu trong mùa đông có thể giúp bạn chống lại các chứng bệnh như hen suyễn, viêm khớp, sốt, nghẹt mũi, đau đầu… Nguyên nhân là do cảm xúc khi yêu giúp giải phóng các globulin miễn dịch A (IgA) khỏi cơ thể. Đây chính là kháng thể tự nhiên giúp chúng ta chống lại tình trạng cảm cúm, cảm lạnh.
Cải thiện làn da khô nẻ
Khi chúng ta có người yêu, cảm giác vui vẻ, hạnh phúc sẽ làm tăng lưu lượng máu tới da. Nó giúp cung cấp các chất thiết yếu và oxy cho các tế bào da. Nhờ đó, chúng mình có thể cải thiện được tình trạng da khô nẻ trong mùa đông. Đây cũng chính là lý do khiến cho những người có người yêu thường xinh đẹp, trẻ trung và rạng rỡ hơn so với những người độc thân đấy!
Video đang HOT
Chống lại tình trạng tăng cân trong mùa đông
Thời tiết và các món ăn hấp dẫn trong mùa đông thường kích thích chúng ta ăn nhiều hơn. Vì thế, tình trạng tăng cân nhanh chóng trong mùa đông là điều khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, khi có người yêu, cảm xúc “say đắm” trong tình yêu giúp cơ thể giải phóng một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi là adrenaline. Hoạt chất này có tác dụng ức chế sự thèm ăn, nhờ đó có thể chống lại tình trạng tăng cân trong mùa đông. Ngoài ra, việc mong muốn được đẹp hơn trong mắt người yêu cũng là động lực giúp các bạn luyện tập và giữ gìn vóc dáng hiệu quả hơn đấy!
Theo VNE
Những học trò 8 tuổi phải tự lái đò đi tìm con chữ
Hàng ngày các em phải lênh đênh 5 cây số trên lòng hồ Cấm Sơn sâu vào khoảng trên 90m để đến lớp.
"Người lái đò" 8 tuổi
Hồ thủy lợi Cấm Sơn - hồ thủy lợi lớn thứ 4 miền Bắc, chia cắt xã Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) thành 5 thôn khác nhau, trong đó Đồng Mậm là thôn xa nhất, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 90%. Cả thôn bao gồm một hòn đảo chính là trung tâm, nơi đặt điểm trường tiểu học, và rất nhiều các hòn đảo nhỏ. Để đến Đồng Mậm chỉ có cách đi bằng thuyền máy hoặc thuyền tay, nếu đi bằng thuyền máy sẽ mất 50 phút, còn thuyền tay mất trên 3 tiếng.
Ngôi nhà đơn sơ của em Giáp Văn Đạt (8 tuổi, thôn Đồng Mậm) nằm trên một ốc đảo chỉ có hai hộ dân. Đây là một trong những hòn đảo xa nhất, cách trường tiểu học gần 1 tiếng chèo thuyền.
Mỗi ngày đến lớp, cậu bé Đạt 8 tuổi phải tự mình chèo thuyền mất 50 phút giữa lòng hồ Cấm Sơn sâu chừng 90m.
Mẹ Đạt phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm cho cậu bé mang theo tới trường, bữa trưa cậu bé có cơm nắm với trứng rán đã là sang!
Ba năm nay, kể từ ngày Đạt bước chân vào trường tiểu học, sáng nào cậu bé cũng phải dậy từ 5 giờ sáng để ăn cơm rồi chèo thuyền đến lớp cho kịp 7 giờ vào học. Còn mẹ Đạt, bà Nguyễn Thị Hồi phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm, gói cơm cho con mang theo đi học.
Bà Hồi chia sẻ: "Nghèo lắm, ai lên đây cũng bảo khổ nhất mà, rừng thì của nhà nước, không được phá, ruộng thì ít, cứ phải đi làm thuê thôi, lo nhất là hôm nào gió bão bố mẹ đi làm không về kịp, cháu nó thì phải chèo thuyền tay đi học, nhà có mỗi cái thuyền máy, chỉ sợ cháu bị lật thuyền".
Ốc đảo chỉ có 2 hộ dân, cô bé Lan hàng xóm dù học lớp 5, lớn hơn Đạt 2 tuổi nhưng không biết chèo thuyền, nên Đạt kiêm luôn nhiệm vụ của người lái đò, đưa Lan đến lớp mỗi ngày. Trên quãng đường lênh đênh gần 5 cây số giữa lòng hồ sâu khoảng 90m, chiếc cặp phao vốn đã đầy sách vở là thứ duy nhất bảo vệ các em.
"Em đi thuyền từ nhà đến trường mất 50 phút, hơi mệt nhưng em cũng quen rồi. Em sợ nhất là hôm nào gió to, em sợ lật thuyền", Đạt nói.
Học để thoát nghèo
Điểm trường tiểu học Đồng Mậm có trên 30 học sinh, chia đều từ lớp 1 đến lớp 5, nhưng chỉ được biên chế 3 giáo viên nên phải dạy ghép khối, lớp 1 được ghép với lớp 2, còn lớp 3 được ghép với lớp 4.
Cô giáo Nguyễn Thị Nga chia sẻ: "Nếu lớp 4 học tiếng Việt thì lớp 3 phải cho học Toán, học so le thế cho nó đỡ ồn. Nói chung là cô giáo phải làm việc liên tục trong một tiết nên cũng rất mệt".
Đường sá xa xôi, nhiều em vừa chèo thuyền, vừa đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới tới lớp. Những em may mắn được đi xuồng máy thì thứ duy nhất đảm bảo an toàn cho các em là chiếc cặp phao đầy sách vở.
Thôn đến 90% là hộ nghèo nhưng các em rất mến thầy cô giáo và hiếu học...
...vì học là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Các em học sinh bán trú thì các cô giáo phải ở nội trú. Đều đặn mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, rời điểm trường trung tâm, cô Nga cùng với các giáo viên được phân công, xuống thuyền để vào thôn Đồng Mậm. Hành trang mang theo ngoài đồ dùng cá nhân là lương thực, thực phẩm, đủ để dùng trong một tuần.
"Cứ sáng thứ 2 thì vào, đến chiều thứ 6 thì lại ra, những ngày mưa to sóng nó đánh ướt hết quần áo, chỉ sợ lật thuyền, ra giữa dòng thì lại phải tạt vào các đảo, chờ nó đỡ đi thì mới dám đi tiếp, mới đầu say sóng lắm nhưng giờ cũng quen quen", cô Nga chia sẻ.
"Tôi phải chuẩn bị thực phẩm từ thứ 2, đủ ăn đến hết thứ 6, nói chung là chỉ có đồ khô thôi như cá, lạc, thịt... còn chợ thì chúng tôi không có thời gian đi vì xa lắm, phải đi bằng xuồng mà bọn em không có xuồng, tất cả các buổi sáng lại phải đi dạy, cô giáo vất vả một tý nhưng các em đi học rất đầy đủ, kể cả những hôm trời mưa rét, không em nào nghỉ", cô giáo Lâm Thị Thêu cho biết thêm.
Không đường, không điện, cuộc sống càng khó khăn hơn. Nhưng các em học sinh ở đây lại rất hiếu học. Các cô giáo cho biết, thôn nghèo nhưng phụ huynh và học sinh rất mến thầy cô giáo, hiếu học, dù phải đi đò đến lớp nhưng nắng hay mưa đều không nghỉ buổi học nào. Đường sá xa xôi, nhiều em vừa chèo thuyền, vừa đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới tới lớp. Bữa trưa của các em chỉ có cơm nắm và trứng. Thịt, cá là điều còn rất xa xỉ.
Năm học 2012 - 2013, tỷ lệ học sinh khá và giỏi của Đồng Mậm chiếm trên 50%, còn lại là học sinh trung bình, không có học sinh yếu, kém. Cuộc sống khó khăn, nhưng nhiều năm nay, cả xã Sơn Hải không có bất cứ học sinh nào bỏ học, vì học là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Theo Trithuc
Đi tìm cảm xúc thực sự ẩn giấu tận đáy lòng bạn Tâm hồn mỗi người đều tràn ngập vô vàn những cảm xúc, có bao giờ bạn tự hỏi cảm xúc thực sự trong tận đáy lòng mình là gì chưa? Câu 1: Bạn thường làm gì khi ở nhà rảnh rỗi? A - Gọi điện ngay cho những "cạ cứng" rủ họ đi chơi. B - Khép mình trong căn phòng riêng, tự...