Đi tìm chiến lược cho nhà đầu tư BĐS 2020
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2020, diễn biến thị trường bất động sản sẽ phát triển theo xu hướng ổn định hơn, thay vì đầu tư lướt sóng sẽ chuyển sang gia tăng giá trị theo tài nguyên nội tại . Dự báo, những quần thể dự án nhiều tiện ích của các nhà đầu tư lớn sẽ là xu thế của thị trường.
Thanh lọc thị trường, đưa BĐS về giá trị thực
Theo báo cáo thị trường BĐS 2019 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn với tổ hợp dịch vụ khép kín, tiêu chuẩn quốc tế và được thực hiện bởi các chủ đầu tư uy tín, có tên tuổi, vẫn thu hút được nhiều các nhà đầu tư tham gia, tỉ lệ hấp thụ trong các dự án ở mức cao so với thị trường. Những địa phương có số lượng giao dịch dẫn đầu trong năm qua được ghi nhận như: Phú Quốc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, …
Từ đà tăng trưởng năm 2019, các chuyên gia dự báo, năm 2020, dòng sản phẩm nằm trong quần thể dự án nhiều tiện ích sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. “Những dự án được đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và thực hiện bởi các nhà phát triển có uy tín… thì tỷ lệ hấp thụ thường đạt 70 – 80%”, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định.
Cũng theo ông Đính, năm 2020, dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng đang được hưởng lợi do tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như sự tăng trưởng về số lượng đường bay thẳng quốc tế. Bởi vậy, những vùng đất sáng giá về du lịch vẫn tạo hấp lực mạnh với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, sự thanh lọc thị trường sẽ diễn ra rất mạnh, chỉ còn tồn tại những doanh nghiệp bất động sản lớn mạnh, có tiềm năng thực sự.
Chính sự thanh lọc thị trường này sẽ đưa BĐS về giá trị thực và không có cơ hội cho đầu tư lướt sóng. Chủ tịch DKRA Vietnam, ông Phạm Lâm cho rằng năm 2020, nhà đầu tư “bỏ tiền” vào BĐS cần phải có chiến lược đầu tư, không còn chuyện nhảy vào và kiếm lời liền như trước đây. Tuy nhiên, mặt bằng giá nhìn chung vẫn tăng ít nhất 15-25%. Và trước bối cảnh nguồn cung khan hiếm như hiện nay thì nếu doanh nghiệp nào ra được nguồn cung thì đó là lợi thế, có thể tận dụng để đưa ra mức giá tốt nhất, và giá thứ cấp dự báo sẽ vẫn xu hướng tăng nhanh.
Chiến lược của nhà đầu tư BĐS 2020
Nhận định về xu hướng thị trường, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng thị trường đã chứng kiến sự đảo chiều, quỹ đất khan hiếm, sản phẩm không có, người mua tiềm năng nhiều nhưng không có nhiều sự lựa chọn. Từ đó hình thành xu hướng dịch chuyển đầu tư từ đô thị đến các tỉnh thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh tốt. Về nguyên tắc, ở những khu vực có người dân, khách du lịch đến đông thì giá bất động sản sẽ tăng cao.
Video đang HOT
Công viên nước Aquatopia Water Park tại Phú Quốc
Với tầm nhìn trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí độc đáo mang đẳng cấp quốc tế, đảo Ngọc đang đứng trước cơ hội tăng trưởng đột phá về lượng khách. Cùng với đó, sự hiện diện của quần thể nghỉ dưỡng tỷ đô và công viên chủ đề hiện đại nhất Đông Nam Á – Aquatopia Water Park, Nam đảo Ngọc đang trở thành là tâm điểm của thị trường BĐS Phú Quốc, nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của giới đầu tư và khách hàng.
Đặc biệt, sự xuất diện của khu đô thị Sun Grand City New An Thoi chính là mảnh ghép kết nối toàn bộ trung tâm thiên đường nghỉ dưỡng Nam đảo, thụ hưởng tất cả hệ sinh thái tỷ đô đẳng cấp gồm tổ hợp nghỉ dưỡng – vui chơi – giải trí tại Phú Quốc. Tới đây, mỗi du khách tới Phú Quốc, sau khi khám phá quần thể nghỉ dưỡng tỷ USD tại Nam đảo, vui chơi cực đã tại công viên nước chủ đề đầu tiên tại Việt Nam sẽ dừng chân nghỉ ngơi, trải nghiệm văn hóa địa phương và mua sắm tại khu đô thị đảo Sun Grand City New An Thoi.
Hệ sinh thái này sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhóm khách hàng từ trung – cao cấp tới siêu sang, góp phần tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách đồng thời, đảm bảo nguồn khách hàng dồi dào và tiềm năng sinh lời bền vững cho khu đô thị Sun Grand City New An Thoi.
Khu đô thị Sun Grand City New An Thoi Nam Phú Quốc
Không chỉ vậy, yếu tố quan trọng làm nên điều khác biệt ở các quần thể du lịch mà chỉ khu đô thị Sun Grand City New An Thoi mới có chính là việc khu đô thị đảo đầu tiên và duy nhất này không chỉ hưởng lượng khách lớn mà còn hình thành một cộng đồng đô thị, tạo nên sự sầm uất quanh năm ngày tháng cho khu vực Nam đảo Ngọc.
Tới đây, việc hoàn thiện hạ tầng giao thông như sân bay Phú Quốc mở rộng giai đoạn 2020 – 2030, cảng biển quốc tế Phú Quốc đang triển khai, dự án kênh đào Kra được tái khởi động,… còn mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư BĐS khu vực Nam đảo. Vì lẽ đó, Sun Grand City New An Thoi đang được đánh giá là sản phẩm đầu tư chiến lược, hấp dẫn bậc nhất trên thị trường BĐS năm 2020.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhiều cổ phiếu tạo nên "bất ngờ" trên thị trường chứng khoán tuần qua
Trong tuần qua (30/09-04/10), nhiều cổ phiếu có diễn biến khá bất ngờ trên thị trường chứng khoán Việt Nam...
Nguồn: theleader.vn
Kết phiên giao dịch cuối tuần 04/10, thị trường chứng khoán Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi thất vọng khi VN-Index liên tục giảm điểm và đánh mất luôn ngưỡng hỗ trợ quanh khu vực 990 điểm.
Tổng kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 10,25 điểm, lùi về mốc 887 điểm với giá trị giao dịch trên sàn HoSE duy trì trên mức 3.300 tỷ đồng. Nếu như tuần trước, thị trường chứng khoán đóng cửa tăng mạnh, đem lại tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư thì đến tuần này, với đà giảm của VN-Index thì tâm lý nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn.
Bức tranh của VN-Index cũng mang theo màu sắc tiêu cực khi đa phần cổ phiếu vốn hóa lớn đều bị bán mạnh trong tuần qua. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng, tuần này đã đánh mất vai trò dẫn dắt thị trường. Diễn biến trong tuần, cổ phiếu nhóm ngành này chứng kiến sự phân hóa khi VCB và BID thay phiên nhau "lội ngược dòng". Tuy nhiên, sự tác động riêng lẻ của một hoặc một vài cổ phiếu không đủ sức để níu giữ đà tăng của VN-Index.
Một điểm trừ tiếp theo là việc khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng trên cả hai sàn HoSE và HNX. Chỉ tính riêng phiên giao dịch 04/10, khối ngoại đã bán ròng hơn 200 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh trên HoSE
Trong danh sách cổ phiếu tăng nóng ở sàn HoSE, cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM) có lẽ là yếu tố bất ngờ nhất khi có sự đảo chiều ngoạn mục. Trải qua nhiều thị phi làm tiêu tốn khá nhiều giấy mực của giới truyền thông, kể từ phiên giao dịch 27/09 cổ phiếu FTM đã bắt đầu tăng trần và kết thúc chuỗi ngày dài "lau sàn" của cổ phiếu. Tuần qua, chứng đà tăng mạnh nhất của FTM với 5 phiên tăng trần liên tiếp. Tổng kết tuần, giá cổ phiếu FTM đã tăng 30,5% với khối lượng giao dịch bình quân hơn 1,2 triệu cổ phiếu/phiên. Nhiều nhà đầu tư khi chứng kiến việc cổ phiếu tăng trần nhiều phiên đã không ngừng đặt câu hỏi " ai là người đã cứu FTM "?
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất sàn HoSE
Lại là một điều bất ngờ trong danh sách tăng nóng, đứng thứ 2 trong danh sách tăng nóng trên sàn HoSE là cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, HOSE: PTL) với mức tăng 20% trong tuần qua. Đáng chú ý, trên sàn HoSE, cổ phiếu PTL đang thuộc diện bị kiểm soát. Khối lượng giao dịch bình quân tuần qua đạt hơn 25.200 cổ phiếu/phiên.
Đứng thứ 3 trong danh sách tăng nóng là cổ phiếu của CTCP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải (HOSE: TCO), tăng gần 16,9% trong tuần qua với 3 phiên tăng trần liên tiếp vào cuối tuần. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu khá thấp, bình quân đạt hơn 670 cổ phiếu/phiên trong tuần qua. Trên sàn HoSE, không có quá nhiều thông tin liên quan đến cổ phiếu này.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của CTCP In và Bao bì Mỹ Châu (HoSE: MCP) giảm mạnh nhất so với các cổ phiếu trên sàn HoSE, ghi nhận mức giảm 14,5%. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch với cổ phiếu này khá thấp, chỉ duy trì dưới mức 100 cổ phiếu/phiên. Phiên giao dịch 02/10, trên sàn HoSE có công bố thông tin về việc miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc của công ty.
Trước hàng loạt những thông tin về thay đổi trong cơ cấu tổ chức công ty từ Kế toán trưởng đến Chủ tịch HĐQT, giá cổ phiếu của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HoSE: NVT) đứng thứ 2 trong danh sách giảm mạnh nhất sàn HoSE với mức giảm gần 14%. Trên sàn HoSE, cổ phiếu NVT đang thuộc diện bị cảnh báo. Khối lượng giao dịch bình quân tuần qua đạt hơn 7.200 cổ phiếu/phiên. Kết phiên giao dịch cuối tuần 04/10, cổ phiếu đóng cửa tại mức giá sàn.
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất sàn HNX
Kết phiên giao dịch cuối tuần 04/10, sàn HNX cũng đóng cửa trong sắc đỏ, ấn định mức giảm 0,05% với độ rộng tích cực hơn ở sàn HoSE khi lượng mã tăng vẫn chiếm ưu thế. Cụ thể, sàn HNX có tới 91 mã tăng điểm và 74 mã giảm điểm.
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất HNX
Ở chiều tăng, cổ phiếu của CTCP HTINVEST (HNX: HTP) đứng đầu danh sách sàn HoSE với 4 phiên tăng trần liên tiếp trong tuần. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở mã này khá thấp, trung bình tuần chỉ đạt hơn 120 cổ phiếu/phiên. Cổ phiếu của CTCP Công nghiệp Tung Kuang (HNX: TKU) xếp thứ 2 với mức tăng gần 22,4% trong tuần qua. Tuy có khối lượng giao dịch cải thiện hơn so với HTP nhưng khối lượng giao dịch bình quân của TKU cũng chỉ đạt gần 800 cổ phiếu/phiên trong tuần qua.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CCM tiếp tục đứng đầu danh sách giảm điểm, tuy nhiên không có nhiều thông tin về cổ phiếu này trong tuần qua.
Vũ Hoài
Theo nhipcaudautu.vn
Chứng khoán 30/9-4/10: Khối ngoại bán ròng gần 1.030 tỷ đồng Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến việc khối ngoại bán ròng liên tiếp 5 phiên liền với giá trị gần 1.030 tỷ đồng. Các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index tuần qua là GAS, PLX và SAB. Trong tuần qua, VN-Index có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm trước khi kết thúc tuần ở...