Đi tiểu rắt, ra máu, người đàn ông sốc vì bị ung thư tiền liệt tuyến
Người bệnh có tiền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh nền trước đó nên đã rất sốc khi nhận được kết quả từ bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân G.V. K (45 tuổi), trú tại huyện Thanh Ba, bị tiểu rắt, tiểu ra máu nên đi khám thì bất ngờ phát hiện bị ung thư tuyến tiền liệt. Khối u đã phát triển rất lớn, trọng lượng đo được trên cộng hưởng từ tương đương 226gram.
Người đàn ông này có tiền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh nền trước đó nên đã rất sốc khi nhận được kết quả từ bác sĩ.
Theo lời kể của người bệnh, tháng 7/2023 có xuất hiện một vài biểu hiện bất thường khi đi tiểu, cảm giác tiểu rắt, tiểu có máu nên đã đến khám tại Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Sau khi xem xét các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ đã chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm siêu âm, chụp cộng hưởng từ vùng ổ bụng, tuyến tiền liệt. Qua hình ảnh phát hiện người bệnh có khối u tuyến tiền liệt kích thước rất lớn (trọng lượng đo được trên cộng hưởng từ tương đương 226gram).
Người đàn ông tiếp tục được chỉ định làm sinh thiết khối u. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy ung thư biểu mô tuyến tiền liệt (glison 4 4).
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt nội tiết ngoại khoa, dẫn lưu bàng quang và dẫn lưu niệu quản trái. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Sau phẫu thuật 14 ngày, sức khỏe người bệnh ổn định. Người bệnh được chuyển sang Khoa Xạ trị & Y học hạt nhân – Trung tâm Ung bướu để xạ trị.
Sau 23 buổi điều trị tia xạ,người bệnh đáp ứng tốt, khối u đã nhỏ đi rất nhiều. Khác với tâm trạng nặng trĩu khi nhận được kết quả bị ung thư tuyến tiền liệt, hiện tại, tinh thần người bệnh vui vẻ, sức khỏe hồi phục tốt, không còn tiểu rắt và tiểu ra máu nữa.
Theo TS.BS Phạm Tiến Chung – Phụ trách Trung tâm Ung bướu – Trưởng khoa Xạ trị và Y học hạt nhân – Trung tâm Ung bướu, đây là một trong số nhiều người bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát hiện muộn nhưng đáp ứng tốt nhờ tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Video đang HOT
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh.
Riêng với trường hợp người bệnh K, người bệnh phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn, khối u đã phát triển rất lớn nhưng nhờ tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà hiện tại, tình trạng sức khỏe của người bệnh đã ổn định, khối u nhỏ đi rất nhiều, tiên lượng bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu như người bệnh được phát hiện bệnh sớm hơn thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, thời gian điều trị ngắn và chi phí ít tốn kém hơn.
Qua đây, bác sĩ khuyến cáo người dân nên có ý thức chủ động kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất 1 lần/năm.
Đặc biệt, những người có nguy cơ cao như: gia đình có tiền sử người thân từng mắc ung thư; người có thói quen sinh hoạt, lối sống thiếu lành mạnh như hay thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên…; người làm việc trong môi trường ô nhiễm, có chứa hóa chất độc hại; người mắc các bệnh lý mạn tính như viêm gan B mạn tính, viêm loét dạ dày mạn tính, viêm đại tràng mạn tính… không được điều trị triệt để, bệnh dễ tái phát và có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.
Tiểu ra máu, cảnh báo ung thư bàng quang và những dấu hiệu cần biết
Một người đàn ông ở Long An, 65 tuổi đi tiểu ra máu liên tục hơn hai tháng, bác sĩ chẩn đoán ung thư bàng quang giai đoạn sớm.
Điều này khiến nhiều người lo lắng, vậy biểu hiện cảnh báo căn bệnh này như thế nào ?
Ung thư bàng quang là một trong những bệnh lý ác tính khá phổ biến, thường xuất hiện ở nam giới ở độ tuổi trung niên và gây nên nhiều bất tiện cho cuộc sống, thậm chí là những hệ lụy về sức khỏe cho người bệnh, nhất là nguy cơ tử vong.
Dấu hiệu ung thư bàng quang
Các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm hơn:
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu:
Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ. Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...
Khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi khám.
-Tiểu lẫn máu:
Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Đây là triệu chứng thường gặp nhất.
Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu. Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu) thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu 1.930 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy: 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%. Ung thư bàng quang gặp phổ biến hơn ở người già, chỉ có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện đái máu vi thể.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
- Mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn:
Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính. Nhưng nếu mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn kèm theo tiểu khó thì rất có thể đó là dấu hiệu mắc ung thư bàng quang. Ngay khi thấy những dấu hiệu trên hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, âm đạo ở nữ.
Bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên
Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ. Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao.
Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hóa chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
Phòng tránh ung thư bàng quang
Để tránh ung thư bàng quang cần hạn chế và tốt nhất không hút thuốc lá, bao gồm chủ động lẫn thụ động; Tránh tiếp xúc với hóa chất và sử dụng các biện pháp hỗ trợ chuyên dụng khi cần; Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng; Uống nhiều nước lọc và đảm bảo chất lượng nguồn nước; Tăng cường vận động, tập luyện thể thao để đào thải độc tố ; Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định; Tầm soát sức khỏe định kỳ, nhất là với độ tuổi từ 40-70 tuổi.
Tóm lại: Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ thuốc lá, có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán; tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Suýt mất mạng vì mang khối u khổng lồ 30 năm không điều trị Vì chủ quan cho rằng u lành, nên ông N.N.T (Tiền Hải, Thái Bình) không điều trị. Sau 30 năm, khối u to choán gần hết nửa vùng cổ mặt, hoại tử. Đặc biệt, khối u đã có ổ ung thư hoá. Theo lời kể của bệnh nhân N.N.T, ông có u ở dưới hàm trái trên 30 năm, phát triển to dần....