Đi tiểu ra máu, cẩn thận 4 căn bệnh này đang tìm đến bạn!
Năng lượng từ thức ăn và nước uống chúng ta nạp vào mỗi ngày không hoàn toàn được cơ thể chúng ta hấp thụ. Phần nước chưa bị hấp thụ sẽ đi vào hệ thống trao đổi chất của con người, được tái hấp thu và lọc qua thận để tạo thành nước tiểu.
Trong trường hợp bình thường, người trưởng thành sẽ đi tiểu khoảng 4-6 lần/ ngày, và thay đổi nhiều hay ít tùy vào lượng nước mà bạn đưa vào cơ thể.
Con người ở trạng thái khỏe mạnh, nước tiểu thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt,hầu hết không có mùi. (Trừ nước tiểu tồn tại trong thời gian dài, tạo ra vi khuẩn và amoniac, sau đó sẽ toả ra mùi amoniac mà chúng ta gọi là mùi nước tiểu).
Nếu một người đàn ông thức dậy vào buổi sáng, phát hiện nước tiểu của mình có màu nâu sẫm và có cục máu đông, đây chính là triệu chứng của đi tiểu ra máu, cần phải đề cao cảnh giác.
Theo lâm sàng, tiểu ra máu phân làm 2 loại: tiểu máu vi thể và tiểu máu gộp. Tiểu máu vi thể tức là chỉ có thể thông qua kính hiển vi, ta mới có thể thấy được số lượng hồng cầu tăng lên, trong khi đó thì tiểu máu gộp có thể nhìn bằng mắt thường.
Thường thì tiểu máu gộp có thể do 3 nguyên nhân sau đây:
1. Sỏi thận
Đây là một bệnh về đường tiết niệu phổ biến ở nam giới. Uống ít nước hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ khiến canxi oxalate, tinh thể urate và các chất khác tích tụ trong thận và cuối cùng hình thành sỏi thận.
Tiểu máu là triệu chứng phổ biến của sỏi thận, nhẹ thì tiểu máu vi thể, và tùy theo sự phát triển của bệnh sỏi thận thì bệnh nhân cũng sẽ có những biểu hiện nặng hơn như xuất hiện cục máu đông…
Video đang HOT
Sỏi thận sẽ làm tổn thương xương chậu và niêm mạc niệu quản trong quá trình vận động, khiến các mao mạch trên bề mặt niêm mạc bị vỡ và ra máu, do vậy dẫn đến tiểu ra máu.
Tuy nhiên, trong quá trình sỏi thận di chuyển cũng sẽ gây nên một số cơn đau thắt, đau bụng dữ dội kèm theo triệu chứng buồn nôn, ra mồ hôi…
2. Viêm cơ quan tiết niệu
Viêm cơ quan tiết niệu ví dụ như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang… đều có triệu chứng tiểu ra máu, đặc biệt là trong quá trình bệnh phát triển thành cấp tính. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ có những biểu hiện rõ ràng như tiểu nhiều lần, đi tiểu bị đau, tần suất tiểu bất thường và xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu. Trường hợp bị mãn tính, các biểu hiện của bệnh sẽ không rõ ràng, nhưng khi soi dưới kính hiển vi vẫn có thể thấy nước tiểu có máu.
Trong viêm hệ thống tiết niệu, bệnh “ viêm cầu thận” cần được đề cao cảnh giác. Nó sẽ trực tiếp làm hỏng chức năng thận ở bệnh nhân, nếu không kịp thời chữa trị sẽ phát triển thành suy thận. Khi viêm cầu thận đến giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể sẽ tiểu ra máu mà mắt thường nhìn thấy được.
3. Ung thư
Ung thư phổ biến hơn ở nam giới, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên.
Ung thư đường tiết niệu cũng giống với các bệnh ung thư khác. Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có biểu hiện gì bất thường, cho dù có cũng sẽ bị người bệnh nhầm tưởng thành bệnh đường tiết niệu thông thường và làm trì hoãn việc điều trị.
Từ ba căn bệnh trên có thể thấy rõ, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường sẽ khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái và có các biểu hiện lặp đi lặp lại như đi tiểu nhiều lần, tiểu đau rát…
Nhưng ung thư đường tiết niệu thì không giống, giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện quá rõ ràng. Nếu bạn xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không cảm thấy đau buốt thì nên cảnh giác, kịp thời đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra.
Mộc Miên
Mặc quần quá chật để tôn dáng: Đẹp nhưng coi chừng "chết sớm"
Những chiếc quần jeans dáng bó giúp tôn dáng đẹp nhưng đồng thời cũng gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những chiếc quần jeans chật sẽ làm cho không khí khó lưu thông, từ đó khiến nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín tăng cao hơn bình thường. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các tế bào tinh trùng, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ vô sinh.
Bên cạnh đó, việc mặc quần bó sát cũng dễ khiến con gái bị nhiễm nấm, ngứa âm hộ, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm khoang chậu... Hơn nữa, mặc quần chật còn ảnh hưởng tới cả xương khớp của chính người mặc.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp - Bệnh viện Bạch Mai), mặc quần quá chật ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc. Bình thường đôi chân có một hệ thống mạch máu tương đối hoàn thiện với hệ động mạch gần như là đường nối dài của động mạch chủ, một mạch máu lớn nhất cung cấp máu cho cơ thể.
Còn máu tĩnh mạch khi trở về tim, phải vượt qua được trọng lực. Để đảm bảo được tuần hoàn tĩnh mạch, hệ thống tĩnh mạch có cấu tạo rất độc đáo với các van có tác dụng chỉ cho máu chảy một chiều về tim mà không cho nó chảy ngược lại xuống dưới.
Hệ thống cơ chân là một máy bơm tuyệt vời, khi co bóp có tác dụng bơm đẩy máu lên trên, nhờ vậy mà máu tĩnh mạch có thể chảy về tim. Ngoài ra chân chứa 250.000 tuyến mồ hôi và có thể sản xuất ra hơn 300ml chất dịch trong 1 ngày.
Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng đôi chân lại ít được quan tâm chăm sóc nhất. Bạn bắt đầu chỉ chú ý đến nó khi nó yếu ớt, bệnh tật, khiến bạn không thể đảm bảo được cuộc sống.
Bác sĩ Ngọc chia sẻ mặc quần quá chật có thể ảnh hưởng đến vận động. Bình thường đôi chân rất linh hoạt với nhiều cử động phong phú như gấp duỗi dạng khép, xoay trong và xoay ngoài của các khớp chi dưới.
Việc mang quần chật khiến chủ nhân của nó bị gò bó trong các hoạt động. Điều đó có thể dần dần dẫn đến cứng khớp, teo cơ, dễ té ngã. Về lâu dài nếu ít vận động thì xương cũng có thể bị mất chất khoáng, kết quả là bị loãng xương.
Quần bó sát người quá cũng ảnh hưởng đến mạch máu chi dưới, đặc biệt là máu tĩnh mạch. Các mạch máu bị ép xẹp lại do quần chật làm dòng máu nuôi cơ bị giảm sút. Sự nuôi dưỡng máu đến chân kém có thể khiến chân có cảm giác tê bì, chuột rút, đau chân dai dẳng.
Các cơ ít vận động nên không thể đóng vai trò bơm máu tĩnh mạch trở về tim một cách có hiệu quả. Kết quả là máu kém lưu thông, bị ứ đọng lại, có thể gây phù chi dưới, làm đôi chân có cảm giác nặng trĩu, nếu để lâu dài dễ làm máu bị đông, vón cục gây tắc mạch máu.
Điều này đặc biệt bất lợi với những người có đôi chân yếu ớt do mắc một số bệnh như suy tĩnh mạch chi dưới, đái tháo đường, bệnh vảy nến, chàm da... hay là một số người có nghề nghiệp phải đứng lâu, ít vận động hay nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều hàng giờ trên máy vi tính.
Ngoài ra quần chật còn là nguyên nhân gây rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi của đôi chân. Mặc quần chật cũng có thể gây chèn ép thần kinh, như thần kinh đùi bì, thần kinh tọa, gây cảm giác bỏng rát, tê bì, chuột rút, đau chân, co cứng cơ.
Theo infonet
Bài thuốc trị tiểu máu Tiểu ra máu thuộc phạm vi chứng ngũ lâm (huyết lâm) của Y học cổ truyền. Nguyên nhân là do viêm nhiễm cấp và mạn tính đường tiết niệu, do sỏi đường tiết niệu và các nguyên nhân toàn thân khác. Sau đây là một số bài thuốc điều trị chứng này theo từng thể bệnh. Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp...