Đi tiểu nhiều lần có phải bệnh thận?
Thưa bác sĩ, em năm nay 24 tuổi. 3 tháng nay em cứ đi tiểu thường xuyên 30 phút một lần. Xin hỏi đó là triệu chứng bệnh gì? Hiện tại em đang uống thuốc bổ thận, như thế có đúng không? (Khatran).
Ảnh minh họa: Thehealth.
Trả lời:
Chào bạn,
Trước tiên, tôi xin làm rõ một số ý sau, việc tự trả lời các ý này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình huống đi tiểu nhiều lần của mình:
Thứ nhất: 30 phút một lần có phải là tiểu nhiều không?
Nhìn chung, lượng nước tiểu sẽ phụ thuộc vào lượng nước nhập, tổng lượng xuất sẽ xấp xỉ bằng tổng lượng nhập. Nước nhập bao gồm nước uống, nước giải khát như nước ngọt, bia rượu nước có trong thức ăn… Nước xuất ra khỏi cơ thể bao gồm mồ hôi, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, nước trong phân… Trong đó, nhiều nhất là nước tiểu, kế đến là mồ hôi, nước bọt.
Video đang HOT
Trong một số tình huống, nước xuất có thể gia tăng như khi uống các chất lợi tiểu (bia rượu, trà, cà phê, thuốc lợi niệu), và có thể giảm khi bị các bệnh lý gây mất nước như tiêu chảy, nôn ói…
Thận sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng nước cho cơ thể, đảm bảo không thừa và không thiếu, thông qua việc tăng giảm lượng nước tiểu của chúng ta. Ví dụ, nếu đổ mồ hôi nhiều, hay tiêu chảy mất nước nhiều, thận sẽ ưu tiên giữ lại nước, và ngược lại, nếu uống nhiều nước, thận sẽ tăng lọc để thải bớt nước ra khỏi cơ thể.
Do vậy, trước một trường hợp khai báo có đi tiểu nhiều lần, câu hỏi đặt ra là: Tổng lượng nước xuất nhập là bao nhiêu?
Bình thường, mỗi ngày một người sẽ tiểu từ 1,2 đến 1,7 lít nếu là nam giới và từ 1,1 đến 1,5 lít nếu là nữ. Tiểu nhiều là khi tiểu trên 2 lít với điều kiện nghỉ ngơi trên giường, lượng nước nhập trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít), không dùng thuốc lợi tiểu, ăn uống bình thường.
Tiểu nhiều có thể do sinh lý như uống nhiều nước, uống các chất lợi tiểu, do các thuốc lợi tiểu ở thận (thuốc trợ tim, thuốc huyết áp) cũng có thể do bệnh lý như viêm nhiễm ở thận, bệnh thận mãn, đái tháo đường, đái tháo nhạt…
Thứ hai: Đây là tiểu dắt hay tiểu nhiều lần?
Tiểu dắt hay tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ vài giọt. Người bệnh mới đi tiểu xong lại có cảm giác mắc tiểu, khi đi tiểu lại thấy khó đi. Tiểu nhiều lần thì số lần đi tiểu tăng nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần là bình thường hay nhiều, người bệnh rất dễ đi tiểu.
Bình thường, một người đi tiểu khoảng 4 đến 8 lần một ngày, mỗi lần khoảng 250-300ml nước “xả ra”. Khi lượng nước tiểu tích ở ngưỡng này, bàng quang đầy sẽ cho cảm giác mắc tiểu và dẫn đến phản xạ mở cơ vòng để giải phóng nước tiểu.
Trường hợp tiểu rắt do bàng quang có tổn thương, nhất là ở vùng cổ bàng quang, khối cơ vòng sẽ bị kích thích dù với một lượng nước rất ít nên gây ra tình trạng đi tiểu rắt. Các bệnh lý liên quan thường là do viêm nhiễm vùng đường tiểu dưới, từ bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến… vì vậy, tiểu rắt thường kèm với triệu chứng tiểu buốt. Người bệnh tiểu rắt thường bị buộc phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm.
Trường hợp tiểu nhiều lần với lượng bình thường hoặc tăng lên có thể gặp với người bị bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường), hay đái tháo nhạt. Lúc này nguyên nhân do thận tăng bài tiết nước tiểu trong các bệnh lý đó.
Như vậy, quan sát số lần đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần sẽ giúp ta xác minh triệu chứng này.
Tình huống mà bạn đưa ra chưa đủ thông tin để xác định đây có thực sự là bệnh lý hay vẫn nằm trong giới hạn bình thường, vì thậm chí stress cũng gây rối loạn đi tiểu. Tuy nhiên, việc tăng số lần đi tiểu như bạn mô tả cũng là một biểu hiện đáng quan tâm. Bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, xét nghiệm chức năng thận là những xét nghiệm thường quy, đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả trong việc đánh giá chung về sức khoẻ của hệ bài niệu.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Kem chống nắng có khả năng chống ung thư
Không chỉ giúp bảo vệ 100% làn da khỏi bị cháy nắng, kem chông năng còn có khả năng bảo vệ một loại "gene siêu anh hùng" có thể chiến đấu chống lại bệnh ung thư da hiện nay.
Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tại ĐH Công nghệ Queensland nghiên cứu về tác động của kem chống nắng đối với việc ngăn ngừa bệnh ung thư da.
Hàng loạt thí nghiệm sinh thiết đã được tiến hành trên mẫu da của 57 người được chiếu tia UV (tia cực tím).
Ảnh minh họa: smh.com.au.
So sánh kết quả trước và sau khi chiếu tia UV đối với các mẫu da được bôi và không bôi kem chống nắng cho thấy, các loại kem này ngoài tác dụng ngăn ngừa da không bị cháy nắng, còn giúp bảo vệ một loại gene có tên gọi P53, được coi là "siêu anh hùng" chống lại ba loại bệnh ung thư da hiện nay là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào sừng và ung thư tế bào hắc sắc tố.
Trưởng nhóm nghiên cứu Elke Hacker cho biết, khi một vùng da bị tác động của ánh sáng mặt trời, gene P53 sẽ ngay lập tức di chuyển đến đó và chữa lành các vùng da bị tổn thương, đồng thời không để cho tế bào ung thư hình thành.
Tuy nhiên, nếu vùng da này liên tục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các "siêu anh hùng" nói trên sẽ bị biến đổi và mất chức năng vốn có của nó, hậu quả là có thể tạo điều kiện cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Nhà khoa học này cũng nhận định, phát hiện nói trên có thể sẽ được áp dụng để phát triển phương pháp điều trị các loại bệnh liên quan đến tác hại của ánh sáng mặt trời đối với da người, như chế tạo loại kem chống nắng đặc biệt.
Theo VNE
Cân bằng đạm hiệu quả nhờ tảo Spirulina Tảo Spirulina chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như đạm thực vật, betacaroten, vitamin E, vitamin nhóm B, đặc biệt là B12 được chứng minh cao hơn so với dầu thực vật và các nguồn thực phẩm khác. Thực phẩm từ động vật rất dồi dào chất đạm nhưng hấp thu chất đạm này nhiều dễ làm tăng nguy cơ...