Di tích rừng Sác Nhơn Trạch
Từ trung tâm thành phố Biên Hòa, du khách đến ngã ba Vũng Tàu, theo quốc lộ 51 đến ngã 3 Tỉnh lộ 25B vào huyện Nhơn Trạch rẽ phải đến Ngã 4 Hiệp Phước rẽ trái hoặc từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Theo hướng Xa lộ Hà Nội đến Ngã ba Cát Lái, qua phà Cát Lái theo đường Tỉnh lộ 25B đến Ngã tư Hiệp Phước rẽ phải theo Hương lộ 19 đi đến UBND xã Phước An, rẽ trái về cảng Công ty Vật liệu Xây dựng Biên Hòa; lên thuyền đi khoảng 4 km là đến di tích.
Trước đây, rừng Sác là căn cứ cách mạng của những năm chống Pháp, chống Mỹ. Nơi đây ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Di tích Rừng Sác là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt như trận đánh kho bom Thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà Bè, Tàu Victory… những gian lao, thử thách, những hy sinh mất mát của quân và dân các địa phương ven vùng Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là địa chỉ đỏ về nguồn giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Đặc biệt, Rừng Sác có hệ sinh thái rừng ngập mặn với điều kiện môi trường rất đặc biệt, trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều nên thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Rừng Sác còn có hệ động vật phong phú, có loại xuất hiện theo mùa, có loài sống quanh năm như: khỉ, sóc, cò quắm, sếu, diệc, vẹt, bìm bịp, hồng hộc, le le… và một số loài bò sát như: cá sấu, tắc kè, trăn, rắn, rùa… Hiện nay, cảnh quan nơi đây vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn với hệ thực vật và động vật phong phú đặc biệt là các rừng đước xanh tươi, phủ kín. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất được làm bằng các vật liệu thô sơ như đước, dừa nước… bên cạnh đó nhằm đảm bảo bí mật trong chiến tranh, sau khi chuyển địa điểm, hệ thống nhà làm việc, các cơ sở binh công xưởng… của Sở Chỉ huy Đặc khu Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã được phá hủy toàn bộ. Căn cứ Sở chỉ huy Đặc khu Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác giữ vị trí chiến lược quan trọng, là nơi ghi dấu sự lãnh đạo sáng tạo, đường lối chiến lược, chiến thuật tài tình của Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục Miền Nam, Khu ủy Miền Đông… Di tích là căn cứ quân sự quan trọng đối với chiến trường miền Nam, đặc biệt đối với Biên Hòa (Đồng Nai) và thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày nay, đến với các điểm du lịch của huyện Nhơn Trạch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên của sông nước, thăm những ngôi đền cổ, nhà cổ có tuổi thọ cả 100 năm. Ngoài ra, du khách có thể khám phá khu rừng ngập mặn lớn của Đông Nam bộ với thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây đước, da, sú, mắm, bần… đan với nhau thành từng lớp rất đẹp. Tham quan chiến khu Rừng Sác, du khách có thể ngồi trên thuyền rong ruổi qua con sông, rạch nhỏ tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tĩnh lặng của khu rừng và cùng tìm hiểu về bề dày lịch sử văn hóa.
F0 trong cộng đồng ở TPHCM tăng mạnh với 3.603 ca, hơn 82% số ca mới
Trong ngày 19/8, TPHCM có 3.603 bệnh nhân Covid-19 được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại cộng đồng và khám sàng lọc tại bệnh viện, chiếm 82% tổng ca mắc trong ngày.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, trong ngày 19/8, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tiếp tục tăng cao với 3.603 trường hợp, chiếm 82% tổng số bệnh nhân ghi nhận trong ngày.
Trong đó, Quận 10 và quận Bình Tân là khu vực có số ca mắc được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát, khám sàng lọc tại viện cao nhất với hơn 300 bệnh nhân Covid-19.
Các Quận 1, 4, 5, 7, Tân Bình, Bình Thạnh và huyện Hóc Môn, Nhà Bè đều có hơn 200 ca F0 ghi nhận trong cộng đồng.
Tại buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 của TPHCM diễn ra chiều 19/8, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, cho biết, việc F0 trong cộng đồng tăng cao phần nào đó thể hiện những nét tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
TPHCM đang tiến hành xét nghiệm quyết liệt để truy tìm F0 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Cụ thể, nguyên nhân đầu tiên là thành phố đang tiến hành xét nghiệm quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm hơn. Ngoài ra, thời gian qua, người dân tại TPHCM đã chủ động làm xét nghiệm nhanh nên số F0 được phát hiện nhiều hơn.
"Đây là tín hiệu của việc xét nghiệm đã đi đúng chỗ. Các F0 tại các địa phương đã được nắm chắc để quản lý, người dân không nên quá lo lắng", ông Nguyễn Hồng Tâm chia sẻ.
Theo Sở Y tế TPHCM, với việc thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân Covid-19 để điều trị, thu hẹp "vùng đỏ", "vùng cam", "vùng vàng" và mở rộng "vùng xanh", giai đoạn từ ngày 15-22/8 là khoảng thời gian giải phóng vùng sạch, đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Do đó, ngành y dự báo số F0 có thể tăng nhẹ do công tác lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc được tăng cường.
Tình trạng số ca mắc F0 trong cộng đồng tăng cao, được Chủ tịch UBND TPHCM đề cập tại buổi họp với các quận, huyện, thành phố Thủ Đức ngày 16/8. Trong ngày hôm đó, TPHCM có số ca mắc phát hiện qua tầm soát cộng đồng, sàng lọc tại bệnh viện chiếm 53% tổng số bệnh nhân được công bố trong ngày.
Để hạn chế số ca mắc mới trong cộng đồng, theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, độ phủ vắc xin phòng Covid-19 đóng vai trò quan trọng.
TPHCM đặt mục tiêu kiểm soát Covid-19 tại 7 quận, huyện vào cuối tháng 8 TPHCM đặt mục tiêu cuối tháng 8, dịch bệnh được kiểm soát tại huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và các quận Phú Nhuận, 5, 7, 11. Mục tiêu này dựa trên tiêu chí vùng xanh, số ca mắc, độ phủ vắc xin. Theo Kế hoạch thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 86 của...