Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo
Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Tây Thiên là một quần thể kiến trúc xưa và nay như: Đền Thờ Quốc Mẫu, chùa Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm… Nét độc đáo của văn hóa tín ngưỡng ở đây chính là sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.
Chùa Tam Chúc - Vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí chốn bồng lai
Tam Chúc không chỉ là nơi du khách về với đất Phật mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc an yên trong tâm hồn.
Địa chỉ chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc tọa lạc ở thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km.
Tọa lạc ở Ba Sao, Hà Nam. Ảnh: dulichvietnam.com.vn
Chùa Tam Chúc được cho là tọa lạc tại vị trí đắc địa khi phía sau là núi Thất Tinh, trước là hồ Lục Nhạc với 6 ngọn núi nhỏ nhô lên trên mặt nước tương truyền là 6 chiếc chuông của nhà trời đưa xuống.
Trong khu vực quần thể và lân cận có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như chùa Bà Đanh, chùa Đặng Xá, đền Trúc, đền Bạch Mã, đền Lê Chân, miếu Trung, miếu Bóng Bà, động Thủy, động Vòng, động Lim, động Chùa, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng nên du khách có thể kết hợp tham quan nhiều điểm đến hơn trong chuyến đi.
Toàn cảnh chùa Tam Chúc khi nhìn từ trên cao. Ảnh: cafebiz.vn
Cách di chuyển tới chùa Tam Chúc
Bạn có thể di chuyển tới Chùa Tam Chúc theo 3 cách sau:
- Đi bằng xe bus: Bạn di chuyển ra bến xe Giáp Bát - Hà Nội sau đó bắt chuyến bus Hà Nội - Phủ Lý là có thể tới được Hà Nam sau 1 tiếng. Tần suất của chuyến xe bus này cứ 15 phút lại có một chuyến xe chạy giá vé khá rẻ chỉ 30.000 đồng/lượt. Sau đó bắt xe ôm đi hơn 20km tới chùa.
- Đi bằng xe khách: Từ Hà Nội, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A(cao tốc Pháp Vân) đến thành phố Phủ Lý sau đó đi theo QL21B thêm khoảng 12km nữa là tới thị trấn Ba Sao. Sau đó bạn bắt thêm xe ôm đi mất khoảng 20km là tới cổng Tam Quan ngoại của chùa.
- Đi bằng xe máy: Từ Hà Nội, bạn có thể chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới Hà Nam. Bạn chú ý mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ đúng quy định và tuân thủ đúng luật lệ giao thông, nếu không bạn sẽ bị phạt bởi ở Hà Nam là thành phố quy củ, các anh cảnh sát trên đường rất nhiều.
Chùa Tam Chúc có gì đặc biệt?
Video đang HOT
12000 bức tranh từ đá núi lửa
Không chỉ có cảnh quan hoang sơ, hùng vỹ, chùa Tam Chúc còn khiến người ta ngỡ ngàng bởi sự hoành tráng ở bên trong. Đây là ngôi chùa đâu tiên có toàn bộ phần tường được ráp bằng 12.000 bức phù điêu miêu tả các sự tích về Đức Phật.
Những bức phù điêu đặc biệt ấy được tạc bằng đá núi lửa tại Indonesia, sau đó được chuyển về Việt Nam và được ghép lại một cách tỉ mỉ, kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề.
Chùa Tam Chúc có toàn bộ phần tường được ráp bằng 12.000 bức phù điêu. Ảnh: vntrip.vn
Chùa Ngọc
Chùa Ngọc hay còn được biết đến là Đàn Tế Trời, đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất của quần thể chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc được xây dựng tận trên đỉnh của ngọn núi Thất Tinh. Từ chân núi, du khách phải leo 200 bậc thang bằng đá để đến được chùa Ngọc.
Trong chùa Ngọc hiện đang lưu giữ những bảo vật có giá trị đó là 3 bức tượng Phật bằng đá Granite từ Ấn Độ và một pho tượng Phật bằng ngọc quý hiếm. Bảo tháp này không chỉ gây ấn tượng với thiết kế độc đáo mà còn cất giữ thêm bảo vật đặc biệt là thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg với tên gọi là "The Moon Puzzle" được đấu giá từ trung tâm RR Auction, bang Boston (Mỹ).
Để lên tới chùa Ngọc, du khách phải leo 299 bậc thang bằng đá. Ảnh: baomoi.com
Điện Tam Thế
Là công trình bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên ngay sau khi bước chân vào chùa Tam Chúc. Với chiều cao 39m, diện tích mặt sàn 5.400m, giúp cho 5.000 Phật tử có thể đến đây hành lễ cùng một lúc.
Bên trong điện Tam Bảo có 3 bức tượng Phật bằng đồng, mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.
Ba bức tượng Phật được làm bằng đồng bên trong điện Tam Thế. Ảnh: baodautu.vn
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni
Bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni có pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn, được công nhận là pho tượng Phật lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni. Ảnh: baoxaydung.com.vn
Vườn Cột Kinh
Khu vườn kinh là nơi có 99 cột kinh bằng đá, mỗi cột có chiều cao 13,5m, nặng 200 tấn. Người ta phải làm móng sâu dưới lòng đất tới 30m để có thể dựng lên các cột kinh bằng đá này. Trên các cột kinh có khắc những bài tụng kinh để phật tử và du khách có thể chiêm ngưỡng và niệm Phật ngay tại chỗ.
Vườn cột kinh lớn nhất thế giới ở chùa Tam Chúc. Ảnh: vntrip.vn
Đình Tam Chúc
Cả khu đình Tam Chúc được nối liền với chùa Tam Chúc bằng một lối đi bộ hình zig zag dựng trên hồ Tam Chúc. Đình Tam Chúc là nơi để thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Vào mùa sen nở, cả khu hồ ngập tràn sắc hoa sen, điều này lại càng cuốn hút du khách khi đến đây.
Lối đi vào đình Tam Chúc bắc ngang hồ Lục Nhạc. Ảnh: paradisetravel.vn
Những điểm du lịch gần chùa Tam Chúc
Du lịch Kẽm Trống Hà Nam
Điểm du lịch gần chùa Tam Chúc cần kể tới đầu tiên là du lịch Kẽm Trống Hà Nam. Ở đây có rất nhiều hang động, miệng hang động ở đây có khi chỉ là những kẽ nứt nhỏ nằm ở phía sau tảng đá to.
Tuy nhiên, nếu như bạn đi sâu vào trong hang động thì bạn sẽ thấy được những khối thạch nhũ rủ xuống. Và Ngũ Động Sơn là một trong những hang động ở Kẽm Trống mang tới cho bạn các trải nghiệm thú vị mà mọi người không bỏ lỡ.
Khu du lịch Kẽm Trống Hà Nam. Ảnh: timeoutvietnam.com
Đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang cũng là một trong những điểm du lịch gần chùa Tam Chúc lý tưởng mà bạn nên đến. Đền nằm trong khuôn viên rộng tới gần 3.000m2, mang một không gian xanh bình yên và nên thơ.
Đền Lảnh Giang trải qua nhiều lần tu sửa, gồm nhiều công trình như tam quan, hồ bán nguyệt, đền chính. Hàng năm, ở đây sẽ tổ chức 2 kỳ lễ hội. Ngoài nghi thứ về rước thánh, tế lễ thì có nhiều hoạt động thu hút và hấp dẫn mọi người như múa sư tử, tổ tôm điếm, đánh gậy, diễn tập trận giả ...
Đền Lảnh Giang. Ảnh: baomoi.com
Núi Ngọc - Chùa Bà Đanh
Núi Ngọc - chùa Bà Đanh được mệnh danh là một ngôi chùa "đệ nhất vắng khách", điểm du lịch gần chùa Tam Chúc. Chùa "đệ nhất vắng khách" có vị trí rất vắng vẻ, nằm trong khung cảnh nên thơ và hữu tình. Tới đây, bạn sẽ cảm giác một khung cảnh yên tĩnh và thanh bình mang tới cho bạn sự bình yên và thoải mái trong tâm hồn.
Chùa Bà Đanh. Ảnh: baodulich.net.vn
Đặc sản Hà Nam
Không chỉ thu hút bởi các địa danh du lịch nổi tiếng, Hà Nam còn hấp dẫn du khách bởi hương vị đặc sản vô cùng hấp dẫn. Trong đó phải kể đến các món ăn hấp dẫn như: bánh cuốn phủ lý, cá kho vũ đại, chuối ngự đại hoàng, bún tái kênh ... Hãy dành ít thời gian để thưởng thức chúng khi ghé thăm Hà Nam!
Bánh cuốn Phủ Lý Hà Nam. Ảnh: amthuc365.vn
Cá kho làng Vũ Đại. Ảnh: phunutoday.vn
Du lịch miền Bắc, đừng quên ghé thăm Hà Nam vì mảnh đất này không chỉ chào đón bạn bằng cảnh quan thiên nhiên, bằng ngôi chùa Tam Chúc cổ kính, Hà Nam sẽ khiến bạn chẳng thể quên bởi những món ngon hấp dẫn hay con người bình dị.
Hồng Ánh
Theo dulichvietnam.com.vn
Homestay của chàng trai mang tên 'Helo Mù Cang Chải' truyền cảm hứng cho bản Mông Là hộ người Mông thứ hai của huyện dám làm homestay, Giàng A Dê cũng là người đầu tiên trong xã biết vận dụng công nghệ thông tin, lập website giới thiệu về cảnh sắc ruộng bậc thang, nét đẹp văn hóa dân tộc Mông trên cộng đồng mạng. Nhờ vậy, homestay mang tên 'Helo Mù Cang Chải' của anh đã thu hút...