Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei trên núi Ngọc Linh
Ngục Đăk Glei là một địa chỉ đỏ của một thời chiến tranh oanh liệt, hào hùng đã trở thành biểu tượng của cách mạng về lòng yêu nước, sức sống mãnh liệt của đất và con người Kon Tum.
” Đường lên đỉnh núi Đắk Glei,
Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim.
Gà đâu gáy động im lìm,
Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây.
Đồn xa héo hắt cờ bay,
Hiu hiu phất lại buồn vây vây lòng “…
Video đang HOT
Những câu thơ trong bài thơ “Tiếng hát đi đày” của nhà thơ Tố Hữu như nói lên cảm xúc dâng trào của tác giả khi nhắc đến nhà Ngục Đăk Glei “nơi rừng thiêng nước độc” về một không gian im ắng, cô quạnh đến đáng sợ như khắc sâu trong tâm trí của nhà thơ. Ngục Đăk Glei nơi từng giam giữ các chiến sĩ, thi sĩ cách mạng Việt Nam nổi tiếng như nhà thơ: Tố Hữu, Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Huỳnh Ngọc Huệ, Hà Phú Hương…
Du khách đến tham quan Ngục Đăk Glei (Ảnh Sưu tầm)
Ngục được xây dựng năm 1932 là nơi thực dân pháp giam giữ các chiến sĩ cộng sản mang án tù chung thân trong phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939. Với âm mưu kiểm soát toàn bộ Tây Nguyên năm 1921 thực dân Pháp mở đường 14 từ Kon Tum lên Đăk Tô – Đăk Pét – Đăk Glei và nhằm cách ly những nhà hoạt động cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn trong dân chúng.
Đầu năm 1942 đồng chí Tố Hữu và đồng chí Hùynh Ngọc Huệ vượt Ngục. Sau sự kiện vượt ngục, thực dân Pháp khủng bố các chiến sĩ cộng sản và bắt các đồng chí của ta ở Căng an trí giam vào Ngục.
Ngục Đăk Glei – Nơi giam giữ các chiến sĩ cộng sản (Ảnh sưu tầm)
Ngục Đăk Glei thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum, được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 2307/QĐ-BT vào ngày 30/12/1991. Cụm di tích lịch sử Ngục Đăk Glei gồm ba công trình nhỏ: Khu đồn canh gác, khu Căng an trí và khu nhà Ngục. Toàn bộ khu di tích nằm trên đồi, xung quanh núi cao, suối, thung lũng bao bọc.
Ngày nay, di tích được trùng tu tôn tạo, hệ thống đường giao thông đến di tích cũng được đầu tư xây dựng thuận lợi, nơi đây trở thành một điểm đến để du khách tìm hiểu về lịch sử, có ý nghĩa giáo dục to lớn, một biểu tượng đầy tự hào cho tinh thần đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng và cùng khám phá, tận hưởng cuộc sống yên bình của người đồng bào Xơ Đăng nơi đây bên dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ “Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ngọc Linh – Vườn Di sản ASEAN”, quanh năm mát mẻ, nơi chở che, nuôi dưỡng “quốc bảo” – Sâm Ngọc Linh của Việt Nam nổi tiếng thế giới.
Cuộc sống yên bình của người dân dưới chân núi Ngọc Linh. Ảnh: Minh Đức
Trong chuyến hành trình du lịch “về nguồn” như thế này ngoài thăm quan “Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei”; “Khu Căn cứ Tỉnh ủy” chúng ta sẽ đi qua các điểm di tích lịch sử nổi tiếng mà du khách có thể ghé thăm như: tượng đài Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh, Sân Bay phượng hoàng; Chiến thắng Đăk Pét, hoặc có thể ghé thăm, check in điểm nổi tiếng, nơi được mệnh danh là “một con gà gáy ba nước cùng nghe” chính là: “Quốc môn-cửa khẩu Quốc tế Bờ Y”; Cột mốc ba biên… tất cả sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời khó quên.
Tây Tạng "mong manh" khi du lịch bùng nổ
Trong đại dịch Covid-19, khách đến Tây Tạng tăng 12% trong năm 2020 khi người Trung Quốc không thể đi du lịch nước ngoài, kéo theo những lo ngại về tác động tiêu cực lên môi trường và di tích lịch sử.
Tây Tạng thu hút bởi những đỉnh núi phủ tuyết trắng, các đền thờ Phật giáo, những đàn bò yak và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Chính quyền Tây Tạng cũng chuyển trọng tâm từ du khách quốc tế sang du lịch nội địa, khi tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Du khách chờ để tham quan bên trong cung điện Potala. Nguồn: AP
Ông Gonggar Tashi - Trưởng Ban quản lý Cung điện Potala, nơi ở trước đây của Đạt Lai Lạt Ma cho biết, những thách thức ngày càng gia tăng trong việc cân bằng giữa nhu cầu của du khách với sự giảm thiểu hao mòn cấu trúc công trình: "Thách thức lớn nhất của chúng tôi là mâu thuẫn giữa việc bảo vệ và khai thác các di tích văn hóa". Hiện nay, mỗi ngày chỉ có 5.000 người được phép vào thăm cung điện này.
Ge Lei - Phó chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Du lịch Trung Quốc cho biết, hàng triệu du khách đã tới Tây Tạng mỗi năm và lượng khách năm 2020 đã tăng 12,6% so với năm 2019. Dự báo lượng khách đến Tây Tạng sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2026. Lượng khách quá đông so với dân số chỉ 3,5 triệu người ở Tây Tạng, dẫn đến nhiều lo ngại về việc gìn giữ môi trường và văn hóa bản địa.
Người Tây Tạng không ít lần phàn nàn về những du khách không tôn trọng văn hóa truyền thống tại đây, như việc giẫm lên những lá cờ. Ông Ge Lei cho rằng, cần một kế hoạch dài hạn để bảo vệ hệ sinh thái và văn hóa của Tây Tạng, trước khi khu vực này đánh mất sức hấp dẫn vốn có: "Điều quan trọng là phải thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho du khách tại Tây Tạng, song song với việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng du lịch".
Du khách chụp ảnh với phông nền là cung điện Potala ở Lhasa. Nguồn: AP
Du lịch sinh thái đang dần được phát triển nhiều hơn tại Tây Tạng, nhằm khuyến khích người dân và du khách cùng gìn giữ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Nhiều người dân được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng để chuyển sang làm du lịch bền vững và sản xuất các sản phẩm sạch.
Anh Palden - một nông dân sống ở làng Zhaxigang, thành phố Nyingchi, Tây Tạng cho biết gia đình anh đã kết hợp nông nghiệp, chăn nuôi với ngành du lịch đang nổi lên trong khu vực. Gia đình anh sản xuất loại bơ Tây Tạng với nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ để phục vụ du khách. Mỗi năm gia đình anh đón khoảng 2.000 khách du lịch, thu về khoảng 200 nghìn Nhân dân tệ.
Còn tại thị trấn du lịch Lulang, nơi nổi tiếng với những khu rừng tự nhiên và đồng cỏ, phát triển du lịch thân thiện với môi trường là ưu tiên hàng đầu. Một đại diện chính quyền địa phương cho biết: "Bảo vệ hệ sinh thái là rất quan trọng. Độ che phủ rừng tại Lulang đã đạt hơn 80%, nhờ những đóng góp rất lớn của người dân địa phương"./.
Di tích, điểm du lịch tại Thừa Thiên Huế mở cửa trở lại cho khách nội tỉnh Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông báo điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch, sau 28 ngày địa phương này không phát hiện thêm ca bệnh mới. Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép các di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch,...