Di tích đồn Mường Tè Lai Châu
Di tích nằm trên đồi “Phụ độn” tức là núi đồn thuộc bản Nậm Củm – xã Mường Tè – huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu.
Được xây dựng trên đỉnh của ngọn đồi khá cao và hiểm trở, nằm giữa ngã ba của suối Nậm Củm và sông Đà.
Mường Tè là một trong những xã vẫn giữ được nét riêng của mình. Qua cầu treo Nậm Củm chúng ta ven theo sườn núi với tiếng reo của suối, tiêng vi vu của núi đồi, đâu đó những khoảnh khắc, những âm vang của một thời “tự trị” vọng về. Cứ mỗi khi đến đây, khi chạm bước chân trên con đường dẫn vào Đồn chúng ta lại có cảm giác như lạc vào một khu rừng cổ tích, khí hậu trong lành, yên tĩnh, chỉ có gió từ Sông Đà đưa tới, lá rơi xào xạc, tiếng rì rầm của suối Nậm Củng. Thả những bước chân quanh bức tường rêu phong đầy lỗ đạn, sờ tay vào những bức tường lạnh lẽo một cảm giác thiêng liêng trỗi dậy một thời hào hùng, oanh liệt cũng là một thời đau khổ của nhân dân nơi đây dưới ách thống trị của thực dân pháp đã đi qua. Những minh chứng, những dấu tích vẫn còn lại chúng ta cần phát huy, gìn giữ tinh thần mà ông cha ta đã trải qua.
Chiêm ngưỡng tháp Po Rome Ninh Thuận
Tháp Po Rome thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Poklongarai.
Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Po Rome - một trong những vị vua được người Chăm hoá thần và tháp phụ thờ Hoàng Hậu. Tháp nằm trên một trong hai quả núi nhỏ cạnh nhau, hiện nay tháp vẫn được người Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vào các ngày lễ, tết của mình.
Tháp Po Rome toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía Nam, được xây dựng ở đất Chămpa vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Mặt chính của tháp quay về hướng Đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa.
Tháp cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m, bên trong thân tháp có tượng vua Po Rome được thờ cúng cao khoảng 1,2m. Ngoài tượng vua, còn có một tượng bán thân nữ mà người Chăm gọi là tượng hoàng hậu Po Bia Sancan cao khoảng 0,75m, còn bên ngoài tháp là tượng bà hoàng hậu Sucih.
Nếu xét theo loại hình kiến trúc thì tháp Po Rome là ngôi tháp cuối cùng bằng gạch của người Chăm và cũng là ngôi tháp lớn cuối cùng của vương quốc Chămpa. Tuy là kiến trúc tháp lớn, nhưng nếu so với các tháp cổ hơn hiện còn thì tháp Po Rome quả là thô và nghèo nàn từ kích thước tới hình dáng Nội thất của tháp hẹp và kéo dài theo chiều Đông Tây, ở khoảng giữa và gần vách Tây là tượng vua Po Rome bằng đá, được tạo từ một Linga có 8 tay, đặt dưới một cái tán bằng gỗ, nội thất được mở ra một đoạn hành lang nhỏ ở tiền sảnh có trần được lát bằng gỗ. Mặc dầu không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ hơn, nhưng tháp Po Rome vẫn là một kiến trúc bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm, có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, là một trong rất ít tháp Chàm còn nguyên vẹn cho đến nay
Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình ở phía sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Po Rome rất gần với công trình phụ này, là nơi chôn cất do chính vua Po Rome chọn. Năm 1992, tháp Po Rome đã được công nhận di tích.
Quần thể di tích Bảo Nham Điểm đến thú vị ở Nghệ An Lèn Bảo Nham thực chất là một núi đá lớn nổi lên giữa cánh đồng, cao khoảng 40m. Theo người dân địa phương, trong lèn đá Bảo Nham có một hệ thống hang đá liên thông với nhau, do phía ngoài chỉ là những hang nhỏ, lối đi hẹp nên chỉ những người mạo hiểm mới dám khám phá. Cuối những năm 40...