Đi thế nào tại đường cao tốc trên cao đầu tiên ở Hà Nội?
Đường cao tốc cấm xe máy và người đi bộ, cấm tất cả các phương tiện được phép lưu thông dừng, đỗ xe, chỉ thực hiện việc dừng, đỗ trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định.
Hôm (21.10), đường cao tốc trên cao (ĐTC) đầu tiên ở Hà Nội sẽ chính thức được thông xe. Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh.
Đường cao tốc trên cao (Ảnh: Dân Việt)
Dự án ĐTC thực chất là kết hợp của nhiều tuyến đường đã có sẵn như đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp.
Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng Giám đốc Ban QLDA Thăng Long, đại diện Chủ đầu tư Dự án đường Vành đai 3 giai đoạn 2 Hà Nội cho biết, tới thời điểm này, ngoài gói thầu số 3 Thanh Xuân – Bắc hồ Linh Đàm đã thông xe, đưa vào khai thác ngày 30.6, vượt tiến độ 5 tháng, 2 gói thầu còn lại chính thức thông xe vào ngày 21.10 và có thể khai thác triệt để vào cuối năm 2012.
Sau khi thông xe, toàn bộ ĐTC sẽ được bàn giao cho TP. Hà Nội quản lý, tổ chức giao thông. Sở GTVT Hà Nội cho biết ĐTC sẽ cấm toàn bộ xe máy.
Về việc tổ chức hướng dẫn phân luồng giao thông cho ôtô tại ĐTC Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển-Nghiêm Xuân Yêm (Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch – bắc Hồ Linh Đàm, đường vành đai 3 TP. Hà Nội), trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Đức Kha – Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông Hà Nội cho biết cụ thể như sau: “Tại ĐTC cấm tất cả các phương tiện được phép lưu thông dừng, đỗ xe, chỉ thực hiện việc dừng, đỗ trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định. Ôtô (xe tải, xe khách, xe con) từ Cầu vượt Mai Dịch-Phạm Hùng đi cầu Thanh Trì, đi các tuyến đường phía Bắc vành đai 3, được đi trên tuyến ĐTC”.
Video đang HOT
Tuyệt đối nghiêm cấm các loại xe 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh tự chế và người đi bộ lưu thông trên ĐTC. Các phương tiện trên và người đi bộ chỉ được lưu thông theo quy định tại đường phía dưới của ĐTC.
Ông Nguyễn Đức Kha cho biết thêm: “Ôtô từ ĐTC từ Cầu vượt Mai Dịch-Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển-Nghiêm Xuân Yêm đến bắc Hồ Linh Đàm và ngược lại được hoạt động bình thường xuống các điểm tiếp đất gần nhất để ra Đại lộ Thăng Long, đường trục bắc Hà Đông (Lê Văn Lương kéo dài) và Hồ Tùng Mậu, quốc lộ 32″.
Đối với xe tải từ Cầu vượt Mai Dịch đi đường Phạm Văn Đồng đến cầu Thăng Long và ngược lại (xe tải có trọng lượng toàn bộ từ 1,25 tấn trở lên) chỉ được hoạt động trong thời gian sau: Sáng từ 9h-15h, tối từ 21h-6h sáng hôm sau.
Trên đường Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển-Nghiêm Xuân Yêm (tại đường phía dưới). Xe tải có toàn bộ trọng lượng 1,25 tấn trở lên chỉ được hoạt động từ 21h-6h sáng hôm sau. Ngoài thời gian trên phải có giấy phép do Sở GTVT cấp.
Ôtô khách đối với các loại xe hợp đồng đưa đón cán bô, công nhân, học sinh, sinh viên, xe du lịch được phép hoạt động 24/24 (các loại xe này phải có hợp đồng phù hiệu xác định loại hình dịch vụ do Sở GTVT cấp theo quy định).
Ngoài ra các loại xe vũ trang, công vụ, xe phục vụ tang lễ, đám cưới được hoạt động theo quy định.
Xe khách liên tỉnh phải đi theo luồng, tuyến và đón trả khách tại các bến xe, cấm vòng vo đón trả khách. Xe bus hoạt động theo đúng thời gian và lộ trình.
Để đảm bảo an toàn và trật tự giao thông tại tuyến đường ĐTC, Trung tá Lưu Mạnh Tuyến – Đội phó Đội CSGT số 7 cho biết: “Đội CSGT số 7 sẽ bố trí lực lượng, cắm chốt tại 2 điểm dẫn lên ĐTC, không cho xe máy lưu thông lên ĐTC. Ngoài ra, các đội tuần tra trên ĐTC luôn trong tư thế sẵn sàng đảm bảo trật tự giao thông”.
“Trước mắt tại các điểm dẫn, lực lượng sẽ ưu tiên hướng dẫn và nhắc nhở đối với người đi xe máy lưu thông lên ĐTC”,Trung tá Lưu Mạnh Tuyến cho biết thêm.
Việc thông xe ĐTC chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ùn, tắc giao thông. Bên cạnh đó, bộ mặt kinh tế của thủ đô cũng như nhiều địa phương khác sẽ được khởi sắc. Để đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến, người tham giao thông cần chấp hành đúng các quy định về Luật giao thông khi lưu thông trên ĐTC.
Theo Dantri
Đường trên cao: Vừa thông xe đã... chết người
Sau khi chính thức thông xe khoảng 10 tiếng đồng hồ, tại đường cao tốc trên cao (vành đai 3, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc.
Vào khoảng 23h đêm 21/10, đoạn gần nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, HN), một người đi xe máy đã "bay" khỏi dải phân cách ngã xuống chân cầu tử vong tại chỗ.
Vào lúc đó, ô tô nhãn hiệu Toyota 4 chỗ đi hướng Mai Dịch về Linh Đàm đã va chạm với chiếc xe máy mang BKS 29F9 - 2684 đi ngược lại.
Chiếc ô tô gây tai nạn
Người đi xe máy bị hất lên cao và rơi xuống khoảng trống giữa hai dải phân cách không được che chắn rồi rơi xuống chân cầu từ độ cao 5m. Nạn nhân là nam giới, bề ngoài trông hơn 30 tuổi.
Tại hiện trường, xe ô tô mang BKS màu trắng nhưng lại dán lô gô phía đầu chữ VTV. Ô tô, do phanh gấp rê bánh giữa đường làm nổ lốp trước, phần đầu chiếc xe biến dạng thảm hại. Cú đâm làm chiếc xe máy gần như vỡ tan, máy bay khỏi thân xe. Mũ bảo hiểm và một số bộ phận xe văng tung tóe.
Chiếc xe máy của nạn nhân gần như vỡ tan
Đường cao tốc trên không (vành đai 3) được xây dựng dành cho ô tô lưu thông với tốc độ khoảng 80 - 100km/h. Tuy nhiên vì mới đưa vào sử dụng nên quy định, hướng dẫn cho các phương tiện giao thông vẫn đang triển khai.
Vụ tai nạn này xảy ra ngay gần hiện trường vụ tai nạn chết người trên
Ngay sau đó, dưới khu vực này, lại xảy ra tiếp một vụ tai nạn khác. Chiếc xe chở vật liệu xây dựng vừa rẽ sang đường đã va chạm với một xe máy. Hậu quả, người đi xe máy bất tỉnh nhân sự phải nhập viện khẩn cấp.
Theo 24h
Thông xe đường trên cao đầu tiên của Hà Nội Sáng nay 21.10, tại Hà Nội, Bộ GTVT đã chính thức thông xe toàn tuyến dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm (giai đoạn 2) sau 2 năm thi công. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 6.2010 với tổng chiều dài khoảng 8.912 m bao gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m...