Đi thăm “dinh thự” của “đại gia” Blizzard
Nếu như có cơ hội đến trụ sở làm việc của Blizzard, có lẽ bạn sẽ… không muốn về nhà
Blizzard Entertainment là một trong những studio có sự ảnh hưởng lớn nhất lên ngành công nghiệp PC game nhờ các “siêu phẩm” luôn luôn đứng ở vị trí “đầu tàu” như series StarCraft, WarCraft cùng Diablo. Blizzard được Allen Adham, Michael Morhaime (hiện tại là CEO), và Frank Pearce thành lập vào năm 1991 dưới cái tên Silicon & Synapse.
Trụ sở của công ty đặt ở Irivine, California. Đây là một khu lớn bao gồm các khu làm việc, rạp chiếu film, bảo tàng, thư viện, khu tập thể hình. Tất cả đều đậm chất Blizzard với hình ảnh về các sản phẩm được trưng bày khắp mọi nơi.
Tượng nhân vật chính trong Starcraft: Ghost, tựa game đã bị dừng phát triển.
Đây là những bức tranh vẽ để làm nên các “siêu phẩm” của Blizzard.
Và đây là góc riêng của World of WarCarft.
Video đang HOT
Phòng tập thể hình, nơi các nhân viên của Blizzard luyện tập để đảm bảo sức khỏe.
Chơi World of Warcraft ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên Blizzard.
Đại sảnh là tượng “nữ chúa” của loài Zerg: Kerrigan.
Ngoài ra còn có một tay thợ săn Dwarf.
Một trong những bức tượng lớn được đặt ở bên ngoài. Hàng chữ ở phía trên tấm bia phía trước là “Gameplay first” (tạm dịch: Gameplay là ưu tiên hàng đầu).
… và đây là cận cảnh.
Đối diện với Kerrigan là anh chàng Illidan, chúa tể của Outland.
Một bức bích họa cực ấn tượng.
Thư viện không chỉ có các tác phẩm văn học mà còn chứa rất nhiều sách về game.
Họ có cả sách về những game rất cổ, hoặc… “mới” hơn là Final Fantasy VII.
Một bức tranh lớn khác về Illidan.
Artwork vui về Starcraft 2.
Bảng điện tử hiển thị những nơi World of WarCraf đang được chơi.
Theo Gamek
Thư viện trường học bị lãng quên
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị trong thư viện không đồng bộ, lạc hậu, số lượng, chủng loại sách nghèo nàn trong khi sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh (HS), giáo viên (GV) còn quá ít ở tất cả các môn học, cấp học. Đây là những khái quát rõ nét nhất về thực trạng thư viện trường học hiện nay.
Thiếu kinh phí đầu tư hiện đại hóa, thư viện trường học chỉ là kho sách.
Học sinh "chê" thư viện trường
Thư viện của Trường THPT Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) được bố trí trong căn phòng rộng tương đương lớp học, chia thành kho chứa sách (với khoảng 13.000 bản sách tham khảo, SGK...) và phòng đọc dành cho HS và GV. Cô Bùi Kim Chi, quản lý thư viện cho biết: do hạn chế về cơ sở vật chất nên chỉ có khoảng 50% HS trong trường thường xuyên có mặt ở thư viện. Nguyễn Lan Hương (HS lớp 12D1) chia sẻ, vì thư viện nhỏ hẹp và các đầu sách cũng không phong phú, trong khi không có thời gian đọc sách tại thư viện nên nhiều bạn có tâm lý ngại đến thư viện. Hương cho biết, mặc dù lớp có 45 HS nhưng chỉ ba, bốn bạn có thẻ thư viện.
Phương Anh (lớp trưởng lớp 12A3, THPT Tây Hồ) nhận xét: "Thư viện trường có khá nhiều loại sách nhưng sách mới thì rất thiếu (sách bài tập thêm hóa, lý 12...)". Theo cô lớp trưởng này, thư viện cần có sự đầu tư thực sự, đa số thư viện các trường cấp 3 mở ra chỉ để có, có khá nhiều loại sách quyên góp từ HS nên có những cuốn cần cho việc học tập lại chưa có.
Một trong những lý do mà nhiều HS "ngại" đến thư viện còn do thủ tục. Lê Thị Mai (HS lớp 11D trường THPT Tây Hồ) cho biết, để làm thẻ thư viện chỉ cần nộp ảnh nhưng phải chờ GV kí và đóng dấu nên khi nào cần, nhiều HS đành nhờ bạn mượn hộ. "Không gian thư viện rất nhỏ bé, nên dù muốn vào cũng phải chờ đợi nhau, mất trật tự" - Mai nói.
Khi thư viện chỉ là "kho sách"
Thống kê của phòng Khoa học - Công nghệ (Sở GD-ĐT Hà Nội), tất cả các trường THPT của Hà Nội đều có phòng thư viện nhưng chỉ hơn 30,5% thư viện đạt chuẩn.
"Một phần vì HS bây giờ cũng quen đọc thông tin trên mạng. Vì vậy muốn thư viện phát huy được hiệu quả thật sự cần có thêm máy tính nối mạng. Tuy nhiên, mức đầu tư cho thư viện còn thấp, khoảng 40 - 60 triệu/năm nên khó hiện đại hóa. Thực ra, thư viện trường học hiện nay giống như một kho sách" - thầy Lê Hồng Vũ, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội thẳng thắn.
Nằm trong "chiến lược" hút HS đến thư viện, thầy Vũ cũng cho biết thêm, hiện thư viện mới của trường đang được xây dựng với diện tích 120m2 và sẽ có phòng máy tính nối mạng để HS tiện tra cứu, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7/2010.
Còn Cô Bùi Kim Chi , quản lý thư viện Trường THPT Xuân Đỉnh cũng nêu thực tế, mỗi học kì trường chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đồng cho việc cập nhật các loại sách, nhưng thường tập trung vào những cuốn phổ dụng, được GV, HS mượn và đọc nhiều.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay, vài năm nay, các trường đã được bổ sung nhiều đầu sách, hoạt động thư viện của một số trường đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế. "Việc thực hiện chưa đồng đều, thời gian HS tham gia hoạt động thư viện còn ít. Ngoài ra, số đầu sách của các thư viện chỉ tập trung vào một số chủ đề liên quan đến môn học, các sách tham khảo khác còn ít", ông Thống chỉ rõ.
Bộ GD-ĐT cho biết, trong tổng số 24.746 trường có thư viện, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người, nhưng chỉ có hơn 49% là cán bộ chuyên trách (13.110 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 2009 - 2010 là hơn 202 tỷ đồng, bình quân 1 trường học được đầu tư 7,4 triệu đồng.
Theo kênh 14
Mượn sách thư viện trong 45 năm Nhân viên tại thư viện Dinnington (Anh) đã quen với việc mọi người đến trả sách nhưng cuốn sách được trả vào tháng trước thật là đặc biệt bởi người mượn nó sau 45 năm mới trả. Cuốn sách này được mượn từ ngày 24 tháng 9 năm 1965. Trang bìa cuốn sách có ghi dòng chữ: xuất bản lần đầu. Cuốn sách...