Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn thu hút khách quốc tế
Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn tiếp tục là một trong những điểm đến tại Quảng Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách, nhất là khách quốc tế.
Du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: Minh Đức/TTXVN |
Nhằm khôi phục dòng khách quốc tế sau COVID-19, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) triển khai nhiều giải pháp như: Nâng cao chất lượng chương trình biểu diễn nghệ thuật dưới chân tháp cổ, chiếu phim quảng bá về Đêm Mỹ Sơn huyền thoại tại thung lũng thần linh, phát hành tập gấp, tranh ảnh, xây dựng sản phẩm mới, xúc tiến quảng bá tại địa điểm du lịch, các loại hình truyền thông; khai thác hiệu quả sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ, xây dựng thêm ngôn ngữ Italy, Tây Ban Nha, đầu tư nâng cấp sản phẩm tham quan thực tế ảo 360.
Ban Quản lý thực hiện chuyển đổi số trên lĩnh vực sản phẩm du lịch, liên kết giữa các điểm đến Núi Thần Tài, Cổng trời Đông Giang, Bà Nà Hill, Cù Lao Chàm… góp phần đưa lượng khách du lịch đến Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn trong gần 3 tháng đầu năm 2024 tăng hơn 50% so cùng kỳ năm trước.
Ước tính trong quý 1/2024, Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đón 123.000 lượt khách; trong đó, khách nước ngoài đạt 110.000 lượt (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước), khách nội địa đạt trên 12.000 lượt. Qua đó cho thấy Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn tiếp tục là một trong những điểm đến tại Quảng Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách, nhất là khách quốc tế.
Để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút du khách vừa bảo tồn di sản, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang phối hợp chuyên gia Ấn Độ triển khai xây dựng nhà trưng bày bổ sung hiện vật quý được tìm thấy trong quá trình khai quật, khảo cổ trong khuôn viên Di sản nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của du khách trong và ngoài nước. Đơn vị hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế khai quật phía Đông khu tháp K nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc của khu tháp biệt lập này; bảo dưỡng sau trùng tu các tháp G, H, A, K. Đồng thời, tiến hành số hóa tất cả hiện vật qúy được tìm thấy trong quá trình khảo cổ, trùng tu, tôn tạo di sản.
Bảo vệ hơn 1.160 ha rừng cảnh quan trong quần thể Di sản trong mùa khô sắp tới, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn phối hợp các địa phương vùng giáp ranh và lực lượng kiểm lâm mở lớp tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ, phòng cháy chữa, cháy rừng, tuần tra kiểm soát, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản trái phép, nhất là hành vi săn bắn, bẫy động vật, bảo vệ tính đa dạng quần thể động thực vật trong khuôn viên Di sản. Cùng với đó, thực hiện nghiêm chế độ trực cảnh báo cháy rừng tại các chòi canh từ tháng 3, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết nắng nóng, kịp thời phát hiện đám cháy để xử lý tại chỗ.
Phát hiện con đường cổ, niên đại hàng nghìn năm tại Di sản Mỹ Sơn
Viện Khảo cổ học phối hợp Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) tổ chức thăm dò, khai quật, khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn tại phía Đông tháp K, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Một con đường cổ, có niên đại hàng nghìn năm đã được tìm thấy trong cuộc khai quật, khảo cổ lần này.
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nhìn từ trên cao.
Ông Nguyễn Công Khiết - Phó Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, đây là nền móng của con đường cổ có niên đại hàng nghìn năm vừa phát lộ. Kết cấu là đường đất dầm chặt, rộng 9 m, dài hơn 150 m, nằm ở khu vực phía Đông tháp K, dẫn vào quần thể di tích Mỹ Sơn. Hiện, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác tên gọi, chức năng, niên đại và chiều dài của con đường, nhưng có nhiều chứng cứ có thể xác định đây là con đường chính mà người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn để hành lễ, chứ không phải con đường du khách đang đi hiện nay...
Khám phá ngôi đền cổ Borobudur ở Indonesia Được xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, Đền Borobudur được coi là một trong những địa điểm tâm linh bậc nhất đối với các tín đồ Phật giáo tại Indonesia. Hiện Chính phủ nước này chủ trương đưa đền Borobudur từ một di sản văn hóa trở thành một điểm du lịch tôn giáo tầm cỡ thế giới. Ghi nhận của PV...