Di sản quan trọng nhất của Tim Cook
Không phải iPhone, cũng không phải iPad, CEO Apple cho rằng di sản lớn nhất của Apple trong hàng chục năm nữa là những lĩnh vực mới mẻ hãng đang tham gia.
Apple là công ty công nghệ đầu tiên có giá trị vốn hóa trên 1.000 tỷ USD. Yếu tố làm nên thành công của Apple, gần 10 năm sau khi nhà đồng sáng lập Steve Jobs qua đời, nằm ở những sản phẩm mang tính biểu tượng như iPod hay iPhone.
Tuy nhiên, Tim Cook, người kế nhiệm Steve Jobs lại không cho rằng đây sẽ là những “di sản” mà Apple để lại trong tương lai.
CEO Apple Tim Cook tại trụ sở công ty, được đặt tên là Apple Park.
“Tôi thực sự tin rằng nếu bạn nhìn ngược lại từ tương lai, và đặt câu hỏi ‘đóng góp lớn nhất của Apple là gì?’, thì câu trả lời sẽ là lĩnh vực sức khỏe”, CEO Apple chia sẻ trong bài phỏng vấn với Outside .
Niềm tin của Tim Cook
Theo nhận xét của tác giả Michael Roberts, câu nói trên đã trở thành một loại khẩu hiệu mà CEO Apple nhắc đi nhắc lại với cánh báo giới. Tuy nhiên, điều đó không làm cho câu nói có sự tin cậy.
Nếu theo nhận định của Tim Cook, một Apple đã từng thay đổi ngành máy tính với Macintosh, đảo lộn ngành công nghiệp âm nhạc với iPod, và tạo ra làn sóng smartphone với iPhone, sẽ đi vào lịch sử như một Nike mới.
Tuy nhiên, ông Roberts cũng nhận định Apple là công ty hiếm hoi có đủ nguồn lực để thay đổi ngành theo dõi sức khỏe. Bản thân Tim Cook cũng là người mê tập thể dục, và dành hẳn một khoảng thời gian trong ngày để tập luyện.
Khi Apple phát triển Apple Watch, công ty này đã mở hẳn một phòng nghiên cứu về sức khỏe, tuyển nhiều chuyên gia trong ngành, cả về khoa học luyện tập, tâm lý học lẫn những bác sĩ. Apple cũng mua lại một loạt công ty khởi nghiệp về sức khỏe cho dự án Apple Watch.
Video đang HOT
“Chúng ta đều biết bằng bản năng, và sau này qua các nghiên cứu, rằng hoạt động thể chất là phần quan trọng giúp tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống”, Tim Cook chia sẻ.
Apple liên tục thêm những tính năng mới vào dòng Watch, như đo lượng oxy trong máu ở Series 6.
CEO Apple cho biết ông rất quan tâm tới những dữ liệu luyện tập được Apple Watch ghi lại.
“Tôi muốn biết rõ mình đã làm được gì, chứ không phải tưởng tượng ra mình đã làm gì. Với tôi, dữ liệu là một thứ giúp thúc đẩy bản thân, vì tôi sẽ luôn nghĩ rằng mình đã tập được nhiều hơn thực tế”, Cook cho biết.
Sau khi ra mắt, các tính năng mới của Apple Watch luôn tập trung vào sức khỏe và luyện tập. GPS, đo nhịp tim, nhận biết ngã, đo mức oxy trong máu… là những tính năng được thêm vào đều đặn ở mỗi thế hệ Watch mới. Apple Watch cũng có thị phần đủ lớn để gây ảnh hưởng tới thị trường. Vào quý I/2020, Apple Watch chiếm trên 50% thị phần thiết bị đeo thông minh toàn cầu.
Những phản hồi của người dùng Apple Watch cũng giúp công ty nghĩ ra nhiều tính năng hơn để tích hợp vào các thế hệ sau. Năm 2018, công ty này ra mắt tính năng nhận biết nhịp tim bất thường.
Tính năng điện tâm đồ, tích hợp trên các mẫu Watch từ Series 4 được Apple tạo ra từ các đề xuất của người dùng.
“Khi chúng tôi ra mắt chiếc Watch, tôi nhận được nhiều phản hồi từ người dùng cho biết họ có bệnh tim, và chỉ biết khi tới bác sĩ nhờ chiếc Watch. Điều đó dẫn tới việc phát triển tính năng nhận biết nhịp tim bất thường, rồi đo điện tâm đồ, và sau đó là cảnh báo khi nhịp tim quá thấp hoặc quá cao”, Tim Cook giải thích.
“Những dịch vụ này cho phép người dùng Apple Watch sở hữu sức khỏe theo một cách mà họ không thể làm được trong quá khứ”, CEO Apple kết luận.
Điều gì chờ đợi Apple ở phía trước?
Việc liên tục thêm những tính năng theo dõi sức khỏe không phải lúc nào cũng tốt. Theo nghiên cứu của Mayo Clinic đăng tải tháng 9/2020, chỉ có 11,4% số người tới bệnh viện vì thông báo của Apple Watch thực sự có vấn đề sức khỏe khi kiểm tra lâm sàng. Không chỉ là những con số đo lường được, các bác sĩ có thể chẩn đoán tốt hơn tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Dù vậy, Apple sẽ không ngừng tích hợp những tính năng mới.
“Đừng bao giờ bỏ qua những sáng tạo có thể đến trong tương lai. Chúng tôi còn nhiều thứ đáng kinh ngạc trong phòng lab”, Tim Cook khẳng định.
Apple tham gia lĩnh vực khóa học luyện tập với Fitness từ cuối năm 2020.
Ngoài Watch, Apple cũng đang đầu tư cho dịch vụ Fitness , các gói hướng dẫn tập luyện tích hợp trên iPhone, Watch. Táo khuyết là cái tên hoàn toàn mới trong lĩnh vực này, và sẽ phải cạnh tranh với những công ty nhiều kinh nghiệm như Peloton. Dù vậy, CEO của họ không nghĩ rằng việc kết nối với những khách hàng sẽ quá khó khăn.
“Nói theo cách nào đó, chúng tôi đã ở trong ngành ‘đào tạo’ này lâu rồi, chỉ là chúng tôi hướng dẫn cái khác. Nếu bạn đến một cửa hàng bán lẻ, thường là bạn sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ. Fitness chỉ là đưa trải nghiệm cá nhân đó vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, Tim Cook nhận định.
Dù đang tiến vào những lĩnh vực hoàn toàn mới, Tim Cook không hề muốn những dịch vụ của mình sẽ chiếm trọn thời gian và suy nghĩ của người dùng. Ông nhiều lần khẳng định Apple chỉ bán phần cứng và những dịch vụ, phần mềm theo kèm chứ không muốn chiếm lĩnh cuộc sống, sở hữu sự chú ý của người dùng.
“Chúng tôi chưa bao giờ thiết kế sản phẩm của mình để chiếm hữu cuộc sống của mọi người. Đó không bao giờ là mục đích. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng mọi người sẽ dành bao nhiêu thời gian để dùng sản phẩm của mình, và làm sao để tăng tối đa thời gian đó”, CEO Apple chia sẻ.
“Quy tắc cơ bản của tôi là nếu bạn nhìn vào màn hình nhiều hơn nhìn vào mắt người khác, thì bạn đang tập trung sai chỗ. Tôi nhận ra rằng có nhiều người đang làm thế. Có người cảm thấy không hạnh phúc, nhưng cũng có người không thấy gì. Chúng tôi đang tập trung năng lượng để giúp mọi người nhận ra, chứ không cố ép họ phải làm thứ tốt cho bản thân họ”, Tim Cook kết luận.
Mark Zuckerberg muốn 'trừng phạt' Apple
CEO của Facebook rất tức giận với Apple và cho rằng cần giáng cho hãng này một đòn đau.
Sự việc bắt nguồn từ năm 2018, khi Facebook dính bê bối Cambridge Analytics, liên quan đến việc bán dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng. Trong một phỏng vấn không lâu sau đó, CEO của Apple nói không bao giờ để công ty do mình điều hành rơi vào hoàn cảnh này. Tim Cook cũng khẳng định "không biến người dùng thành sản phẩm để bán, dù làm vậy có thể kiếm rất nhiều tiền".
Bình luận về động thái này của Tim Cook, nhà sáng lập Facebook - Zuckerberg - cho rằng đây là câu trả lời "lấp lửng" và không trung thực. Nhưng theo báo cáo mới đây được The Wall Street Journal công bố, Zuckerberg đã rất tức giận. Nguồn tin thân cận với vị CEO này cho biết, Zuckerberg đã nói với nhân viên của mình rằng cần giáng cho Apple một đòn đau vì đã đối xử quá tệ với Facebook.
Facebook và Apple đối đầu nhau.
Mâu thuẫn giữa Facebook và Apple đang ngày càng dâng cao. Cuối năm 2020, Facebook được cho là đã hỗ trợ Epic Games trong cuộc chiến pháp lý chống lại Apple, xung quanh việc hãng này thu phí cao trên chợ ứng dụng App Store và xóa game Fortnite của Epic Games.
Nguồn tin nội bộ cũng tiết lộ, mạng xã hội lớn nhất thế giới đang tiến hành các thủ tục để kiện công ty sản xuất iPhone. Mạng xã hội này cho rằng Apple đã ưu ái các ứng dụng của riêng mình, đồng thời đưa ra các quy tắc hạn chế với các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ ba, như Facebook, làm hạn chế khả năng cạnh tranh.
Trước đó, Apple công bố loạt thay đổi trên hệ điều hành iOS cho iPhone, iPad. Hãng cho biết sẽ hạn chế một số hoạt động thu thập dữ liệu của các nhà phát triển và cho phép chủ sở hữu iPhone lựa chọn có cho các công ty theo dõi họ trên ứng dụng khác nhau hay không. Thay đổi này có thể khiến 50% doanh thu quảng cáo của Facebook bị ảnh hưởng. Trong năm 2020, doanh thu quảng cáo của Facebook là 85 tỷ USD.
Đại diện Facebook cho biết công ty này sẽ thay mặt các công ty và nhà phát triển nhỏ chống lại Apple, vì tương lai của Internet miễn phí. Việc bắt người dùng phải chọn giữa quyền riêng tư và các dịch vụ được cá nhân hóa là "sự đánh đổi sai lầm".
Theo WSJ , trước đó Apple và Facebook từng là đồng minh. Trong một phỏng vấn năm 2014, Tim Cook từng gọi Facebook là "đối tác" khi nói về sự cạnh tranh của Android. Tuy nhiên sau đó, mối quan hệ giữa hai công ty dần trở nên căng thẳng, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. Zuckerberg và Cook được cho là đã gặp nhau vào năm 2017, nhưng các mâu thuẫn vẫn bế tắc và không thể giải quyết.
Các tỷ phú công nghệ đọc sách gì để thành công? Sách là hành trang không thể thiếu trên con đường dẫn đến thành công của các tỷ phú công nghệ. Bill Gates Cựu chủ tịch Microsoft là tỷ phú hiếm hoi có hẳn một thư viện sách riêng, đọc hàng chục đầu sách mỗi năm và có hẳn một trang blog để giới thiệu những cuốn sách nên đọc. Tỷ phú 66 tuổi...