Di sản Hội An nằm trên dòng sông chết
Khách du lịch Hội An vừa chụp ảnh vừa phải nhăn mặt bịt mũi, còn người dân thì chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm khi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ dòng nước đen ngòm vì ô nhiễm nặng,…
Di sản nằm trên sông “chêt”
Nhiều khách du lịch khi đến Hội An đều có chung nhận thấy nơi đây mang nét đẹp cổ kính và nên thơ. Nhưng hình như vẻ đẹp đó đang bị hủy hoại từng ngày vì ô nhiễm. Trong phố cổ, những con kênh, sông bị biến thành những con “sông chết”. Nước tù đọng lâu ngày chuyển sang màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân, của khách du lịch,… được thải trực tiếp ra sông.
Nước sông Hoài ở phố cổ Hội An bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nhiều năm nay, khiến nhiều khách du lịch khi đến tham quan phố cổ phải… lắc đầu.
Dòng sông Hoài nằm trên đường Bạch Đằng từ nhiều năm nay đã bị biến thành “dòng nước chết” với mức độ ô nhiễm và hôi thối không hề thua kém… sông Tô Lịch ở Hà Nội. Từ chiếc cầu gỗ bắc qua sông đến hồ xả nước không đầy một trăm mét tất cả nhuốm một màu đen kịt.
Khách du lịch cả ta lẫn Tây khi đến đây vừa chụp ảnh vừa phải nhăn mặt bịt mũi vì mùi hôi. Khách Tây thì lắc đầu quầy quậy, luôn miệng: “no, no…”, còn khách ta thì cũng không ngớt lời than thở: “Ô nhiễm quá, thế này thì chỉ độ vài năm nữa dòng sông này đến phải lấp đi mất. Mà sông Hoài mà lấp đi thì coi như một phần linh hồn Hội An đã mất”.
Video đang HOT
Anh Lê Tiến Dũng (quê Thanh Hóa) không giấu được thất vọng: “Tôi đã nghe nói đến Hội An rất nhiều. Đây là lần đầu tiên tôi đến Hội An. Theo tôi phố cổ có kiến trúc rất đẹp, cổ kính, nhưng hiên môi trường ở đây đang ô nhiễm nặng nề”.
Dân bản địa kêu khô vì mùi hôi thôi
Không chỉ khách du lịch phải “rùng mình” mà ngay những người dân sinh sống ở phố cổ Hội An cũng phải “kêu trời” vì sự ô nhiễm của nước sông Hoài.
Chị Võ Thị Mận (42 tuổi, chủ quán cơm gà Mận ở Chùa Cầu, Hội An) tâm sự: “Vợ chồng tôi mở quán bán cơm gà đã được gần chục năm nay. Trước kia khách du lịch ghé đến quán tôi ăn rất đông. Nhưng từ khoảng gần 2 năm trở lại đây số lượng khách giảm xuống. Môt sô người cho biêt họ sợ không dám ngồi ăn gần bờ sông vì mùi hôi thối bốc lên”.
Chị Võ Thị Mận, chủ quán cơm gà bên sông Hoài: “Quán tôi mất khách vì nước sông ô nhiễm”.
Anh Sử Văn Phùng, chồng chị Mận cho biết: “Vào buổi sáng khoảng từ 5 giờ đến 10 giờ là lúc nước sông Hoài bốc mùi hôi thối ghê nhất. Cả khúc sông nhuốm một màu đen kịt và nồng nặc. Chỉ đến khi có thủy triều lên, nước bên ngoài tràn vào thì mới đỡ. Vào buổi sáng, hầu như rất ít khách du lịch đủ “can đảm” ra khu vực này để chụp ảnh”.
Nhiều quán ăn vắng khách vì mùi hôi thối của nước sông
Theo anh Phùng, trước tình trạng ô nhiễm nặng nề của nước sông Hoài nói trên, gia đình anh cùng nhiều hộ dân khác sống xung quanh sông Hoài đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương cần có biện pháp can thiệp để xử lý tình trạng ô nhiễm của nước sông. Tuy nhiên, đến nay các biện pháp can thiệp, xử lý tình trạng ô nhiễm sông Hoài vẫn chưa đưa lại hiệu quả. Sông vẫn đang ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
“Chúng tôi khổ lắm các chú ạ. Khách du lịch đến thì chỉ ở một vài ngày rồi họ đi, chứ chúng tôi sống quanh năm suôt tháng ở đây. Hôm nào trở trời, mùi nước sông bốc lên, theo gió loang ra khắp cả khu phố. Tôi lo cứ đà này người ta sẽ bảo nhau không đên Hôi An nữa”, anh Phùng chia sẻ.
Theo 24h
Màn vũ ca văn hóa phi vật thể thế giới chào đón Tháp Chăm
Tối 23-11, tại Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam đón chào Lễ khánh thành Quần thể tháp Chăm bằng loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới.
Trước đó, sáng 23-11, Làng Văn hóa - Du Lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức lễ khánh thành và mở cửa Quần thể tháp Chăm.
Quần thể Tháp Chăm tại Đồng Mô, Hà Nội
Quần thể tháp Chăm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng sau hơn bốn năm thi công. Công trình mô phỏng theo cụm tháp PoKlong Garai ở Ninh Thuận theo tỷ lệ 1:1. Quần thể tháp tọa lạc trên diện tích khoảng 4 nghìn mét vuông bao gồm: Tháp chính - tháp Kalan cao hơn 20m, tháp cổng - tháp Gopura cao hơn 8m và tháp hỏa - tháp Kosaghra cao hơn 9m.
Tháp có 3 tầng được cấu trúc như nhau, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Công trình do những đoàn nghệ nhân người Chăm trực tiếp xây dựng, dưới sự tham gia góp ý của nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Sử Văn Ngọc.
Cũng trong tối 23-11, tại Quảng trường Tây Nguyên, Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam Chào mừng Ngày Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam và Lễ khánh thành Quần thể tháp Chăm bằng loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới.
Theo ANTD
Tôn vinh di sản văn hóa Việt Nam Sáng 13-11, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền (Hà Nội), tạp chí Vietnam Heritage (thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) đã tổ chức triển lãm "Di sản Việt Nam - Vietnam Heritage photo Awards 2012". Cuộc thi nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong và ngoài nước phát hiện và chia sẻ những giá trị di sản...