Di sản còn sót lại của vị vua tàn bạo nhất châu Á
Tamerlane – một trong những vị vua tàn bạo nhất lịch sử Châu Á là người để lại nhiều di sản giá trị cho nhân loại.
Tamerlane là người thống lĩnh Tây Á, Trung Á và Nam Á vào cuối thế kỷ 14, dựng nên Đế quốc và triều đại Timurid. Ông đồng thời là một trong 4 vị vua tàn bạo và khát máu nhất Châu Á (cùng với Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên và Thành Cát Tư Hãn). Trong quá trình dựng nên đế quốc của mình, Tamerlane Đại đế đã giết khoảng 5% dân số trái đất bằng cách chặt đầu, thiêu cháy hoặc chôn sống. Ảnh: Adam Jones.
Thế nhưng, đằng sau những cuộc thảm sát, vị vua máu lạnh này còn để lại di sản văn hóa khổng lồ tồn tại cho đến ngày hôm nay. 25 năm sau ngày độc lập, Uzbekistan đã đưa ra quyết định gây tranh cãi khi tôn ông trở thành anh hùng dân tộc vĩ đại nhất, đồng thời khôi phục những công trình kiến trúc dưới triều đại Timurid. Ảnh: Destination360.
Samarkand (Uzbekistan) được Tamerlane chọn làm thủ phủ, xây dựng cung điện bằng đá cẩm thạch bề thế, nhà thờ Hồi giáo, lăng mộ, những ngọn tháp cao vút và mái vòm khổng lồ, trang trí bằng đá xanh tinh xảo với hàng trăm năm lịch sử. Trong hình là lăng mộ Shah-i-Zinda, được xây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, nơi an nghỉ của người thân Tamerlane và theo truyền thuyết, là anh em họ của nhà tiên tri Mohammed. Ảnh: Jill Potter.
Nhà thờ Hồi giáo ở Samarkand được xây với quy mô khổng lồ, điển hình là Bibi Khanum (ảnh). Nơi đây được Tamerlane xây dựng sau chiến dịch ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 14, với 450 cột đá cẩm thạch và huy động gần 100 con voi trong quá trình thực hiện. Ảnh: Tim Johnson.
Video đang HOT
Đế chế của Tamerlane trải dài từ Uzbekistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đến các quốc gia Ả Rập, nhưng trung tâm quyền lực lại nằm ở Registan, Samarkand. Nơi đây từng là khu vực truyền tải những thông báo của hoàng gia và thực hiện những vụ hành quyết công khai. Tuy nhiên hiện đã được cải tạo thành nơi tổ chức các sự kiện lớn và lễ hội âm nhạc. Ảnh: Jill Potter.
Samarkand là thành phố của những mái vòm với lối kiến trúc tinh xảo cầu kỳ. Chính điều này tạo nên dấu ấn và đưa Samarkand trở thành Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Trong hình là mái vòm bên trong nhà thờ Hồi giáo Tilla Kari, một phần của tổ hợp Registan. Ảnh: Jill Potter.
Sau khi nhà vua qua đời vào năm 1405, ông được chôn cất trong lăng mộ Gur-Emir tráng lệ. Nơi an nghỉ của ông vừa khơi gợi cảm hứng vừa quá mức xa hoa bởi được dựng lên từ vô số vàng bạc cùng những viên ngọc lớn nhất trên trái đất. Ảnh: Tim Johnson.
Theo VNExpress
Khó khăn sau những bức ảnh của cặp du khách nổi tiếng
Trên blog cá nhân, họ vẽ ra một cuộc sống trong mơ của chủ nghĩa xê dịch, nhưng thực tế cặp du khách Australia đã gặp không ít những rắc rối, bực dọc, thậm chí liên tục cãi vả nhau.
Jarryd Salem và vợ sắp cưới Alesha Bradford là cặp du khách nổi tiếng, từng đặt chân đến khắp các quốc gia Châu Á và viết về những trải nghiệm của mình trên blog cá nhân Nomadasaurus. Thế nhưng đằng sau các bức ảnh lung linh ấy là 7 năm đầy khó khăn của hai người cùng biết bao thử thách dễ khiến họ xa nhau.
Đằng sau nụ cười hạnh phúc là rất nhiều khó khăn hai người phải trải qua. Ảnh chụp tại Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Nomadasaurus.
Vòng tròn luẩn quẩn
"Do đi du lịch quá nhiều và thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, hai chúng tôi đều tăng cân và cảm thấy khó khăn khi không thể thường xuyên liên lạc với gia đình và bạn bè thân thiết" - Jarryd chia sẻ.
Alesha bắt đầu chán ghét việc đi du lịch còn Jarryd dần trở nên vô cảm với mỗi chuyến đi. Không còn nhiều những nơi có thể kích thích được hai người nữa. Việc phải xê dịch quá nhiều giống như lời nguyền cho những chuyến đi không hồi kết. Tệ hơn, họ còn bỏ quên mối quan hệ của chính mình.
Jarryd tâm sự: "Trải qua 7 năm kề vai sát cánh, cuối cùng chúng tôi quyết định cho nhau không gian riêng. Alesha quay lại Australia còn tôi ở lại châu Âu chờ cô ấy quay về vào tháng 1".
Theo lời anh quãng thời gian khó khăn nhất là khi cả hai đang đi Trung Quốc. Hai người luôn cãi vã vì những điều nhỏ nhặt, rồi các mâu thuẫn biến thành cuộc chiến kéo dài cả ngày trời. Alesha dễ dàng nổi cáu và mỗi lần như vậy, Jarryd đều tìm cách trả đũa cô ấy. Cuối cùng, anh bỏ rơi người bạn đời của mình, không còn quan tâm đến những cảm xúc của Alesha. Rồi cô ấy tiếp tục chì chiết anh vì tội ngó lơ mình. Mối quan hệ của họ như một vòng tròn luẩn quẩn, mệt mỏi và không có lối thoát.
Không phải chuyến đi nào cũng chỉ có hoàng hôn và những phong cảnh tuyệt vời. Ảnh: Nomadasaurus.
Sự ủng hộ quá mức
Mặc dù rất mệt mỏi với mối quan hệ và những chuyến đi nhưng Jarryd và Alesha luôn phải tỏ ra tích cực để đáp lại tình cảm của độc giả. "Thế nhưng sau chuyến đi đến Mông Cổ và Trung Á, chúng tôi đều thực sự tuyệt vọng và muốn tìm một lối thoát. Chúng tôi quyết định thú nhận cảm giác thật của mình" - Jarryd cho hay.
Anh chia sẻ: "Hầu hết mọi người trên mạng xã hội đều thể hiện mặt tốt đẹp nhất của bản thân. Không ai muốn làm xấu hình ảnh của mình hết. Tất cả đều cho rằng chúng tôi có một cuộc sống đáng mơ ước, được đi nhiều nơi và có nhiều trải nghiệm. Nhưng tôi buộc phải thú nhận rằng chúng tôi cũng gặp vấn đề như hầu hết những người khác".
Trên blog của mình, Jarrryd và Alesha nhận được sự ủng hộ quá mức từ các độc giả trung thành, nhưng ngay sau khi tiết lộ sự thật đằng sau mỗi tấm hình, họ nhận lại khá nhiều lời phàn nàn và chỉ trích.
Lối sống du mục dài ngày và cú sốc văn hóa
"Không phải chúng tôi phàn nàn về cuộc sống du mục này. Dù phải làm việc vất vả để trụ lại trên đường, chúng tôi vẫn thấy mình may mắn với những chuyến đi bất tận. Nhưng cả hai cũng muốn mọi người hiểu du lịch dài ngày không giống như một kỳ nghỉ lớn, chỉ có hoàng hôn và những phong cảnh tuyệt vời" - Jarryd cho biết.
Đi đến đâu Jarryd và Alesha cũng phải tập làm quen với văn hóa nơi đó. Mặc dù đã đi khắp châu Á và Mỹ Latin nhưng cú sốc văn hóa ở Trung Quốc là khó chấp nhận nhất. Tuy nhiên, thay vì di chuyển đến những địa điểm mới và gây ra áp lực không cần thiết đối với bản thân, hai người sẽ tìm hiểu và khám phá sâu hơn, hy vọng mọi thứ sẽ được cải thiện và trở nên tốt hơn so với trước.
"Chúng tôi vẫn yêu và sẽ gặp lại nhau trong một vài tuần tới." Ảnh: Nomadasaurus.
Thay đổi cách nhìn
Cả hai nhận ra mình chỉ đổ lỗi cho chuyến đi mà không bao giờ nhìn nhận vấn đề của chính bản thân. Vì thế, khi có thời gian để suy nghĩ, Jarryd khẳng định anh và vợ sẽ sớm quay trở lại đường phượt, hoàn thành mục tiêu du lịch Nam Phi nhưng sẽ viết một cách thành thật hơn. "Chúng tôi yêu và mong gặp lại nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 20/1 tới. Đồng thời chúng tôi sẽ thay đổi cách du lịch để khiến nó bền vững và lành mạnh hơn cho mối quan hệ này" - Jarryd chia sẻ.
Theo VNExpress
Kinh nghiệm du ngoạn Cửu Trại Câu của phượt thủ 9x Với 30 triệu đồng, chàng phượt thủ trẻ vi vu nhiều thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc như Cửu Trại Câu, Nga My Sơn... Nguyễn Minh Hoàng Anh sinh năm 1993, được biết đến là một blogger du lịch với nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm phượt các quốc gia trên thế giới, gồm có Việt Nam, Thái Lang, Singapore... Phượt thủ...