Đi qua suối, một phụ nữ ở Quảng Trị bị lũ cuốn trôi
Một phụ nữ ở Quảng Trị trên đường đi làm, khi đi ngang qua con suối gặp nước lũ dâng cao, chảy xiết cuốn trôi, mất tích.
Nạn nhân là bà Hồ Thị Thiền, ở thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Khu vực suối nạn nhân bị dòng lũ chảy xiết cuốn trôi.
Cụ thể, khoảng 9 giờ sáng nay (1/11), bà Thiền cùng 2 người khác trên đường đi vào rừng để trồng cây. Khi đi ngang một con suối ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, cả 3 người bị dòng lũ chảy xiết cuốn trôi. Hai người khác tấp vào một bụi cây được mọi người cứu sống, riêng bà Thiền bị mất tích.
Người dân địa phương và gia đình tìm kiếm nạn nhân nhưng đến tối 1-11 vẫn chưa tìm thấy.
Video đang HOT
Ngay khi nhận được tin báo, chính quyền hai huyện Cam Lộ và Đakrông, tỉnh Quảng Trị huy động lực lượng cùng người dân địa phương và gia đình nạn nhân đi dọc theo con suối để tìm nhưng đến cuối buổi chiểu nay vẫn chưa tìm thấy nạn nhân.
Ông Hồ Chí Cương, Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, gia đình bà Thiền thuộc diện khó khăn.
“Nạn nhân đi làm cả một đoàn chứ không đi riêng một mình. Khi bị là huy động lực lượng công an xã, huyện, trong thôn, hội anh em mấy người đi làm. Vì lúc này trời tối rồi, anh em lặn cũng không thấy, nước lại đục nữa, tìm không ra nên sáng mai tiếp tục tìm kiếm”, ông Hồ Chí Cương cho hay./.
Theo Đình Thiệu/VOV-Miền Trung
Dân huyện miền núi Đakrông: Hưởng lợi nhờ ngân hàng lưu động
Từ khi Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) triển khai ngân hàng lưu động, người dân huyện miền núi Đakrông được hưởng lợi rất nhiều với việc vay vốn làm ăn mà không cần phải đến ngân hàng.
Đưa vốn tới gần dân
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có mặt tại UBND xã Tà Rụt, huyện Đakrông. 7 giờ 30 sáng, nơi đây đã tấp nập xe cộ, người đến giao dịch. Đó là hình ảnh quen thuộc từ khi Ngân hàng Agribank huyện Đakrông triển khai điểm giao dịch lưu động bằng xe ôtô chuyên dụng, phục vụ người dân 5 xã biên giới Tà Rụt, Húc Nghì, A Ngo, A Vao và A Bung.
Ông Hoàng Minh Thông - Giám đốc Agribank Quảng Trị cho biết, Đakrông là huyện nghèo, thuộc diện 30A theo Nghị quyết của Chính phủ nên được ưu tiên triển khai điểm giao dịch lưu động bằng xe ôtô. Từ khi có điểm giao dịch lưu động, việc cho vay vốn diễn ra thuận lợi, người dân đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.
Điểm giao dịch lưu động trên xe ôtô của Agribank huyện Đakrông thu hút đông người dân đến giao dịch. (ảnh: Ngọc Vũ)
Vừa bước ra từ ngân hàng lưu động của Agribank, ông Hồ Văn Bia (trú thôn Vực Leng, xã Tà Rụt) cho biết, năm 2017 ông vay vốn Ngân hàng Agribank 50 triệu đồng để mua 3 con bò về chăn nuôi. Sau hơn 2 năm, bò sinh sản, ông đã bán đi một ít để trả dần số nợ vay, cuộc sống nhờ vậy khởi sắc hơn. Trước đây, ông Bia gặp khó khăn khi đi trả lãi ngân hàng vì đường xa. Từ khi có ngân hàng lưu động, ông Bia dễ dàng hơn khi trả lãi, đi lại thuận tiện.
Nhà cách Ngân hàng Agribank huyện Đakrông hơn 60km, vì vậy trước đây chị Hồ Thị Lụt (SN 1985, trú xã Tà Rụt) rất vất vả mỗi khi đến kỳ trả lãi. Từ ngày có ngân hàng lưu động về tận UBND xã, chị Lụt rất vui mừng. "Trước đây không chỉ ngại vay vốn mà còn ngại đường đi trả lãi. Nhưng nay thấy thuận lợi, gần gũi nên mình sẽ mạnh dạn vay vốn thêm để phát triển kinh tế" - chị Lụt nói.
Anh Hồ Văn Hào (SN 1982, trú thôn Tà Rụt 1) cho biết, trước đây mỗi khi muốn vay vốn ngân hàng phải vượt chặng đường 60km ra tới Ngân hàng Agribank huyện Đakrông để làm thủ tục. Còn nay, chỉ cần đợi xe ôtô của ngân hàng tới xã, rồi đợi đến đợt giao dịch sau nhận tiền hoặc nhận qua tài khoản là được. "Ngân hàng Agribank luôn đồng hành tạo điều kiện, giúp đỡ cho nông dân vay vốn làm ăn, nay còn đưa vốn về gần dân hơn thế này, bà con chúng tôi vô cùng biết ơn" - anh Hào nói.
Mong muốn duy trì, nhân rộng
Đặt ở xã Tà Rụt, ngân hàng lưu động của Agribank huyện Đakrông không chỉ thu hút hàng ngàn nông dân mà những cán bộ, công chức, viên chức, người kinh doanh buôn bán... trong vùng cũng được hưởng lợi. Bởi lẽ, trước đây dù có tiền trong thẻ ATM nhưng họ không thể rút tiền mặt để tiêu dùng vì trên địa bàn chưa có cây ATM. Các giao dịch mua bán cũng gặp trở ngại... Thế nhưng, từ ngày điểm giao dịch lưu động Agribank triển khai, những khó khăn nêu trên đều được giải quyết nhanh gọn.
Anh Bùi Viết Hồng - Điểm trưởng điểm giao dịch lưu động của Agribank huyện cho hay, định kì thứ 3 và thứ 6 hằng tuần, anh cùng 1 giao dịch viên, 1 bảo vệ và 1 lái xe lên xe ôtô lưu động để đến với người dân.
Từ khi ra đời, điểm giao dịch lưu động bằng ôtô chuyên dụng được xem như cánh tay nối dài của ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu đưa tiền vốn đầu tư phát triển sản xuất đến gần với người dân hơn, đẩy lùi nạn tín dụng đen và huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Điểm giao dịch lưu động giúp người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại; đảm bảo an toàn về tài sản và thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng, từ đó có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hoạt động hiệu quả nên điểm giao dịch lưu động bằng xe ôtô của Ngân hàng Agribank huyện Đakrông được người dân, chính quyền địa phương tin tưởng, mong muốn duy trì và nhân rộng trong thời gian tới.
Theo Danviet
Xe tải kéo lê xe máy trong gầm khiến 2 người thương vong Sau va chạm, chiếc xe máy bị xe tải cuốn vào gầm, kéo lê khiến lái xe máy tử vong tại chỗ, người ngồi sau bị thương nặng. Chiếc xe máy bị xe tải cuốn vào gầm, kéo lê hàng chục mét (Ảnh: Anh Khoa) Vụ TNGT thương tâm trên vừa xảy ra vào lúc 7h30 sáng nay (11/5) tại địa phận tỉnh...