Đi nhanh đặc biệt tốt cho nam giới
Khả năng bước đi nhanh chỉ ra rằng anh ấy là người khỏe mạnh và chắc chắn là thoát khỏi một số rủi ro bệnh tật nhất định ở nam giới.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ bước đi có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của một người, đặc biệt là nam giới. Càng đi nhanh, sức khỏe tim phổi của họ càng tốt, và nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe thấp hơn.
Đi nhanh giúp nam giới thoát khỏi bệnh tật
Một số lợi ích của việc đi bộ hoặc bước nhanh được các chuyên gia thống kê theo trích dẫn từ MensHealth.com, ngày 9/ 6/ 2011 như sau.
Video đang HOT
1. Ức chế sự phát triển của tuyến tiền liệt
Ngoài việc tránh xa khỏi nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, đi bộ với một vận tốc nhất định cũng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư ở những người đàn ông đã bị ung thư tuyến tiền liệt. Với tốc độ 4,8km/h thôi, nguy cơ bệnh tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn cũng sẽ giảm được 57%.
“Đi bộ nhanh sẽ làm giảm mức insulin, một hormone được biết đến là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến”, ông Erin Richman, một nhà nghiên cứu từ Đại học California San Francisco cho biết.
2. Tăng cơ hội sống lâu
Một nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh cho thấy một người càng bước nhanh, cơ hội để sống lâu càng lớn hơn. Cứ tăng 0,32km/h, cơ hội sống lâu trong 10 năm sau đó tăng rất lớn: khoảng 10%.
“Tốc độ đi bộ có thể là một dấu hiệu tốt cho tình trạng sức khỏe nói chung, cũng chính xác như xét nghiệm máu,” nhà nghiên cứu dự án trên, Stephanie Studenski cho biết.
3. Giảm nguy cơ của tuổi già
Mặc dù không đề cập cụ thể về vận tốc, một nghiên cứu trên tạp chí Thần kinh học đã chỉ ra rằng đi bộ nhanh có thể duy trì chức năng nhận thức của não. Chức năng nhận thức có mối liên hệ với khả năng ghi nhớ và thường sẽ giảm theo tuổi tác.
“Đi bộ với một tốc độ nhất định có thể làm tăng lưu lượng máu đến não, do đó, tăng oxy cung cấp cho cơ thể và sức khỏe của hệ thống thần kinh trung ương sẽ tỉnh táo hơn,” ông Cyrus Raji, Tiến sĩ tại Đại học Pittsburgh, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Theo alo
Thoát khỏi cảnh "yêu... chay"
Việc chay tịnh khiến cả hai phái đều khổ sở.
Nếu 2 giới phải thi đấu về sức chịu đựng "cuộc sống thiếu tình dục" thì phái nam bao giờ cũng thua. Đàn ông có một cơ chế hormone riêng biệt khiến họ khó mà chịu đựng nổi tình trạng "chay tịnh" kéo dài, dẫn đến những ức chế, căng thẳng.
Với phái yếu nói chung và phụ nữ Á Đông nói riêng thường thiên về yêu cảm xúc, nghĩa là họ cần những yếu tố lãng mạn trong tình cảm, cần sự đủ đầy về cảm xúc hơn là cần duy trì "lịch yêu" nhất thiết phải đủ 3 lần/tuần. Đúng hơn là, với chị em thì phải yêu về cảm xúc thì mới có nhu cầu thể xác, chứ không bị tình trạng nhu cầu thể xác đôi khi lấn át cả lý trí như phái mạnh.
Đừng kiêng khem, mà khổ!
Theo thống kê, một người đàn ông trung bình có thể "ngủ chay" ít nhất 3 tuần và nhiều nhất là 6 tháng, nếu kéo dài hơn nữa thì nhất định sức khỏe có vấn đề. Trong khi đó những chị em "chai lì" chẳng thèm coi lịch trong thời gian kiêng nhịn của mình. Nào công việc, nào con cái, nào phim ảnh, nào làm bánh... "Tôi có bao nhiêu thú vui như thế, thiếu sex đâu có ảnh hưởng gì!?" - nhiều chị em lên giọng như thế.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên coi giai đoạn "nghỉ giải lao với sex" là giai đoạn xả hơi thanh tẩy và "thải độc" cũng giống như những tháng an chay không mỡ, không đường, chỉ cần khí trời và vitamin. Tuy nhiên bạn phải ước lượng được giới hạn để cơ thể không phải gồng mình chịu đựng. Căng thẳng và cố sức sẽ lấy đi năng lượng cơ bản mà đáng lẽ ra bạn có thể chi vào những việc đáng giá hơn nhiều.
Ví dụ 1: Điều kiện không cho phép
Hiện nhiều cặp vợ chồng vì khó khăn về nhà cửa vẫn phải sống chung với con cái, chúng lại đủ lớn để hiểu những hoạt động của bố mẹ. Dù ngủ say, chúng có thể thức dậy bất cứ lúc nào. Thôi thì người lớn đành "nhịn" vậy, để tránh ảnh hưởng đến các con.
Giải pháp: Nhà chật, nhưng bạn không thiếu chỗ để làm "chuyện ấy". Trong nhà tắm chẳng hạn. Bạn có thể mang một châu quần áo đầy vật vã tích tụ sau vài ngày vào nhà tắm rồi gọi ông xã: "Anh vào giúp em, cùng thanh toán đống quần áo này đi!". Có người thì sắp xếp gọn lại phòng ăn rồi làm chỗ để ngủ "tiện việc học cho con". Ngày nghỉ gửi con sang bà nội/ngoại để "bố mẹ dọn nhà cửa". Thiếu gì cách, phụ thuộc vào sáng kiến của bạn thôi.
Ví dụ 2: Sau cơn cãi vã
Tình trạng điển hình: Người vợ làm gì đó làm chồng cảm thấy bị xúc phạm hoặc từ chối hay coi thường những tình cảm chân thật của chồng dành cho mình. Cuối cùng rồi cũng làm lành được với nhau nhưng tình cảm đã bị sứt mẻ, khó lòng đằm thắm trở lại, mà có một cái gì đó ngăn cách, gượng gạo. Cả hai người không muốn chiều chuộng "hy sinh" một chút để tái tạo những tình cảm như xưa nữa. Tình trạng ấy kéo dài hàng tháng, hàng năm.
Giải pháp: Hãy chủ động xóa bỏ tình trạng này đi mà không cần phải nói nhiều. Ngay tối nay, hãy ăn mặc khêu gợi một chút, lẳng lặng nấu những bữa cơm ngon hợp khẩu vị của chồng... Những hành động đó tự chúng là những dấu hiệu hòa giải, xúc tiến cho việc làm lành với nhau. Nói tóm lại, bạn cần có thiện chí. "Chuyện ấy" sẽ tự đến với các bạn một cách tự nhiên.
Ví dụ 3: Quen quá hóa nhàm
Điều này thường xảy ra khi con cái đã lớn. Mẹ đã quen ở chung phòng với con gái, và bố thì bị giao trách nhiệm theo sát mọi hoạt động của con trai... Vì thế, "chuyện ấy" ít có điều kiện thực hiện hoặc chẳng bao giờ thực hiện rồi lâu ngày thành thói quen? Mọi quan hệ khác vẫn tốt đẹp, trừ "chuyện ấy" tuyệt nhiên bị lãng quên.
Giải pháp: Chính sex là cứu tinh của tình trạng ấy. Song khi để tình trạng ấy kéo dài quá lâu thì nối lại mối quan hệ chăn gối quả là không dễ dàng. Bạn hãy lựa một dịp thuận lợi, khi các con đang có một chuyến đi chơi xa với bạn bè chẳng hạn, cùng ngồi với chồng/vợ rồi nói chuyện với nhau một cách cởi mở, thẳng thắn. Cũng có thể cùng nhau đến một nhà tư vấn tâm lý hoặc một nhà trị liệu tình dục (sex opatholog) để có những lời khuyên thiết thực. Hãy tận dụng mọi cơ hội khôi phụ lại niềm say mê. Nói tóm lại, mỗi người phải nghĩ ra một "đơn thuốc" cho mình.
Ví dụ 4: Bệnh lý mà không chữa
Gần đây, số vợ chồng có cách sống như thế này càng nhiều. Lúc đầu họ lơ là "chuyện ấy" vì chớm xuất hiện một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến khả năng tình dục nhưng không quan tâm điều trị (ví dụ bất lực, lãnh cảm...) Thường họ dường như có thỏa thuận ngầm với nhau về sự "chay tịnh" trong cuộc sống chung. Đôi khi điều đó có nguyên nhân tôn giáo, xã hội, tài chính khiến sự ly thân xảy ra. Tuy vậy họ vẫn coi nhau như những ngưnời bạn tâm giao để chia sẻ niềm vui hoặc nỗi buồn mà không hề có quan hệ tình dục. Không lấy gì làm lạ là nhiều gia đình như vậy vẫn rất hòa thuận, lâu bền.
Giải pháp: Dù có bất cứ lý do gì để biện minh, vợ chồng mà không làm "chuyện ấy" rõ ràng là có vấn đề về khía cạnh tâm lý. Một đối tác lý tưởng không thể chỉ là người chia sẻ mọi chuyện trên đời mà phải chia sẻ cả chuyện gối chăn. Nếu bạn không có nỗi ham muốn nằm chung giường vớingười "bạn" khác giới chung sống trong nhà, hoặc nằm chung trên giường mà không hề xúc động, nảy sinh lòng ham muốn thì ít nhất một trong hai người có sự trục trặc về vấn đề tình dục.
Sự thiếu vắng sex có thể xảy ra khi có nguyên nhân "chính đáng" như vợ mang thai, ốm đau... còn không thì rõ ràng là một dấu hiệu bất hạnh trong mối quan hệ. tình huống có thể khác nhau, nhưng trong bất cứ xã hội nào cuộc sống của mỗi người được xây dựng sao cho sex là một yếu tố cấu thành nên gia đình, làm cho mối quan hệ vợ chồng trở nên rất đặc biệt, gắn bó.
Thực hiện "chuyện ấy" phải là hành động diễn ra thường xuyên khi người ta ở lứa tuổi 30, 40, 50 và sau đó nữa. Bất cứ nguyên nhân gì, hôn nhân mà không sex là điều bất bình thường, cần phải điều chỉnh cho phù hợp với quy luật.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nam giới cũng hay mơ về "chuyện ấy" Có những giấc mơ về sex của chàng khá kì lạ. Những giấc mơ không đơn thuần phản ánh chuyện chăn gối, trong khi những giấc mơ về các sự vật hết sức bình thường đôi khi lại phản ánh sống động nhu cầu về " chuyện ấy". "Lên giường" với cô gái bí ẩn Với nam giới, nhân vật nữ trong giấc...